KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi_luận án tiến sĩ địa lí (Trang 144 - 147)

- Căn cứ vào quy hoạch từng ngành và quy hoạch tổng thể phát triển KT XH của địa phương

d. Không gian ưu tiên phát triển sản xuất muố

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

1. Quảng Ngãi là lãnh thổ nhỏ nhưng phân hóa rất đa dạng và phức tạp về ĐKTN và phương thức khai thác lãnh thổ mà con người đóng một vai trò rất quan trọng. Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu, đánh giá tổng hợp ĐKTN Quảng Ngãi trước khi tiến hành khai thác và sử dụng. Tiếp cận hướng nghiên cứu tổng hợp - nghiên cứu ĐGCQ cho Quảng Ngãi vừa có ý nghĩa khoa học to lớn vừa có ý nghĩa thực tiễn thiết thực góp phần giải quyết nhiều vấn đề thực tế đang đặt ra ở địa phương. Tính đa dạng trong cấu trúc CQ Quảng Ngãi quyết định tính đa dạng về chức năng CQ, động lực biến đổi CQ và quyết định loại hình khai thác, sử dụng tài nguyên. Đây là tiềm năng to lớn cho Quảng Ngãi phát triển một nền kinh tế toàn diện với nhiều ngành khác nhau: nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch… nhằm góp

phần nâng cao đời sống người dân và phát triển KT-XH cho tỉnh.

2. Luận án xây dựng hai bản đồ CQ ở hai tỉ lệ khác nhau. Bản đồ CQ tỉ lệ 1:100.000 phản ánh quy luật phân hóa CQ toàn tỉnh Quảng Ngãi, đơn vị cơ sở là loại CQ; Từ bản đồ CQ toàn tỉnh, luận án tiếp tục thành lập bản đồ CQ tỉ lệ 1: 50.000 cho huyện Bình Sơn, đơn vị cơ sở là dạng CQ. Hai bản đồ CQ này là căn cứ để thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo (phân tích CQ và ĐGCQ). Thông qua nghiên cứu sự phân hóa CQ và đánh giá CQ ở tỷ lệ 1:100.000 luận án đã làm sáng tỏ những đặc điểm đặc thù tiêu biểu cho lãnh thổ Quảng Ngãi – một thiên nhiên thu nhỏ của VN với 3/4 diện tích là đồi núi, CQTN đa dạng và khá phức tạp nhưng có quy luật phân hóa chung (sự thay đổi từ CQ vùng núi xuống CQ đồi và đồng bằng, từ CQ khô hạn ở phía Đông Nam lên CQ ẩm ướt ở phía Tây và Tây Bắc) và tất cả đều thay đổi theo mùa – động lực phát triển của CQ Quảng Ngãi.

3. Trên nền chung của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, CQ Quảng Ngãi được phức tạp hoá bởi các yếu tố địa phương và hoạt động khai thác của con người. Tính chất phân hóa đa dạng của CQ Quảng Ngãi thể hiện trong cấu trúc, chức năng và động lực biến đổi từng đơn vị CQ. Mỗi hợp phần tự nhiên có vai trò nhất định đối với sự thành tạo và phân hóa CQ Quảng Ngãi - như những đơn vị hợp thành cấu trúc đứng của CQ. Yếu tố nền rắn: địa chất, địa hình là nền tảng hình thành và phát triển CQ. Nằm ở miền khí hậu nhiệt đới điển hình (không bị ảnh hưởng của gió mùa đông bắc), Quảng Ngãi thuộc phụ hệ CQ nhiệt đới gió mùa không có mùa đông lạnh. Thổ nhưỡng đa dạng về nguồn gốc phát sinh và sự phân hóa phức tạp của lớp

135

phủ thực vật hiện tại tạo ra cho lãnh thổ nghiên cứu nhiều loại CQ, dạng CQ khác nhau. Toàn tỉnh Quảng Ngãi thuộc 1 kiểu CQ, được chia thành 3 lớp CQ, 7 phụ lớp, 16 hạng CQ và 139 loại CQ. Huyện Bình Sơn có 48 loại và 107 dạng CQ.

