- Phụ lớp cảnh quan đồng bằng cao: Đây là bậc thềm cấp 2 của các sông, ở độ cao khoảng 10 – 30m, ở phía đông tỉnh, được hình thành trên phù sa cổ do quá
d. Hạng cảnh quan và loại cảnh quan
2.4. Phân tích thực trạng sử dụng cảnh quan ở QuảngNgã
Hiện trạng sử dụng CQ ở Quảng Ngãi khá đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm CQ và tình hình phát triển KT-XH của từng địa phương trong tỉnh. Đa số các CQ được khai thác đưa vào sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: lâm nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp và dịch vụ. Mức độ khai thác từng loại tài nguyên đất, rừng, khí hậu, nguồn nước… trên mỗi CQ để phát triển các ngành kinh tế không giống nhau ở từng CQ.
Nhìn chung, hiện trạng sử dụng các CQ phù hợp với chức năng của chúng. Những loại CQ số 1, 2, 3, 4, 6, 10… có chức năng phòng hộ đầu nguồn, chúng được quy hoạch và hiện đang là lâm nghiệp phòng hộ của tỉnh. Các CQ này được bảo vệ nghiêm ngặt. Lớp phủ rừng của các CQ đó có vai trò rất quan trọng trong việc giữ nước, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn cho những vùng núi có độ cao lớn nhất tỉnh (phía tây Trà Bồng, Sơn Tây và phía nam Ba Tơ) ở vùng thượng nguồn của sông Trà Bồng, Trà Khúc. Các CQ số 18, 23, 24, 25, 26, 27, 34, 35, 41, 47… có chức năng phòng hộ sản xuất, và hiện tại, chúng đều được sử dụng vào phát triển lâm nghiệp. Tuy nhiên, các CQ số 5, 9, 13 và 20 có chức năng phòng hộ đầu nguồn, đã được quy hoạch vào sản xuất lâm nghiệp. Nhưng do khai thác quá mức, do cháy rừng, nên các CQ này có hiện trạng lớp phủ thực vật là trảng cây bụi và trảng cỏ thứ sinh. Vì vậy, hiện trạng sử dụng của chúng chưa đúng với yêu cầu thực tiễn đặt ra.
93
Các CQ rừng trồng trên các loại đất khác nhau của tỉnh đều được phát triển lâm nghiệp sản xuất. Trên nhiều CQ, rừng đã khép tán (CQ số 8, 12, 19). Một số khoanh vi thuộc các CQ số 62, 68, 91, 103, 116, 124 hiện đang được tiến hành trồng mới. Một số CQ đang được sử dụng vào sản xuất nương rẫy thuộc vùng núi trung bình (CQ số 16, 22) là những CQ có hiện trạng sử dụng bất hợp lí. Mục đích của việc sử dụng vào phát triển nương rẫy là nhằm cung cấp lương thực tại chỗ cho người dân. Tuy nhiên, trên sườn dốc, độ dốc 15 - 25º, hình thức sản xuất này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xói mòn đất.
Các CQ số 76, 80, 84, 88, 91, 92, 94, 96, 100,103, 104, 106, 108, 111, 114, 116, 117, 119 là những CQ rừng trồng, cây trồng lâu năm trên nhiều loại đất khác nhau thuộc thung lũng vùng trung lưu sông Trà Khúc (huyện Sơn Hà) vùng đồi (huyện Sơn Tịnh, Bình Sơn), có nhiều khoanh vi được đưa vào sản xuất nông - lâm kết hợp, trồng cây công nghiệp lâu năm, có những khoanh vi chủ yếu được trồng rừng nguyên liệu phục vụ cho nhà máy chế biến gỗ thuộc khu kinh tế Dung Quất.
Những loại CQ số 93, 97, 102, 105, 109, 112, 118, 120 được sử dụng vào trồng cây hàng năm: mía, sắn, dưa hấu, ngô và các loại hoa màu khác. CQ số 131, 132, 134, 135, 136, 138 và 139 vừa được trồng lúa nước (ở nơi trũng thấp), vừa trồng hoa màu, là nơi sinh sống của người dân (trên độ cao lớn hơn). CQ số 123 được sử dụng để làm ruộng muối. Một số khoanh vi thuộc CQ số 116, 119, thuộc Bình Sơn, được sử dụng vào trồng rừng phòng hộ xung quanh khu công nghiệp.
