Đặc điểm cảnh quan huyện Bình Sơn, tỉnh QuảngNgã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi_luận án tiến sĩ địa lí (Trang 98 - 102)

- Phụ lớp cảnh quan đồng bằng cao: Đây là bậc thềm cấp 2 của các sông, ở độ cao khoảng 10 – 30m, ở phía đông tỉnh, được hình thành trên phù sa cổ do quá

d. Hạng cảnh quan và loại cảnh quan

2.3. Đặc điểm cảnh quan huyện Bình Sơn, tỉnh QuảngNgã

Bình Sơn là huyện ven biển nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi. Phía Tây huyện Bình Sơn là phần tiếp nối vùng núi phía Đông huyện Trà Bồng. Vì vậy, tuy là huyện đồng bằng giáp biển những CQTN ở Bình Sơn phân hóa khá đa dạng, có thể xem đây là hình ảnh thu nhỏ của tỉnh Quảng Ngãi.

Về cấu trúc đứng: Phần lớn lãnh thổ Bình Sơn thuộc phần hạ lưu sông Trà

Bồng, nên nhận được lượng vật chất lớn từ trên vùng núi xung quanh. Xét về cấu trúc CQ, Bình Sơn có quan hệ chặt chẽ với các lãnh thổ kề bên, nhất là huyện Trà Bồng (ở phía tây) và huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam (ở phía bắc).

Lãnh thổ Bình Sơn trải qua quá trình phát triển lâu dài và phức tạp. Toàn bộ lãnh thổ thuộc hệ tầng Bình Sơn – bồn trũng nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, chứa các trầm tích màu đỏ. Bồn trũng bị chia cắt bởi hai đứt gãy làm biến dạng mạnh: đứt gãy phương á vĩ tuyến Trà Bồng ở phía bắc; đứt gãy phương kinh tuyến ở rìa phía tây. Thành phần đá của hệ tầng gồm cuội kết, sạn kết, cát kết, phiến sét, sét bột kết... chiều dày hệ tầng khoảng 420m [81]. Hoạt động phun trào diễn ra mạnh mẽ ở phía Đông, thuộc hệ tầng Ái Nghĩa có ở Vạn Tường (phía đông Ba Làng An), tuổi Mioxen thượng và hệ tầng Túc Trưng có ở Ba Làng An, tuổi Pliocen – Pleistocen hạ, hình thành các lớp bazan có chiều dày lớn: 25 – 30m. Thành phần đá của hệ tầng gồm: Bazan olivin – augit; Bazan olivin; Bazan olivin – augit – plagioclas [81], tạo nền rắn vững chắc cho lãnh thổ. Bên cạnh đó, trầm tích Đệ tứ ở Bình Sơn khá đa dạng, nhiều nguồn gốc: trầm tích sông, trầm tích sông - biển ; trầm tích biển – vũng vịnh (phía bắc Bình Sơn), trầm tích gió - biển (tạo nên các đụn cát cao từ 6 – 20m, chạy song song với bờ biển), điển hình Ba Làng An, Bình Hải, Bình Thạnh… Thuộc lãnh thổ Bình Sơn còn có trầm tích Holocen, với 2 dạng là cát biển

89

(ở xã Bình Thạnh, Bình Hải, Bình Châu, Bình Phú) và phù sa sông suối (ở ven bờ hạ lưu sông Trà Bồng).

Cấu trúc địa chất phức tạp là nguyên nhân phân hóa địa hình. Bình Sơn có kiểu địa hình núi (chiếm diện tích nhỏ ở phía tây), đồi chuyển tiếp và đồng bằng là kiểu địa hình chiếm ưu thế. Vì vậy, khí hậu của Bình Sơn là khí hậu nhiệt đới ẩm điển hình, nhiệt độ trung bình năm là 25,7C, tháng lạnh nhất là 21C, lượng mưa trung bình năm là 2400mm, mùa khô ngắn (dưới 2 tháng). Cũng như các huyện đồng bằng ven biển, Bình Sơn chịu ảnh hưởng mạnh của bão và gió tây khô nóng.

Chế độ thủy văn của Bình Sơn chịu sự chi phối mạnh của tâm mưa Trà Bồng, lưu lượng dòng chảy trung bình là 12,6m³/s, lưu lượng mùa lũ lên đến gần 3000m³/s. Vì nằm ở phần hạ lưu, nên Bình Sơn chịu ảnh hưởng mạnh của tương tác sông – biển. Bờ biển Bình Sơn (dài 54km) chịu ảnh hưởng mạnh của sóng, nước biển dâng và xâm nhập mặn. Đây là tiềm năng lớn cho huyện phát triển nuôi trồng thủy hải sản. Độ lớn triều trung bình kì nước cường là 1,2 – 1,5m. Biên độ triều cao tại các vũng vịnh lớn là điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thông hàng hải.

Sự phân hóa khí hậu, thủy văn trên các dạng địa hình khác nhau, hình thành cho Bình Sơn nhiều loại đất. Xét theo nguồn gốc phát sinh huyện có 7 nhóm đất, 13 loại đất, chiếm diện tích lớn nhất là nhóm đất đỏ vàng. Trong đó, loại đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa) có diện tích lớn nhất: 17.014 ha, chiếm 37,09% diện tích tự nhiên của huyện. Các loại đất có tầng dày và độ dốc phân hóa khá phức tạp. Nơi có độ dốc lớn được trồng rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả... Loại đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá bazan (Rk) có diện tích 2.379 ha (chiếm 5,19%) phân bố chủ yếu ở phía đông (xã Bình Tân, Bình Thanh Đông, Bình Trị...). Loại đất này có tầng dày lớn, độ dốc nhỏ, chất lượng tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Hiện được trồng cây hàng năm và cây công nghiệp dài ngày. Nhóm đất phù sa, có 2 loại (Pbc, Pc), diện tích nhỏ, tầng dày lớn, khá màu mỡ, phân bố ở ven sông Trà Bồng, đất đang được trồng lúa và hoa màu. Ven biển là đất cát (C và Cc), được trồng rừng (chủ yếu là phi lao), một số nơi là trảng cỏ cây bụi. Do quá trình khai thác lâu đời, thảm thực vật tự nhiên Bình Sơn được thay thế bằng thảm cây trồng. RKTX ít bị tác động và rừng kín thứ sinh có diện tích không đáng kể ở vùng núi phía tây. Hoạt động khai thác tài nguyên làm cho CQTN bị biến đổi sâu sắc, những đơn vị CQ mang đậm dấu ấn nhân sinh ngày càng mở rộng. Vì sự phân hóa của tổ hợp đất và lớp phủ thực vật hiện tại, nên cấu trúc ngang CQ Bình Sơn phân hóa khá đa dạng.

90

Về cấu trúc ngang: Cấu trúc ngang CQ Bình Sơn khá phức tạp, gồm cả lớp núi, lớp đồi và lớp đồng bằng. Từ bản đồ CQ toàn tỉnh tỉ lệ 1: 100,000, luận án xác định có 48 loại CQ thuộc huyện Bình Sơn. Áp dụng các chỉ tiêu chuẩn đoán cho cấp dạng CQ, luận án tiếp tục thành lập bản đồ CQ huyện Bình Sơn có tỉ lệ 1: 50.000 từ bản đồ CQ toàn tỉnh. Ranh giới các đơn vị CQ cấp cao trong bản đồ CQ tỉ lệ 1: 50.000 không thay đổi so với bản đồ CQ toàn tỉnh. Toàn huyện có 7 phụ lớp CQ và 9 hạng CQ, 48 loại CQ và được phân hóa thành 107 dạng CQ khác nhau. Đa số các dạng CQ thuộc lớp CQ đồi và đồng bằng, ở lớp núi chỉ có 15 dạng CQ.

