Tài nguyên sinh vật RKTX ít bi tác động,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi_luận án tiến sĩ địa lí (Trang 118 - 123)

- Mức độ ảnh hưởng của gió tây khô nóng Là một tỉnh ven biển vùng Nam Trung Bộ hàng năm ở những vùng thấp của Quảng Ngãi có thể có đến 40 50 ngày

10 Tài nguyên sinh vật RKTX ít bi tác động,

rừng kín thứ sinh

Rừng trồng, cây trồng lâu năm

Rừng tre nứa, cây hàng năm và trảng cỏ cây bụi

3.1.3.3. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp cảnh quan cho phát triển du lịch

109

Sau khi đánh giá riêng cho các chỉ tiêu, vận dụng công thức (I) chương 1 để tính điểm đánh giá cho các đơn vị CQ. Kết quả đạt được là: đơn vị CQ có điểm cao nhất là Dmax = 3,8 điểm (CQ số 121, 124, 127, 129), CQ có điểm thấp nhất là Dmin = 1,8 điểm (CQ số 43), khoảng cách điểm giữa các mức độ thuận được tính theo công thức (II) ở chương 1, là 0,6 điểm. Kết quả đánh giá phản ánh mức độ thuận lợi của ĐKTN đối với hoạt động du lịch, khả năng của ĐKTN cho phép tiến hành các hoạt động du lịch theo từng đơn vị lãnh thổ (Phụ lục 3. Bảng 4). Những CQ thích hợp nhất cho hoạt động du lịch thuộc lớp CQ đồng bằng – ven biển, CQ có mức độ thích hợp trung bình phần lớn ở vùng đồi. Trên vùng núi cũng có một số CQ khá thuận lợi cho phát triển du lịch. Kết quả đánh giá được phân hạng như sau:

Bảng 3.11: Phân hạng mức độ thuận lợi các CQ cho phát triển du lịch

Mức độ Thuận lợi (D1) Khá thuận lợi (D2) Ít thuận lợi (D3)

Khoảng điểm 3,2 – 3,8 2,4 – 3,1 1,8 – 2,4 Loại CQ 106, 108, 111, 114, 116, 117, 119, 121, 122, 123, 124, 125, 125, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139. 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 107, 109, 110, 112, 113, 115, 118, 120. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50,51, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93,

Tuy nhiên, đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch là đánh giá tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch không phân bố theo diện như tài nguyên phát triển nông, lâm nghiệp, cho nên đánh giá ĐKTN cho hoạt động phát triển du lịch cần đánh giá theo điểm và theo tuyến. Từ kết quả đánh giá riêng từng loại tài nguyên ở trên, NCS xây dựng tuyến điểm du lịch trên nền bản đồ kết quả đánh giá mức độ thuận lợi từng đơn vị CQ cho ngành này.

3.1.4. Tổng hợp kết quả đánh giá theo từng đơn vị cảnh quan cho phát triển nông – lâm nghiệp và du lịch tỉnh Quảng Ngãi triển nông – lâm nghiệp và du lịch tỉnh Quảng Ngãi

Từ những tính toán và đánh giá riêng ở trên, luận án đã tổng hợp thứ tự ưu tiên cho các ngành sản xuất trên từng đơn vị cảnh quan. Kết quả tổng hợp được thể hiện ở bảng dưới (bảng 3.12). Việc phân chia mức độ thuận lợi của các CQ đối với từng ngành sản xuất được căn cứ vào điểm đánh giá của từng CQ. Thực chất của việc phân chia là nhóm hợp các loại CQ có khả năng sử dụng giống nhau cho cùng một mục đích. Từ kết quả đánh giá cho từng ngành, NCS đã tổng hợp kết quả đánh giá phát triển nông – lâm nghiệp và du lịch theo từng loại CQ, xác định mức độ thuận lợi của mỗi CQ cho từng ngành (Phụ lục 3. Bảng 5).