Như vậy, ở Quảng Ngãi, các loại CQ đã được khai thác và sử dụng vào phục vụ phát triển các ngành sản xuất, đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho người dân. Một số CQ có hiện trạng sử dụng chưa phù hợp, chúng cần được điều chỉnh cho hợp lí. Đó là cơ sở để luận án đưa ra kiến nghị khai thác và sử dụng hợp lí các CQ của tỉnh.
94
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
1. Mỗi nhân tố thành tạo CQ có một vai trò nhất định đối với sự thành tạo CQ Quảng Ngãi và phải được xét trong mối quan hệ với tất cả các hợp phần và các quá trình tự nhiên. Vị trí địa lí quyết định thiên nhiên Quảng Ngãi là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa điển hình. Nền tảng nhiệt - ẩm “nhiệt đới ẩm gió mùa không có mùa đông lạnh” quy định toàn lãnh thổ Quảng Ngãi có một kiểu CQ là RKTX
nhiệt đới mưa mùa. Yếu tố nền rắn quyết định Quảng Ngãi có 3 lớp CQ; các quá trình địa mạo vận chuyển vật chất từ lớp CQ núi, đồi xuống lớp CQ đồng bằng ở phía đông thông qua dòng chảy sông ngòi. Nhờ có thổ nhưỡng và hiện trạng lớp phủ thực vật phân hóa đa dạng, tạo sự phân hóa đa dạng cho CQ Quảng Ngãi. Tham gia vào sự hình thành, phát triển và biến đổi CQ của tỉnh phải kể đến vai trò hoạt
động nhân tác - nhân tố tăng cường mức độ đa dạng hình thái CQ trên nền chung
của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhờ vậy, CQ Quảng Ngãi đa dạng trong cấu trúc và chức năng, phức tạp trong động lực biến đổi. Đó là tiền đề thúc đẩy hoạt động ĐGCQ toàn lãnh thổ phục vụ phát triển các ngành kinh tế của tỉnh.
2. Với đặc thù là tỉnh duyên hải miền Trung, CQTN Quảng Ngãi phân hóa rất đa dạng và ngày càng mang đậm dấu ấn nhân sinh. Tính chất đa dạng và phức tạp được thể hiện qua cấu trúc CQ: Ở Quảng Ngãi, đồi núi chiếm ¾ diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, nghiêng từ tây sang đông, nên CQ phân hóa theo chiều tây - đông, từ miền núi - xuống đồng bằng. Lãnh thổ Quảng Ngãi nằm trong hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa, thuộc phụ hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa không có mùa đông lạnh, bao trùm trên toàn lãnh thổ là một kiểu CQ RKTX nhiệt đới mưa mùa,
gồm 3 lớp CQ, 7 phụ lớp, 16 hạng và 139 loại CQ. Riêng huyện Bình Sơn có 48 loại CQ và được phân hóa thành 107 dạng CQ khác nhau.
3. Luận án xác định CQ Quảng Ngãi có hai nhóm chức năng CQ chính là chức năng phòng hộ và BVMT và chức năng phát triển kinh tế. Quảng Ngãi nằm trong vùng NĐGM. Nhịp điệu mùa là quy luật biến đổi CQ bao trùm trên toàn lãnh thổ bên cạnh quy luật phân hóa theo đai cao. Nhịp điệu mùa còn quyết định tính mùa vụ trong hoạt động sản xuất, chi phối phương thức khai thác tài nguyên ở mỗi
vùng miền. Đó cũng là lí do cần phải tiến hành các hoạt động ĐGCQ nhằm xác định tiềm năng ở mỗi khu vực tự nhiên của tỉnh nhằm điều chỉnh hoạt động khai thác CQ phù hợp với quy luật tự nhiên, hướng tới phục hồi, tái tạo tài nguyên, BVMT vì mục tiêu PTBV cho địa phương.
95
Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG