Đánh giá chung các qui định pháp luật về lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng.

Một phần của tài liệu Lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Trang 105)

dân sự bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của tình hình kinh tế xã hội thì những hiện t-ợng tiêu cực gây thiệt hại cho các chủ thể trong xã hội diễn ra ngày càng nhiều và đi liền với nó vấn đề trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng cũng đ-ợc đặt ra. Tr-ớc khi có Bộ luật dân sự, vấn đề này mới chỉ đ-ợc đề cập trong một số văn bản h-ớng dẫn của Toà án nhân dân tối cao nh- Thông t- số 173/UBTP ngày 23/03/1972 h-ớng dẫn xét xử về bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng, Thông t- số 03/TATC ngày 05/04/1983 h-ớng dẫn giải quyết một số vấn đề về bồi th-ờng thiệt hại trong tai nạn ô tô.

Với sự ra đời của Bộ luật dân sự, các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng đã đ-ợc ghi nhận một cách t-ơng đối đầy đủ. Sự ghi nhận trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự đã tạo ra cơ sở pháp lý cho các Toà án trong công tác xét xử những tranh chấp liên quan đến trách nhiệm dân sự bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng, góp phần quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong giao l-u dân sự.

Trong Bộ luật dân sự, trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng đ-ợc quy định tại ch-ơng V, Phần thứ ba. Bên cạnh các quy định cơ bản đ-ợc quy định trong ch-ơng này, các quy định khác có liên quan còn nằm trong những phần khác nhau của Bộ luật dân sự nh- Phần thứ nhất về các quy định chung, các quy định về nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự.

Ngày 3/5/1997 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/CP về việc giải quyết bồi th-ờng thiệt hại do công chức, viên chức Nhà n-ớc, ng-ời có thẩm quyền trong các cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; Bộ tài chính đã ban hành Thông t- số 38/1998 – TT – BTC ngày 30/3/1998 h-ớng dẫn lập dự toán, sử dụng và quyết toán ngân sách Nhà n-ớc cho bồi th-ờng thiệt hại do công chức, viên chức Nhà n-ớc, ng-ời có thẩm quyền của cơ quan Nhà n-ớc, cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; Ban tổ chức – cán bộ Chính phủ đã ban hành Thông t- số 54/1998 – TT – TCCP ngày 4/6/1998 h-ớng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 47/CP ngày 3/5/1997 của Chính phủ.

Kể từ khi Bộ luật dân sự có hiệu lực, các cơ quan Nhà n-ớc có thẩm quyền đã ban hành số l-ợng đáng kể các văn bản h-ớng dẫn về vấn đề bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, ở mức độ khái quát có thể thấy, các quy định pháp luật về bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng vẫn tồn tại một số bất cập sau:

3.2.1.1- Các quy định pháp luật n-ớc ta về trách nhiệm dân sự bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng ch-a có sự gắn kết với các quy định

trong những phần khác của Bộ luật dân sự.

Điều này gây ra tình trạng khó áp dụng luật. Thật vậy, vấn đề trách nhiệm dân sự bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng đ-ợc quy định tại ch-ơng XXI phần thứ ba (về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự), ch-ơng I về những quy định chung tại mục 3 (trách nhiệm dân sự). Theo quan điểm của chúng tôi, bố cục nh- vậy ch-a thực sự hợp lý. Xét về bản chất, trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng là một dạng đặc biệt của trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, xem xét các quy định tại mục 3, ch-ơng XVII, phần thứ ba, Bộ luật dân sự, mối quan hệ giữa trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng ch-a đ-ợc thể hiện một cách rõ ràng. Nếu chỉ căn cứ

hệ này. Cách xây dựng hai điều luật này ch-a thực sự hợp lý. Quy định tại Điều 302 cũng nh- tại Điều 307 ch-a nêu rõ đ-ợc nội hàm và ngoại diên của khái niệm trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm dân sự bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng. Hơn thế, quy định tại Điều 604 cũng không làm rõ đ-ợc điều này[33, tr. 54 – 56]

Theo ý kiến chúng tôi, sự “cô lập” các quy định về trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự trong mối quan hệ với các chế định khác là một trong những nguyên nhân mang tính lập pháp đã tạo ta tình trạng khó khăn và tâm lý “ngại” áp dụng các quy định trên thực tiễn.

3.2.1.2- Thiếu những chuẩn mực pháp lý để làm cơ sở viện dẫn khi giải quyết những vụ việc cụ thể trong việc xác định trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng.

Điều 604 Bộ luật dân sự có quy định bốn điều kiện là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng: (1) Có thiệt hại xảy ra; (2) Có hành vi trái pháp luật; (3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; (4) Ng-ời gây thiệt hại có lỗi cố ý hoặc vô ý.