+ Lớp CQ núi

Như đã trình bày ở trên, Bình Sơn là huyện đồng bằng nhưng vì phía Tây Bình Sơn phần tiếp nối với vùng núi phía Đông Bắc Trà Bồng, nên ở Bình Sơn có bộ phận nhỏ thuộc lớp CQ núi. Trong đó, một số khoanh vi thuộc hạng CQ dãy và khối núi bóc mòn thạch học, cấu tạo chủ yếu bởi đá macma xâm nhập, bị chia cắt mạnh, sườn dốc, quá trình trượt lở, đổ vỡ thống trị, thuộc núi trung bình, ở độ cao gần 1000m. Vì Vậy, thuộc lớp CQ núi ở Bình Sơn có 3 phụ lớp: phụ lớp núi trung bình, phụ lớp núi thấp và phụ lớp thung lũng và trũng giữa núi.

Ở phụ lớp núi trung bình có 2 loại CQ (loại CQ số 10 và 11) được phân hóa

thành 3 dạng CQ (dạng CQ số 1, 2, 3). Dạng CQ số 1, hình thành trên đất Fa, độ

dốc từ 8 - 15, tầng dày đất < 50cm được che phủ bởi RKTX ít bị tác động, diện tích nhỏ ở phía tây của huyện, là bộ phận tiếp giáp với khối núi phía Đông Bắc Trà Bồng. Dạng CQ số 2 và 3 (thuộc loại CQ số 11) được hình thành trên đất Fa với tầng dày < 50cm, độ dốc lớn (8 – 15 và 15 – 25), hiện trạng là rừng kín thứ sinh.

Ở phụ lớp núi thấp có 5 loại CQ và 7 dạng CQ (số 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10). Dạng

CQ số 4 hình thành trên đất Fa, tầng dày < 50cm, độ dốc lớn (15 - 25), dạng CQ số 5 là trảng cỏ cây bụi trên đất Fa có độ dốc rất lớn (> 25º), đất mỏng (< 50cm). Dạng CQ số 7, 8, 9 (thuộc loại CQ số 48) hình thành trên đất Fs, tầng dày > 100cm và < 50cm, độ dốc < 3, 8 - 15 và 15 - 25. Dạng CQ số 10 (thuộc loại CQ số 49), hiện trạng cây bụi – trảng cỏ thứ sinh trên đất Fs, độ dốc 8 - 15 và tầng dày < 50cm.

Ở phụ lớp CQ thung lũng và trũng giữa núi có 2 loại CQ và 5 dạng CQ,

được hình thành trên đất Pbc và D, độ dốc nhỏ và tầng dày khá lớn. Dạng CQ số 11, 12, 13 (thuộc loại CQ 87) hiện trạng là cây hàng năm trên đất Pbc với độ dốc và tầng dày khác nhau. Hai dạng CQ số 14, 15 (thuộc loại CQ 88) được hình thành trên đất dốc tụ với lớp phủ là rừng trồng trên độ dốc khá lớn.

91

+ Lớp CQ đồi là nơi có sự phân hóa đa dạng và phức tạp nhất. Gồm 2 phụ lớp, 3 hạng CQ và 65 dạng CQ khác nhau.

Ở phụ lớp đồi cao có 1 hạng CQ, 15 loại CQ và 36 dạng CQ. Các dạng CQ được phân hóa từ các loại CQ. Trong đó, loại CQ số 94 có nhiều dạng CQ nhất (5 dạng CQ), hiện trạng rừng trồng trên đất Fs, tầng dày < 50cm đến > 100cm và có đủ các cấp độ dốc khác nhau, nên loại CQ này được phân hóa thành nhiều dạng CQ (số 24, 25, 26, 27 và 28). Loại CQ số 103, 103, 105 hình thành trên đất dốc tụ, tầng dày lớn (> 100cm) và độ dốc nhỏ, mỗi loại CQ phân hóa thành 2 đến 3 dạng CQ, được người dân khai thác vào trồng cây hàng năm và lâu năm. Trên độ dốc lớn hơn là rừng trồng (dạng CQ số 46).

