mục đích khác nhau. Đây là căn cứ để quyết định việc nên tiếp tục hay không tổ chức sản xuất trên đơn vị CQ đó. Hiện trạng sử dụng được chia thành 3 cấp sau:
s1: CQ đang sản xuất nông nghiệp (cây lâu năm, hàng năm) s2: Nương rẫy, rừng trên đồi, trảng cỏ cây bụi trên đất phù sa.
s3: Trảng cỏ cây bụi trên đất cát, trên đất mặn, cây trồng trong khu dân cư
Các CQ rừng trên độ dốc lớn, rừng trên đất cát và cồn cát ven biển cần được bảo vệ và chăm sóc; CQ 123 (đồng muối) không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, những loại CQ rừng trồng trên trung lũng và trũng giữa núi, vùng đồi cần được đánh giá để xem xét tiềm năng thực hiện nông - lâm kết hợp.
+ Xác định trọng số
Từ lí luận lựa chọn trọng số ở mục 1.5.3.2 (chương 1) và kết quả phân tích đặc điểm, vai trò các chỉ tiêu ở trên, luận án đã xác định loại đất là chỉ tiêu ảnh hưởng mang tính chất quyết định đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, có trọng số là 3. Tiếp theo là các chỉ tiêu: lượng mưa trung bình năm, số tháng khô, hiện trạng sử dụng và lớp phủ thực vật, có trọng số là 2. Các chỉ tiêu còn lại có trọng số là 1 (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Trọng số của các chỉ tiêu đánh giá cho phát triển nông nghiệp
Trọng số k = 3 k = 2 k = 1
Chỉ tiêu Loại đất Lượng mưa TB năm; số tháng khô; hiện trạng sử dụng và lớp phủ TV
Độ dốc; tầng dày đất; số tháng lạnh; thành phần cơ giới
+ Thang điểm và đánh giá riêng các chỉ tiêu: Trên cơ sở phân tích mức độ tác động của mỗi chỉ tiêu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, luận án phân chia
97
mức độ thích hợp của mỗi chỉ tiêu và đánh giá riêng các chỉ tiêu đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Kết quả như sau (bảng 3.2):
Bảng 3.2: Đánh giá riêng các chỉ tiêu của loại CQ đối với sản xuất nông nghiệp
STT Loại chỉ tiêu Mức độ thích hợp
Rất thích hợp (N1) Thích hợp trung bình (N2) Ít thích hợp (N3)
1 Độ dốc ≤ 3º 3º - ≤ 8º 8º -15º
2 Loại đất Pbc, Pc, Py, D, Rk, Fu Fa, Fs, Xa, Pg Xg, Ba, C, M,
3 Tầng dày đất ≥ 100cm 50 – 100cm ≤ 50cm
4 Thành phần cơ giới trung bình nặng nhẹ, thô
5 Lượng mưa TB năm 2000 – 3000 1500 – 2000
≥ 3000 ≤ 1500
6 Số tháng lạnh 0 1-2 ≥ 3
7 Số tháng khô ≤ 2 3 - 4 ≥ 5
8 Hiện trạng sử dụng và lớp phủ TV lớp phủ TV
Sản xuất nông nghiệp (cây trồng lâu năm, cây
hàng năm)
Trảng cỏ cây bụi trên đất Fa, Xa, Py, Pc
Trảng cỏ cây bụi trên đất C, Cc, M
3.1.1.2. Đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp các CQ cho phát triển nông nghiệp
Sau khi xác định các CQ chứa đựng yếu tố giới hạn đối với phát triển nông nghiệp và xếp chúng vào mức độ không thích hợp, NCS tiến hành đánh giá cho 93
loại CQ. Mỗi loại CQ được đánh giá theo 8 chỉ tiêu trên, kết quả đánh giá là trung bình cộng các điểm thành phần sau khi đã nhân trọng số. Áp dụng công thức tính
(I) ở chương 1, kết quả đánh giá như sau: số điểm cao nhất: Nmax = 4,3 điểm (CQ số 86), số điểm thấp nhất Nmin = 2,5 điểm (CQ số 99), (Phụ lục 3. Bảng 1).
Phân hạng mức độ thích hợp: khoảng cách điểm giữa các mức độ thích hợp được tính theo công thức (II) ở chương 1, với khoảng điểm đều nhau là 0,6 điểm, điểm giữa các mức độ thích hợp phân chia thành 3 cấp như bảng sau:
Bảng 3.3: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
Bậc Mức độ Điểm
N1 Rất thích hợp 3,8 – 4,3
N2 Thích hợp trung bình 3,1 – 3,7
N3 Ít thích hợp 2,5 – 3,0
Bảng 3.4: Phân hạng mức độ thích hợp từng loại CQ cho phát triển nông nghiệp
Mức độ Rất thích hợp (N1) Thích hợp trung bình (N2) Ít thích hợp (N3) Số loại CQ 56, 74, 75, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 105, 116, 117, 118, 132, 135, 138 21, 31, 33, 38, 40, 44, 46, 48, 49, 50, 51,52, 54, 64, 65, 66, 69, 70, 73, 78, 100, 101, 102, 103, 104, 111, 112, 119, 120, 134, 136, 139. 5, 15, 17, 22, 30, 32, 39, 45, 59, 63, 76, 77, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 106, 107, 108, 109, 110, 113, 114, 115, 121, 122, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 133, 137
98
Ở Quảng Ngãi, đồi núi chiếm đến ¾ diện tích, nên diện tích các CQ không thích hợp cho nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn: 56,9% diện tích tự nhiên (270.041,9 ha). Ở mức rất thích hợp cho nông nghiệp có 22 CQ, diện tích là 49.415,78ha (10,4%); ở mức độ thích hợp trung bình là 56.482,53 ha (11.9%). Ở mức ít thích hợp có diện tích khá lớn: 98.282ha (khoảng 20,7% diện tích toàn tỉnh). Mặc dù diện tích rất thích hợp và thích hợp trung bình cho phát triển nông nghiệp không nhiều, nhưng nông nghiệp Quảng Ngãi có nhiều thế mạnh: ĐKTN thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới toàn diện. Nhờ có một số loại CQ thuộc lớp núi, mùa đông mát, góp phần làm đa dạng cơ cấu cây trồng. Nông nghiệp Quảng Ngãi không chỉ là ngành sản xuất giữ nhiệm vụ đảm bảo nhu cầu lương thực cho người dân toàn tỉnh, mà còn có truyền thống sản xuất lâu đời.
3.1.2. Đánh giá cảnh quan cho phát triển lâm nghiệp
3.1.2.1. Hệ thống chỉ tiêu, thang điểm và bậc trọng số
+ Lựa chọn chỉ tiêu