nhiệm bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng
Qua tìm hiểu thực tiễn công tác xét xử tại các toà án cho thấy:
- Thứ nhất: Hiệu quả công tác xét xử của các cấp toà án trong lĩnh vực
bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng còn ch-a cao, đặc biệt việc xem xét đến trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng trong các vụ án hình sự còn ch-a đ-ợc các thẩm phán quan tâm đúng mức. Việc xác định lỗi trong một vụ án hình sự cụ thể có cả phần bồi th-ờng dân sự còn lúng túng. Các bản án, quyết định của toà án về trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại vẫn ch-a thực sự có cở sở thuyết phục và thiếu chính xác.
Ví dụ: Vụ án xét xử Nguyễn Ngọc T- về tội "Vi phạm các qui định về an toàn giao thông vận tải" tại bản án hình sự sơ thẩm số 44/HSST ngày 7/9/1999 của Toà án huyện Tân Châu và bản án hình sự phúc thẩm số 19/HSPT ngày 25/10/1999 Toà án tỉnh Tây Ninh. Trong vụ án này, hành vi của Nguyễn Ngọc T- là không tuân thủ các qui định về an toàn giao thông vận tải trong khi lùi xe nên đã gây ra cái chết của anh Kiên. Hậu quả xảy ra hoàn toàn do lỗi của bị cáo. Nh-ng sau khi gây ra tai nạn Nguyễn Ngọc T- hoàn toàn không bồi th-ờng thiệt hại cho gia đình nạn nhân. Bên cạnh đó, toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều buộc chủ ph-ơng tiện là anh Nguyễn Văn Ph-ớc bồi th-ờng cho gia đình ng-ời bị hại nh-ng quyết định không cụ thể, rõ ràng từng khoản bồi th-ờng theo qui định của pháp luật. Ngoài ra, toà án cấp phúc thẩm đã buộc anh Ph-ớc phải bồi th-ờng thêm 10.000.000 đ để cấp d-ỡng nuôi con của nạn nhân một lần nh-ng không tuyên rõ cấp d-ỡng theo ph-ơng thức nào và cho những ai [33, tr. 58].
- Thứ hai: Về việc áp dụng các qui định pháp luật về lỗi trong những tình
huống cụ thể còn lúng túng, ch-a thống nhất, đôi khi còn hiểu sai hẳn nội dung của điều luật.
Theo Điều 617 Bộ luật dân sự bồi th-ờng thiệt hại trong tr-ờng hợp ng-ời bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì ng-ời gây thiệt hại chỉ phải bồi th-ờng phần thiệt hại t-ơng ứng với mức độ lỗi của mình. Không ít các Toà án khi xác định ng-ời bị thiệt hại có lỗi là đ-ơng nhiên giảm ngay phần trách nhiệm bồi th-ờng cho ng-ời gây thiệt hại một cách tuỳ tiện mà không cần xét đến việc hành vi có lỗi của ng-ời bị thiệt hại có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại thực tế xảy ra hay không. Đặc biệt trong nhiều vụ án hình sự, một số Toà án khi xét xử đã quyết định giảm mức bồi th-ờng cho ng-ời gây thiệt hại (các bị cáo) vì lập luận rằng ng-ời bị thiệt hại có lỗi dẫn đến việc các bị cáo đã có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của họ, do vậy họ phải "tự chịu" một phần thiệt hại của mình. Theo chúng tôi lập luận nh- vậy là không đúng. Vì trong từng tr-ờng hợp phạm tội cụ thể nếu ng-ời bị hại có lỗi việc dẫn đến hành vi phạm tội của các bị cáo thì khi Toà án xem xét quyết định về mặt hình phạt họ sẽ đ-ợc h-ởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo qui định tại Điều 46 Bộ luật hình sự 1999 là phạm tội trong tr-ờng hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của ng-ời bị hại. Còn trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại về dân sự của các bị cáo có đ-ợc miễn giảm hay không cần phải đ-ợc xem xét một cách toàn diện về mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra với hành vi có lỗi của ng-ời bị thiệt hại.