Ở phụ lớp đồi thấp có 2 hạng CQ, 12 loại CQ và 29 dạng CQ. Trong đó, loại

CQ số 115 có 1 dạng CQ (dạng CQ số 66), loại CQ số 119 có 4 dạng CQ (dạng CQ số 75, 76, 77, 78). Những loại CQ còn lại có từ 2 đến 3 dạng CQ. Những dạng CQ trên đất bazan có chất lượng tốt, tầng dày khá, độ dốc không lớn, được người dân trồng cây hàng năm và lâu năm. Trong đó có diện tích lớn là cây công nghiệp hàng năm và hoa màu. Tuy nhiên, những dạng CQ này được hình thành trên vùng đồi lượn sóng, rửa trôi bề mặt thống trị, nên canh tác gắn liền với chống xói mòn, rửa trôi.

+ Lớp CQ đồng bằng, được hình thành trên địa hình khá bằng phẳng, độ dốc nhỏ, đất có tầng dày lớn và được trồng cây hàng năm nên sự phân hóa của các loại CQ không quá phức tạp như vùng đồi. Lớp CQ đồng bằng có 2 phụ lớp, 3 hạng CQ và 17 dạng CQ.

Ở phụ lớp đồng bằng cao có 2 hạng CQ, 11 loại CQ và 25 dạng CQ khác

nhau. Những dạng CQ hình thành trên đất cát và cồn cát trắng vàng phần lớn là rừng trồng và trảng cỏ cây bụi trên các tầng dày và độ dốc khác nhau. Những dạng CQ trên đất phù sa, đất mặn và đất xám glay đều được trồng cây hàng năm, trừ một số dạng CQ trên đất xám bạc màu (dạng CQ số 91, 92) được trồng cây lâu năm và dạng CQ trên đất xám (số 88) là trảng cỏ cây bụi.

Ở phụ lớp đồng bằng thấp chỉ có một hạng CQ, 1 loại CQ và 2 dạng CQ (số

106 và 107) được hình thành trên đất mặn có tầng dày lớn và độ dốc nhỏ, hiện trạng là cây hàng năm. Hai dạng CQ này nằm ở cửa sông Trà Bồng, là nơi thấp nhất huyện Bình Sơn (thuộc loại CQ số 137).

Sự phân hóa trên chứng tỏ tính đa dạng CQ ở Bình Sơn – một phần của tỉnh Quảng Ngãi. Là một huyện đồng bằng nhưng Bình Sơn có đến 107 dạng CQ khác

92

nhau, thuộc 48 loại CQ. Phân hóa phức tạp trong cấu trúc, chi phối chức năng và động lực biến đổi của thiên nhiên nơi đây. Vì vậy, chúng được con người khai thác và sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, hàng năm, cây lương thực như lúa, hoa màu… Những nơi trũng thấp vùng cửa sông ven biển được nuôi trồng thủy sản. Trên các dải cát được trồng phi lao. Những bãi biển đẹp đã được khai thác vào phát triển du lịch. Trên vùng đồi thoải ở phía đông của huyện là nơi dân cư tập trung đông đúc, hoạt động kinh tế diễn ra sôi động. Những dạng CQ thuộc vùng đồi được hình thành trên nền đá mẹ rắn chắc do hoạt động phun trào bazan, được chọn để xây dựng những công trình kiên cố, khu công nghiệp lớn như nhà máy lọc dầu Dung Quất. Cũng trên vùng đồi này, những dạng CQ có tầng đất dày, độ dốc không quá lớn được khai thác trồng cao su – loại cây công nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao cho nhân dân Bình Sơn. Các hoạt động khai thác lãnh thổ khác nhau trên từng dạng CQ góp phần làm phân hóa đa dạng hiện trạng của lớp phủ tự nhiên, hình thành những CQ nhân sinh mới cho Bình Sơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi_luận án tiến sĩ địa lí (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)