110

Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả đánh giá chung các loại CQ cho từng ngành sản xuất

Loại CQ Kết quả đánh giá chung Loại CQ Kết quả đánh giá chung Loại CQ Kết quả đánh giá chung Loại CQ Kết quả đánh giá chung 1 L1 N0 D3 36 L1 N0 D3 71 L1 N0 D3 106 L3 N3 D1 2 L1 N0 D3 37 L2 N0 D3 72 L1 N0 D3 107 L3 N3 D2 3 L1 N0 D3 38 L1 N2 D3 73 L2 N2 D3 108 L3 N3 D1 4 L1 N0 D3 39 L2 N3 D3 74 L2 N1 D3 109 L3 N3 D2 5 L2 N3 D3 40 L2 N2 D3 75 L2 N1 D3 110 L3 N3 D2 6 L1 N0 D3 41 L1 N0 D3 76 L2 N3 D3 111 L2 N2 D1 7 L1 N0 D3 42 L1 N0 D3 77 L3 N3 D3 112 L3 N2 D2 8 L1 N0 D3 43 L2 N0 D3 78 L3 N2 D3 113 L3 N3 D2 9 L2 N0 D3 44 L1 N2 D3 79 L0 N1 D3 114 L3 N3 D1 10 L1 N0 D3 45 L2 N3 D3 80 L0 N1 D3 115 L3 N3 D2 11 L1 N0 D3 46 L2 N2 D3 81 L0 N1 D3 116 L2 N1 D1 12 L1 N0 D3 47 L1 N0 D3 82 L0 N1 D3 117 L2 N1 D1 13 L2 N0 D3 48 L1 N2 D3 83 L0 N1 D3 118 L3 N1 D2 14 L1 N0 D3 49 L2 N2 D3 84 L0 N1 D3 119 L2 N2 D1 15 L1 N3 D3 50 L1 N2 D3 85 L0 N1 D3 120 L2 N2 D2 16 L2 N0 D3 51 L2 N2 D3 86 L0 N1 D3 121 L3 N3 D1 17 L2 N3 D3 52 L2 N2 D3 87 L0 N1 D3 122 L3 N3 D1 18 L1 N0 D3 53 L1 N0 D3 88 L2 N1 D3 123 L0 N0 D1 19 L1 N0 D3 54 L2 N2 D3 89 L2 N1 D3 124 L3 N0 D1 20 L1 N0 D3 55 L1 N0 D3 90 L2 N1 D3 125 L3 N0 D1 21 L1 N2 D3 56 L2 N1 D3 91 L2 N3 D3 126 L3 N3 D1 22 L2 N3 D3 57 L1 N0 D3 92 L2 N3 D3 127 L3 N3 D1 23 L1 N0 D3 58 L1 N0 D3 93 L3 N3 D3 128 L3 N3 D1 24 L1 N0 D3 59 L2 N3 D3 94 L2 N3 D2 129 L3 N3 D1 25 L1 N0 D3 60 L2 N0 D3 95 L3 N3 D2 130 L3 N3 D1 26 L1 N0 D3 61 L1 N0 D3 96 L2 N3 D2 131 L0 N3 D1 27 L1 N0 D3 62 L1 N0 D3 97 L3 N3 D2 132 L0 N1 D1 28 L1 N0 D3 63 L2 N3 D3 98 L3 N3 D2 133 L3 N3 D1 29 L1 N0 D3 64 L1 N2 D3 99 L3 N3 D2 134 L0 N2 D1 30 L2 N3 D3 65 L2 N2 D3 100 L2 N2 D2 135 L0 N1 D1 31 L1 N2 D3 66 L2 N2 D3 101 L3 N2 D2 136 L0 N2 D1 32 L2 N3 D3 67 L1 N0 D3 102 L3 N2 D2 137 L3 N3 D1 33 L2 N2 D3 68 L1 N0 D3 103 L2 N2 D2 138 L0 N1 D1 34 L1 N0 D3 69 L1 N2 D3 104 L2 N2 D2 139 L0 N2 D1 35 L1 N0 D3 70 L2 N2 D3 105 L3 N1 D2

3.2. Đánh giá cảnh quan huyện Bình Sơn cho phát triển cây cao su

3.2.1. Đặc điểm sinh thái của cây cao su

Cao su là cây công nghiệp nhiệt đới điển hình được trồng để lấy nhựa (mủ). Cao su có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Amazon, với đặc điểm sinh thái như sau:

111

Về khí hậu: cao su thích nghi với nhiệt độ cao và đều, thích hợp nhất là khoảng từ 22 - 28ºC, trên 40ºC sinh trưởng của cây gặp nhiều khó khăn, vỏ ở gốc bị khô, cây héo lá, dưới 10ºC cây ngừng sinh trưởng, có thể chịu được trong thời gian ngắn, nhiệt độ dưới 5ºC lá non bị rám đen và héo ngọn, cây sẽ chết. Nhiệt độ 25 – 26ºC là thích hợp nhất cho sự phát triển của cây cao su [40], [67].

Cao su thích hợp với lượng mưa trung bình năm từ 1500 – 2000mm/năm, số ngày mưa tốt là từ 100 – 150 ngày/năm, phân bố mưa từ 5-6 tháng trong năm. Độ ẩm trung bình thích hợp nhất là khoảng 70 – 80%. Cây có thể chịu được hạn trong thời gian nhất định nhưng không chịu được ngập úng.

Cao su ưa lặng gió (gió nhẹ 1- 2m/s là thích hợp nhất), khi có gió nhẹ, vườn cây thông thoáng, giảm được bệnh loét miệng cạo. Nếu gió mạnh (8 – 13,8m/s, cấp 5- 6) lá bị bốc hơi mạnh, làm lá non bị xoắn, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng của cây, cây cho ít nhựa, nhựa chóng đông. Gió cấp 8 (trên 17,2m/s) cây bị gãy cành (do gỗ cao su rất giòn, dễ gãy), gió cấp 10 cây bị đổ.

Ánh sáng ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản lượng mủ của cây. Cây cần nhiều ánh sáng nhưng lại sợ nắng gắt. Giờ chiếu sáng tốt nhất cho cao su từ 1800 – 2800 giờ/năm và phân bố đều trong năm [67].

Về độ cao: Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, không thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây. Theo Dijkman (1946) năng suất mủ cao su ở độ cao dưới 500m, tốt hơn ở độ cao 250m, ông khuyến cáo độ cao trồng cây cao su ở xích đạo là 500 - 600m, Theo Webster (1989) trồng cao su ở Malaixia, cứ lên cao 200m, thì thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài 3- 6 tháng, nhưng sản lượng mủ cao su ít ảnh hưởng. Những nghiên cứu về cây cao su ở Việt Nam cũng đã kết luận: lên cao, cây cao su sinh trưởng chậm và năng suất thấp. Vậy nên, độ cao thích hợp nhất cho cao su ở vùng nhiệt đới không quá 600m [40].

Độ dốc và đất: đất bằng phẳng hoặc độ dốc nhỏ là tốt nhất. Độ dốc lớn, phải

có biện pháp chống xói mòn. Đất dốc gây khó khăn cho khai thác, thu gom và vận chuyển mủ. Cao su có thể phát triển trên nhiều loại đất, dinh dưỡng đất không phải là yếu tố giới hạn nghiêm trọng nhưng nếu đất nghèo dinh dưỡng sẽ làm tăng chi phí đầu tư.. Loại đất tốt nên có tầng dày trên 1m, thích hợp nhất là từ 1,5 – 2m, trong đất không có trở ngại cho sự phát triển của rễ (đá kết von, đá tảng, nước ngầm…), độ pH thích hợp trong khoảng 3,5 – 7, thích hợp nhất ở khoảng 4,5 – 5,5. Thành phần sét ở lớp đất mặt (0 - 30m) phải đạt trên 20%. Nơi có mùa khô dài, đất

112

phải có thành phần sét trên 30% mới thích hợp cho cây cao su. Loại đất thích hợp nhất đối với cao su là đất đỏ bazan, đất vàng đỏ trên đá macma bazơ đến trung tính, giàu mùn, tơi xốp, thoát nước tốt.

3.2.2. Đánh giá mức độ thích hợp của các dạng cảnh quan cho phát triển cây cao su huyện Bình Sơn cây cao su huyện Bình Sơn

3.2.2.1. Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá

Căn cứ vào đặc điểm sinh thái của cao su và đặc điểm phân hóa tự nhiên của lãnh thổ nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn các chỉ tiêu ĐGCQ cho cây cao su như sau:

+ Độ cao (h): Cho biết sự thay đổi các thành phần tự nhiên khác theo độ cao, ảnh hưởng lớn đến đặc tính sinh lí của cây cao su, thời gian kiến thiết cơ bản của cây, sản lượng mủ. Độ cao địa hình được chia thành 3 mức như sau: h1: < 400m; h2: 400 – 600m; h : > 600m

+ Độ dốc (d): Độ dốc ảnh hưởng lớn đến việc cạo mủ, thu hoạch, canh tác

cao su. Độ dốc thích hợp nhất cho cây cao su dưới 8º, nếu độ dốc > 8º, cần phải trồng theo đường đồng mức và thiết kế bờ chắn chống xói mòn. Độ dốc được chia thành 3 cấp: d1: < 3º; d2: 3 - 8º ; d3: 8 - 15º; những dạng CQ có độ dốc trên 15º,

không đánh giá (dạng CQ số 28, 30, 61).