Riêng đối với hành vi vi phạm pháp luật hình sự, Điều 617 Bộ luật dân sự không khống chế là chỉ áp dụng đối với những vụ án hình sự có gây ra thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản khi mà ng-ời phạm tội có lỗi vô ý khi thực hiện tội phạm. Không thể cho rằng quy định tại Điều 617 Bộ luật dân sự chỉ áp dụng đối với tr-ờng hợp gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản khi mà ng-ời phạm tội có lỗi vô ý. Chẳng hạn nh- tr-ờng hợp Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B một ng-ời cầm dao và một ng-ời cầm búa đánh nhau. Hậu quả là tất cả đều phải nằm viện điều trị. Nguyễn Văn A chi phí cho việc điều
trị 6 triệu đồng và Nguyễn Văn B chi phí cho việc điều trị 9 triệu đồng; tổng chi phí cho việc cứu chữa hai ng-ời hết 15 triệu đồng. Tổ chức giám định pháp y kết luận Nguyễn Văn A bị th-ơng tật 19% sức khoẻ và Nguyễn Văn B bị th-ơng tật 31% sức khoẻ. Toà án cấp sơ thẩm: áp dụng khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự xử phạt Nguyễn Văn B tội cố ý gây th-ơng tích (do dùng hung khí nguy hiểm gây th-ơng tích cho Nguyễn Văn A 19 %); áp dụng khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự xử phạt Nguyễn Văn A về tội cố ý gây th-ơng tích (do dùng hung khí nguy hiểm gây th-ơng tích cho Nguyễn Văn B 31 %). Về dân sự, Toà án sơ thẩm cho rằng cả hai đều có lỗi trong việc gây ra thiệt hại. Trong đó mức độ lỗi của Nguyễn Văn A là 60 %; của Nguyễn Văn B là 40 %. Do vậy, Nguyễn Văn A phải chịu 60% thiệt hại t-ơng ứng với 60% của 15 triệu đồng là 9 triệu đồng) và Nguyễn Văn B phải chịu 40% thiệt hại (t-ơng ứng với 40% của 15 triệu đồng là 6 triệu đồng). Tại phần quyết định của bản án buộc Nguyễn Văn A bồi th-ờng cho Nguyễn Văn B số tiền là 3 triệu đồng [30, tr. 12-15]. Nh- vậy, khi xét xử một số vụ án hình sự về tội phạm do lỗi cố ý, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản trong tr-ờng hợp ng-ời bị hại cũng có lỗi, Toà án không buộc ng-ời bị thiệt hại tự chịu một phần thiệt hại là vì: Tuy ng-ời bị hại cũng có lỗi nh- có lỗi gây kích động mạnh về tinh thần của ng-ời phạm tội, nh-ng lỗi đó không có mối quan hệ nhân quả đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Cho nên, mặc dù ng-ời gây ra thiệt hại bị kết án về tội giết ng-ời trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, tội cố ý gây th-ơng tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, hoặc tội phạm khác và được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “Phạm tội trong tr-ờng hợp bị kích động mạnh về tinh thần do hành vi trái pháp luật của ng-ời bị hại” nhưng người phạm tội vẫn phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Bản chất của Điều 617 đ-ợc hiểu là ng-ời bị thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại đối với mình nên phải "bồi th-ờng" cho chính mình t-ơng ứng
đ-ợc xác định t-ơng ứng với mức độ lỗi của họ. Ngoài ra hành vi có lỗi của ng-ời gây thiệt hại và ng-ời bị thiệt hại đều có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại xảy ra. Vậy trong trách nhiệm hỗn hợp, ng-ời gây thiệt hại chỉ đ-ợc giảm mức bồi th-ờng t-ơng ứng khi xác định đ-ợc hậu quả thiệt hại xảy ra của ng-ời bị thiệt hại một phần là do nguyên nhân hành vi có lỗi của họ gây ra.
Cũng theo Điều 617 Bộ luật dân sự thì bất kể lỗi của ng-ời bị thiệt hại là lỗi cố ý hay vô ý, mức độ nặng hay nhẹ, nếu chứng minh rõ ràng nó là một phần nằm trong nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại thì đều xuất hiện trách nhiệm hỗn hợp. Dù vậy, một số Toà trong tình huống cụ thể xác định thấy lỗi của ng-ời bị thiệt hại chỉ là lỗi vô ý nhẹ mặc dù hành vi có lỗi của ng-ời bị thiệt hại thỏa mãn điều kiện trên nh-ng vẫn loại bỏ mà chỉ tính đến trách nhiệm toàn bộ của ng-ời gây thiệt hại. Điều đó là không đúng.