Đây đ-ợc xem là một quy định mới của Bộ luật dân sự 2005 so với Bộ luật dân sự 1995 nh-ng không phải là một vấn đề mới đối với việc nghiên cứu trách nhiệm pháp lý nói chung và vấn đề bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng. Những quy định tại điều luật nói trên đã rõ ràng, thuận tiện cho việc áp dụng trong khi xét xử. Đây chính là quy tắc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng. Quy tắc này chỉ đúng trong tr-ờng hợp bồi th-ờng thiệt hại thông th-ờng (tức là ng-ời gây thiệt hại là ng-ời có đủ năng lực chịu trách nhiệm bồi th-ờng). Đây chỉ là những quy tắc chung nhất và chỉ điều chỉnh hành vi có lỗi gây thiệt hại mà ch-a bao quát hết đ-ợc những loại trách nhiệm dân sự do pháp luật quy định tr-ớc và thiệt hại không phải do hành vi của con ng-ời gây ra. Thực tế sẽ có rất nhiều tr-ờng hợp ngoại lệ. Chính vì thế, việc quy định Khoản 2 rằng “trong trường hợp pháp luật quy

định ng-ời gây thiệt hại phải bồi th-ờng cả trong tr-ờng hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó” là rất cần thiết. Tuy nhiên, quy định nh- Khoản 2 để nói về các ngoại lệ của nguyên tắc chung là không đủ để luận giải vì sao cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại cho con ch-a thành niên, vì sao pháp nhân phải bồi th-ờng cho ng-ời của mình gây ra và nhiều tr-ờng hợp t-ơng tự khác [43, tr. 2-3].

Việc quy định cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi th-ờng cho con, pháp nhân phải chịu bồi th-ờng thiệt hại cho ng-ời của pháp nhân gây ra không phải là dựa trên căn cứ quy định rằng các chủ thể này phải bồi th-ờng ngay cả khi không có lỗi. Thực chất, các chủ thể này phải bồi th-ờng ngay cả khi không có hành vi gây thiệt hại do chính mình gây ra.

Ngoài ra, quy tắc trên không xác định rõ các căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một loại trách nhiệm đặc biệt, không cần có điều kiện lỗi. Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là thiệt hại do sự hoạt động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà không phải là thiệt hại do hành vi có lỗi của con ng-ời. Và nh- vậy, nếu chủ sở hữu, ng-ời chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ mà có lỗi gây thiệt hại cho ng-ời khác, thì trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại trong tr-ờng hợp này là trách nhiệm do hành vi có lỗi gây ra, không thuộc trách nhiệm do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi th-ờng trong tr-ờng hợp này phải áp dụng theo Điều 604 Bộ luật dân sự. Còn căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đã không đ-ợc quy định trong Bộ luật dân sự.

- Ngoài quy định tại Điều 604 về hai hình thức lỗi, Bộ luật dân sự đã

không có một quy định nào về mức độ lỗi. Mặc dù, chúng ta đều biết rằng:

vô ý mà mức bồi th-ờng tăng hay giảm, trừ tr-ờng hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (Khoản 1 Điều 605 Bộ luật dân sự). Thế nh-ng việc bồi th-ờng thiệt hại trong một số tr-ờng hợp cụ thể, pháp luật lại quy định căn cứ vào mức độ lỗi để xác định mức tài sản mà ng-ời gây thiệt hại phải bồi th-ờng. Điều 616 Bộ luật dân sự về bồi th-ờng thiệt hại do nhiều

người cùng gây thiệt hại quy định: “Trong tr-ờng hợp nhiều ng-ời cùng gây

thiệt hại, thì những ng-ời đó phải liên đới bồi th-ờng cho ng-ời bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi th-ờng của từng ng-ời cùng gây thiệt hạiđ-ợc xác định t-ơng ứng với mức độ lỗi của mỗi ng-ời; nếu không xác định đ-ợc mức độ lỗi, thì họ

phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau”. Điều 616 Bộ luật dân sự về

bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi quy định: “Khi

ng-ời bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì ng-ời gây thiệt hại chỉ phải bồi th-ờng phần thiệt hại t-ơng ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của ng-ời bị thiệt hại, thì ng-ời gây thiệt hại

không phải bồi th-ờng”. Do pháp luật không quy định mức độ lỗi là gì và nó

đ-ợc hiểu nh- thế nào, do vậy khi giải quyết những tranh chấp cụ thể, thì cơ quan xét xử sẽ căn cứ vào đâu để giải quyết vụ việc? Trong lĩnh vực học thuật, các nhà nghiên cứu cũng đã xác định mức độ lỗi trong hình thức lỗi vô ý gồm: vô ý nặng và vô ý nhẹ. Trong khoa học hình sự, ng-ời ta còn phân biệt lỗi vô ý vì quá cẩu thả, vô ý vì quá tự tin để xác định hình phạt. Theo chúng tôi, pháp luật nên có quy định về mức độ lỗi trong Bộ luật Dân sự để các cơ quan, tổ chức mà tr-ớc hết là Toà án có căn cứ áp dụng trong việc giải quyết những tranh chấp đó do có hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng, trong tr-ờng hợp thiệt hại do nhiều ng-ời cùng gây ra và thiệt hại trong tr-ờng hợp ng-ời bị thiệt hại có lỗi [43, 44, tr. 2 – 3].

3.2.1.3- Nội dung của điều luật còn mang tính chung chung, không cụ thể, rõ ràng.