Tính địa phương của ĐKTN và tính cực đoan của thời tiết, khí hậu lãnh thổ hình thành nên một số CQ tiêu biểu đặc thù ở Quảng Ngãi, khác hẳn so với lãnh thổ lân cận. Cụ thể là sự phân hóa phức tạp của các giá trị cực trị tạo nên sự tương phản sâu sắc giữa các CQ trong tỉnh nhưng lại thống nhất giữa các CQ đối lập trên cùng lãnh thổ: CQ có mưa lớn trên các dãy núi cao nhất tỉnh (thuộc Trà Bồng, Tây Trà, Ba Tơ…) và CQ ít mưa, có số tháng khô hạn gay gắt nhất tỉnh ở sát ven biển (Sa Huỳnh); giữa các CQ quanh năm thừa ẩm trên núi và các CQ có độ ẩm không khí thấp ở các thung lũng (do gió tây khô nóng hoạt động liên tục nhiều ngày liền); giữa các CQ sườn núi bị sạt lở, trượt lở mạnh với các CQ bãi bồi ven sông và CQ đồng bằng phù sa sông Trà Bồng, Trà Khúc… Kết quả phân tích đặc trưng từng loại CQ, cho phép luận án xác định chức năng của chúng trên lãnh thổ nghiên cứu: điều tiết dòng chảy, điều hòa khí hậu, phòng hộ đầu nguồn và ven biển; sản xuất nông nghiệp, nông - lâm kết hợp, phát triển công nghiệp – dịch vụ, làm muối...

4. Vận dụng phương pháp ĐGCQ vào đánh giá mức độ thuận lợi của CQ cho các ngành kinh tế: nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch, luận án đã chứng tỏ Quảng Ngãi có thế mạnh phát triển ngành nông nghiệp, có tiềm năng cho phát triển lâm nghiệp, có lợi thế cho phát triển du lịch. Luận án cũng xác định không gian ưu tiên cho phát triển từng ngành sản xuất (Bản đồ định hướng không gian ưu tiên phát

triển các ngành sản xuất tỉnh Quảng Ngãi).

So sánh với các loại cây công nghiệp dài ngày khác ở địa phương, cao su là cây mang lại giá trị kinh tế cao và nhu cầu mở rộng diện tích trồng cao su là tất yếu, để góp phần “xóa đói giảm nghèo và làm giàu” cho người dân đất Quảng Ngãi.

Thực tiễn này đã gợi mở cho NCS tiến hành đánh giá các dạng CQ cho phát triển cây cao su huyện Bình Sơn (ở bản đồ CQ tỉ lệ 1: 50,000). Luận án đã xác định rõ các mức độ thích hợp khác nhau đối với cây cao su trên những dạng CQ (thể hiện qua bản đồ kiến nghị mở rộng diện tích cao su): tổng diện tích các dạng CQ có mức

độ thích hợp nhất được kiến nghị là 4.280 ha, mức độ thích hợp trung bình là 4.917ha. So với phương án quy hoạch và thực tế sản xuất của địa phương, đề tài

thấy huyện Bình Sơn còn có tiềm năng lớn cho mở rộng diện tích cao su. Luận án kiến nghị mở rộng diện tích cao su lên 4.280 ha

136

5. Luận án thực hiện được các mục tiêu đề ra: làm sáng tỏ đặc điểm và quy luật phân hóa CQ lãnh thổ Quảng Ngãi, tiềm năng tự nhiên và thực trạng khai thác tài nguyên, đề xuất được định hướng khai thác, SDHL một số loại CQ, BVMT và kiến nghị bố trí không gian phát triển đối với các ngành kinh tế chiến lược cho tỉnh. Kết quả NCCQ và ĐGCQ Quảng Ngãi cho thấy rõ hơn vai trò và giá trị của tự nhiên – nguồn nội lực phát triển KT-XH địa phương.

2. Kiến nghị

Kết quả NCCQ, ĐGCQ là cơ sở cho việc đề xuất biện pháp khai thác tài nguyên và sử dụng CQ cho phát triển đồng thời các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch (với thứ tự ưu tiên khác nhau) trên cùng một đơn vị lãnh thổ. Vấn đề đặt ra là khi sử dụng một đơn vị lãnh thổ nào đó vào phát triển sản xuất cần lưu ý đến việc khai thác tổng hợp đa ngành để vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu đến tài nguyên, môi trường; Làm sao để trong phát triển sản xuất vẫn có biện pháp BVMT lãnh thổ.

So sánh với những yêu cầu thực tiễn, luận án còn tồn tại một số vấn đề sau: - Mặc dù luận án đã phân tích chi tiết đặc điểm hình thái trong cấu trúc ngang của các đơn vị CQ, nhưng chưa có nhiều số liệu định lượng mức độ và quá trình biến đổi cho từng CQ.

- Việc đánh giá mức độ thích hợp từng loại CQ phát triển các ngành kinh tế chiến lược dừng lại ở mức chung nhất, chưa thể chi tiết cho từng phân ngành nhỏ.

- ĐGCQ cho phát triển du lịch chỉ dừng lại ở mức chung nhất, chủ yếu dựa trên các tài nguyên tự nhiên, chưa có điều kiện để đánh giá sâu hơn về giá trị tài nguyên nhân văn trong các CQ.

Và NCS mong muốn sẽ có điều kiện để tiếp tục hướng nghiên cứu này và hoàn thiện luận án trong tương lai.

137

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi_luận án tiến sĩ địa lí (Trang 144 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)