Việc áp dụng Điều 616 bồi th-ờng thiệt hại do nhiều ng-ời cùng gây ra vào quá trình xử lý vụ việc không đ-ợc hiểu đúng ở một số Toà. Điều 616 qui định: "Trong những tr-ờng hợp nhiều ng-ời cùng gây thiệt hại thì những ng-ời đó phải liên đới bồi th-ờng cho ng-ời bị thiệt hại". Một số Toà sau khi nhận định tình tiết là có nhiều ng-ời cùng gây thiệt hại là xác định ngay trách nhiệm liên đới cho những ng-ời đó. Nhận định đó là sai lầm, không dựa trên bản chất của hiện t-ợng. Với sự kiện có nhiều ng-ời cùng gây thiệt hại thì tuỳ từng tr-ờng hợp cụ thể mà phát sinh ra hai khả năng trách nhiệm đó là trách nhiệm riêng rẽ hay trách nhiệm liên đới (không tính đến tr-ờng hợp đặc biệt là trách nhiệm hỗn hợp). Khi xem xét giải quyết từng vụ việc cụ thể phải hết sức l-u ý bởi hậu quả pháp lý của hai loại trách nhiệm này không giống nhau.
Ngoài ra, việc điều tra để làm sáng tỏ lỗi vô ý và khả năng kinh tế tr-ớc mắt cũng nh- lâu dài với ý nghĩa làm căn cứ để giảm mức bồi th-ờng cho chủ thể tỏng trách nhiệm liên đới nhiều khi không đ-ợc để ý tới. Một số toà sau khi xác định một chủ thể nào đó không đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ bồi
th-ờng là áp dụng ngay cách thức, trình tự, nguyên tắc giải quyết nghĩa vụ liên đới mà không xét đến lỗi và khả năng kinh tế thực tế của chủ thể đó.
- Thứ ba: Việc đánh giá lỗi ở chủ thể gặp nhiều khó khăn.
Thực tế cho thấy bên cạnh việc ng-ời xét xử hiểu sai điều luật dẫn đến việc giải quyết sai vụ việc thì một v-ớng mắc nữa mà họ hay gặp phải là quá trình đánh giá lỗi để xác định chủ thể và mức bồi th-ờng cụ thể, xác định loại trách nhiệm đ-ợc áp dụng trong trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng. Lỗi là yếu tố thuộc mặt chủ quan của chủ thể, nằm sau trong ý thức của con ng-ời. Do đó khó có thể kiểm soát đ-ợc một cách đầy đủ những diễn biến tâm lý bên trong của cá nhân chủ thể. Việc đánh giá lỗi khi đó phải dựa trên nhiều căn cứ khác nh- hành vi gây thiệt hại, đặc điểm, thái độ tâm lý biểu hiện ra bên ngoài, động cơ, mục đích của xử sự, đặc điểm nhân thân, nguyên nhân, điều kiện của hành vi xử sự. Thực tiễn xét xử cũng cho thấy rằng việc nhận định lỗi nhiều khi còn phụ thuộc vào sự nhạy bén của thẩm phán nh-ng cảm quan và sự nhạy bén đó cũng phải bắt nguồn từ thực tế chứ không thể từ sự suy diễn chủ quan. Nhiều vụ xét xử sai là do thẩm phán đã bỏ qua lời khai của nhân chứng, bỏ qua tình tiết của sự việc, không điều tra kỹ l-ỡng về thực trạng thiệt hại (mức độ th-ơng tích, tính chất mất mát hay giảm sút tài sản...) những yếu tố góp phần phản ánh lỗi.
Sự kiện bất khả kháng là căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi th-ờng. Song thiệt hại do sự kiện bất khả kháng và do lỗi vô ý của chủ thể gây nên có những biểu hiện khách quan đôi khi giống nhau. Vì vậy ng-ời xét xử hay lầm lẫn khi giải quyết vụ việc dẫn đến bỏ lọt vi phạm và ng-ời bị thiệt hại không đ-ợc bồi th-ờng.
Những vụ án đ-ợc trích dẫn trên đây chỉ phần nào nói lên thực trạng xác định trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại tại các cấp toà án. Thực trạng này, nếu không sớm đ-ợc khắc phục sẽ làm suy giảm lòng tin của quần chúng
nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, gây mất công bằng xã hội.