Các quy định về xác định thiệt hại và ấn định mức bồi th-ờng thiệt hại trong Bộ luật dân sự ch-a cụ thể, mới mang tính nguyên tắc trong khi đó các văn bản h-ớng dẫn thi hành vẫn ch-a đ-ợc ban hành. Việc xác định thiệt hại và ấn định mức bồi th-ờng đối với những thiệt hại về vật chất và tinh thần đều đã đ-ợc quy định tại các Điều 608, 609, 610, 611 và 612. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào quy định trong điều luật trên thì thẩm phán không thể đ-a ra quyết định hợp lý trong các tr-ờng hợp cụ thể, đặc biệt đối với những thiệt hại về tinh thần.

Khoản 2 Điều 605 Bộ luật dân sự ch-a đ-a ra một tiêu chí cụ thể nào về mức đ-ợc giảm tối đa, đồng thời ch-a quy định rõ rệt thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế là nh- thế nào. Điều này dễ làm phát sinh sự tuỳ tiện trong cách giải quyết của thẩm phán. Hay nh- Điều 616 Bộ luật dân sự quy định về bồi th-ờng thiệt hại do nhiều ng-ời cùng gây ra nh-ng không có sự giải nghĩa cụ thể vì thế mà dễ vận dụng nhầm.

3.2.1.4- Nội dung của điều luật còn có điểm ch-a hợp lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Khoản 4 Điều 623 Bộ luật dân sự xác lập trách nhiệm liên đới của ng-ời chủ sở hữu với ng-ời đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật. Nh-ng từ tình huống đ-ợc dự liệu trong điều luật cho thấy chủ sở hữu hoàn toàn bị động tr-ớc tình trạng ng-ời khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật thuộc sự quản lý của mình rồi gây thiệt hại. Điều đó có nghĩa là không hề có sự thống nhất ý chí giữa chủ sở hữu với ng-ời chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật về hành vi, hậu quả hay cả hành vi lẫn hậu quả. Do đó theo chúng tôi, trách nhiệm bồi th-ờng ở đây phải là trách nhiệm riêng rẽ.

Sự ch-a hợp lý còn nằm ở hình thức quy định: cùng nằm trong mục 3: một số tr-ờng hợp bồi th-ờng thiệt hại cụ thể nh-ng có những quy định về lỗi mang tính chất rất chung, khái quát có ý nghĩa là cơ sở vận dụng khi đi vào

Ngoài ra những yếu tố nh- lỗi của ng-ời thứ ba, tr-ờng hợp bất khả kháng… là căn cứ miễn bồi thường có điều luật không quy định làm cho ng-ời vận dụng phải suy đoán chủ quan dẫn đến sự không thống nhất trong

xét xử.

3.2.1.5- Các quy định về bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự không những mới chỉ dừng lại ở các quy định mang tính nguyên tắc mà còn tồn tại những khoảng trống ch-a đ-ợc điều chỉnh tr-ớc yêu cầu phát sinh trong thực tiễn.

Hiện nay, các quy định pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết yêu cầu bồi th-ờng thiệt hại về vật chất và tinh thần do tài sản vô hình, đặc biệt đối với các đối t-ợng về sở hữu trí tuệ vẫn ch-a đ-ợc ghi nhận trong Bộ luật dân sự, các quy định liên quan tới cơ sở pháp lý nhằm xây dựng trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng đối với pháp nhân, tổ chức gây thiệt hại cho tới nay cũng ch-a đ-ợc ghi nhận. Tình trạng này gây ra rất nhiều khó khăn cho các thẩm phán trong công tác xét xử, đặc biệt đối với những vi phạm về môi tr-ờng

Hay là trong tr-ờng hợp nguồn nguy hiểm cao độ đã đ-ợc chuyển giao về mặt thực tế cho một bên chủ thể qua hợp đồng mua bán hay thủ tục pháp lý (ch-a sang tên) hay không tuân theo thủ tục pháp lý (không đ-ợc xác lập bằng văn bản theo quyđịnh của pháp luật) mà ng-ời đang thực tế giữ vật đó sử dụng vật rồi gây tai nạn và bỏ trốn. Lỗi của chủ thể và vấn đề trách nhiệm bồi th-ờng đ-ợc xác định ở đây là nh- thế nào. Ng-ợc lại trong tr-ờng hợp hợp đồng đã hoàn thành về mặt thủ tục pháp lý nh-ng ch-a chuyển giao thực tế nguồn nguy hiểm cao độ, ng-ời đang thực tế giữ vật sử dụng vật rồi gây tai nạn thì lỗi của các bên đ-ợc xem xét nh- thế nào?

Trong tr-ờng hợp nguồn nguy hiểm cao độ thuộc sở hữu chung của nhiều ng-ời trong đó có một ng-ời sử dụng rồi gây thiệt hại thì lỗi của các đồng sở hữu đ-ợc phân tích ra sao?

Ngoài ra, quy định tại Điều 617 Bộ luật dân sự ch-a bao quát hết đ-ợc

Một phần của tài liệu Lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Trang 105)