Cũng như các công trình nghiên cứu trên thế giới, các nhà CQH nước ta đã xây dựng hệ thống phân loại CQ để thành lập bản đồ CQ phục vụ nghiên cứu và đánh giá CQ. Điển hình như hệ thống phân vị của Vũ Tự Lập (1976) trong “Cảnh quan địa
lí miền Bắc Việt Nam”(1976) [55]. Gồm 16 cấp, cấp lớn nhất là “địa lí quyển”, cấp
nhỏ nhất là “điểm địa lí”. Mỗi đơn vị đều có chỉ tiêu xác định, rất thuận lợi trong phân vùng ở mọi tỉ lệ trên mọi quy mô lãnh thổ. Tuy nhiên, các cấp phân vị được xây dựng theo quan điểm đơn vị CQ là cá thể, không lặp lại trong không gian. Hệ thống này có những đơn vị bắt buộc với chỉ tiêu chính xác để làm chỗ dựa cho cấp phân vị tiếp theo. Vì thế, không thể áp dụng cho bản đồ phân kiểu CQ, không thể nhóm hợp các đơn vị CQ cùng kiểu loại (với cùng biện pháp khai thác sử dụng). Đồng thời, Vũ Tự Lập cũng đưa ra hệ thống phân loại gồm 8 cấp: Hệ CQ lớp CQ phụ lớp CQ
nhóm kiểu phụ kiểu loại phụ loại CQ .
Hệ thống phân loại của Phạm Quang Anh và tập thể tác giả phòng ĐLTN tổng hợp (Viện KHCN Việt Nam) áp dụng xây dựng bản đồ CQ Việt Nam, tỉ lệ 1: 2.000.000 (1983) gồm 7 cấp, dựa trên hệ thống phân loại của V.A.Nhicolaev (1979): Khối CQ hệ CQ phụ hệ CQ lớp CQ phụ lớp CQ nhóm CQ
kiểu CQ. Cấp kiểu CQ là cấp cơ sở [4]. Hệ thống này có ý nghĩa ứng dụng thực
tiễn to lớn. Định hướng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên ở những lãnh thổ cùng kiểu là gần giống nhau, mặc dù chúng phân bố xa nhau.
Cũng dựa trên hệ thống phân loại của V.A. Nhicolaev (1979) và quy luật phân hóa tự nhiên lãnh thổ nghiên cứu, Trương Quang Hải (1991) đã xây dựng hệ thống phân loại CQ gồm 5 cấp: Hệ CQ lớp CQ nhóm CQ kiểu CQ loại CQ áp
dụng cho xây dựng bản đồ CQ miền Nam Việt Nam, tỉ lệ 1: 1.000.000.
Quan niệm CQ là đơn vị mang tính kiểu loại được các nhà khoa học Viện
Địa lí (Viện KHCN Việt Nam) và Khoa Địa lí (ĐH Quốc gia Hà Nội) áp dụng để xây dựng bản đồ CQ ở các tỉ lệ [59], các công trình được tiến hành trên quy mô lớn [25], [49] cả nước hoặc cấp vùng: chương trình Tây Bắc, chương trình Nam Bộ,
18
chương trình Tây Nguyên... đều có sự lồng ghép giữa phân loại CQ, thành lập bản đồ CQ và ĐGCQ. Khi “Nghiên cứu xây dựng bản đồ CQ các tỉ lệ trên lãnh thổ Việt
Nam” (1993) Nguyễn Thành Long và các tác giả Viện Địa lí đưa ra hệ thống phân
loại áp dụng cho xây dựng bản đồ CQ Việt Nam ở nhiều tỉ lệ. Ứng với các mục đích nghiên cứu và phạm vi lãnh thổ, số lượng các cấp phân vị là khác nhau [59].
Cũng bàn về hệ thống phân vị, chỉ tiêu phân loại, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997) xây dựng hệ thống phân loại CQ áp dụng cho lãnh thổ cả nước ở tỉ lệ bản đồ 1:1.000.000 gồm 7 cấp: Hệ CQ phụ hệ CQ lớp CQ phụ lớp CQ kiểu CQ phụ kiểu CQ loại (nhóm loại) CQ
[25]. Song song với xây dựng hệ thống phân loại CQTN, việc xây dựng hệ thống phân loại CQ nhân sinh. Đồng thời, có nhiều nghiên cứu về tác động của con người
đối với CQ như Nguyễn Ngọc Khánh (1992); Phạm Quang Anh, (1995) [4], hay những công trình NCCQ nhân sinh của Nguyễn Cao Huần và Trần Anh Tuấn (2000); Nguyễn Đăng Hội (2003) .
Cũng như các hệ thống phân loại của các tác giả trên thế giới, các hệ thống của các tác giả trong nước cũng có số lượng cấp phân loại không giống nhau; thứ tự các cấp phân loại không đồng nhất. Lãnh thổ càng nhỏ, sự phân loại càng chi tiết.