+ Độ đá lẫn (đ): Cao su có rễ cọc, nếu đá lẫn, tầng sỏi, hoặc bị laterit trong phạm vi độ sâu 80cm cách mặt đất, ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ và mức độ tăng trưởng của cây. Độ đá lẫn được chia thành 3 cấp: đ1: không có đá lẫn; đ2: đá lẫn ít; đ3: đá lẫn nhiều hoặc lộ đá gốc

+ Nhiệt độ trung bình năm (t): ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây, được chia thành 3 cấp: t1: 25- 27ºC; t2: 23 - 25ºC; t3: < 23ºC:

+ Gió: Cao su ưa lặng gió, thích hợp với tốc độ gió 1 – 2m/s, gió to cây sẽ bị gãy cành. Ở Quảng Ngãi nói chung và Bình Sơn nói riêng, tốc độ gió trung bình năm là 1,5 – 1,6m/s. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Trừ khi có bão, gió có tốc độ lớn, ảnh hưởng mạnh đến cao su.

+ Lượng mưa trung bình năm (r): Đây là chỉ tiêu quyết định sự hình thành độ ẩm không khí, độ ẩm của đất, được chia thành 3 cấp: r1: 2000 – 2500 mm/năm ; r2: 1500 - 2000 mm/năm; r3: 1200 - 1500 mm/năm

113

+ Số tháng có nhiệt độ dưới 20ºC (n): Ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Nhiệt độ Bình Sơn có sự phân hóa theo độ cao, vùng núi phía tây vẫn có 1- 2 tháng trong năm có nhiệt độ < 20ºC, chỉ tiêu này được chia thành 3 cấp sau: n = 0 tháng,

n < 2 tháng ; n: 3 – 5 tháng.

+ Số tháng khô và độ dài mùa khô (k): Chỉ tiêu này ảnh hưởng đến đặc tính sinh lí, khả năng tạo mủ của cây cao su. Cao su thích hợp với khí hậu có mùa khô rõ rệt, nên chỉ tiêu nay được chia thành 3 cấp như sau: k1: 3 – 4 tháng; k2: 5 - 6 tháng; k3: 6 -7 tháng.

+ Loại đất: Cao su thích hợp với nhiều loại đất, thích hợp nhất là đất đỏ bazan, đất đỏ vàng trên đá macma bazơ và trung tính. Xét theo nguồn gốc phát sinh, đất của Bình Sơn khá đa dạng. Các loại đất ở đồng bằng thấp (đất phù sa, đất mặn, đất cát) ưu tiên trồng cây lượng thực và hoa màu. Đất bạc màu, đất glay không thích hợp với cao su, nên không đánh giá những dạng CQ trên các loại đất này. Loại đất được chia thành 3 nhóm: l1: Fu, Fa; l2: Rk, Fs; l3: D, Xa

+ Tầng dày đất (tđ): Ảnh hưởng đến việc bố trí cây, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Trong lãnh thổ nghiên cứu tầng đất được phân thành 3 cấp: tđ1: > 100cm; tđ2: 50 – 100cm; tđ3: < 50cm

+ Thành phần cơ giới: Liên quan đến độ tơi xốp, độ thoáng khí, khả năng giữ nước, giữ phân và chất dinh dưỡng cho đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cây, mức độ sinh trưởng của cao su. Thành phần cơ giới được chia thành 3 cấp: g1: nhẹ; g2: trung bình; g3: nặng.

3.2.2.2. Phân cấp chỉ tiêu và đánh giá riêng đối với các chỉ tiêu

So sánh giữa nhu cầu sinh thái cây cao su với đặc điểm các dạng CQ, chúng tôi đánh giá riêng và tiến hành phân cấp các chỉ tiêu theo mức độ thích hợp như sau:

Bảng 3.13. Bảng đánh giá riêng các chỉ tiêu đối với cây cao su huyện Bình Sơn

Stt Chỉ tiêu Mức độ thích nghi

Rất thích nghi (S1) Thích nghi (S2) Ít thích nghi (S3)

1 Độ cao tuyệt đối (m) ≤400 400 – 600 600 – 700

2 Độ dốc 3 - ≤ 8º ≤ 3º 8 - 15º

3 Độ đá lẫn Không ít nhiều, lộ đá gốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi_luận án tiến sĩ địa lí (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)