- Phân cấp thang điểm
2.1.2.7. Các quá trình tự nhiên và tai biến thiên nhiên
“Thiên tai là quá trình tiến hóa tất yếu của tự nhiên, con người đã chung
sống và còn tiếp tục phải chung sống với thiên tai” [17]. Vì vậy, việc nắm các quy
luật tự nhiên để phòng tránh, dự báo tai biến thiên nhiên là rất cần thiết. Cũng như các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, hàng năm ở Quảng Ngãi thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới, trượt lở đất, sạt lở bờ sông, lũ lụt, hạn hán…). Thông thường, khi một loại thiên tai xảy ra, thường gây ra nhiều hậu quả như ô nhiễm MT [9], biến đổi CQ thiên nhiên, thiệt hại về kinh tế và cả con người.
Khi bão xảy ra thường kèm theo gió mạnh, mưa lớn gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Quảng Ngãi đã có rất nhiều trận lũ lịch sử, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, ô nhiễm MT sau lũ và biến đổi của tự nhiên: trượt lở đất, lũ ống, lũ quét ở miền núi [6], lũ lụt ở đồng bằng, sạt lở cửa sông, bờ biển…. [66], [85]. Cơn bão số 9 năm 1999, mưa lớn do bão kết hợp với gió mùa đông bắc, nước lũ dâng lên nhanh chóng (sông Trà Khúc, tại Trà Khúc là 6,26m; sông Trà Bồng tại Châu Ổ là 6,98m). Nước lũ gây sạt lở bờ sông rất nghiêm trọng. Trên sông Trà Bồng, sạt lở và bồi lắng làm biến dạng địa hình rất mạnh. “Tại xã Bình Minh huyện Bình Sơn, sau
trận lũ 1999, lòng sông ở đây mở rộng thêm 20 mét, khối đất lở dài đến 150 mét, những dãy tre mới trồng đều bị cuốn trôi” [6], [74]. Do mưa lớn, địa hình dốc, bị
chia cắt mạnh, nước lũ tập trung nhanh, trong khi cửa sông bị thu hẹp (do các cồn cát di động), khó tiêu thoát nước lũ, nên vùng đồng bằng bị ngập sâu trong nước lũ 3 – 4 mét, với thời gian ngập 2- 4 ngày, có nơi 6 ngày. Sau khi nước lũ rút, CQ đồng bằng bị biến đổi mạnh mẽ. Đồng bằng Quảng Ngãi là nơi dân cư tập trung đông đúc, các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động ở đây, nhưng lại thường xuyên bị ngập lụt [18], [85]. Vùng núi tuy không bị ảnh hưởng của lũ, nhưng hiện tượng sạt lở, trượt đất, nứt đất thường xảy ra, nhất là trên sườn dốc được người dân khai phá trồng hoa màu và dọc theo các tuyến giao thông (tỉnh lộ 622).
63
Ngược lại, vào mùa khô, hiện tượng hoang mạc hóa gia tăng [34], [35]. Khô hạn xảy ra có mức độ khác nhau giữa các vùng, gây thiệt hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp, nước cho sinh hoạt, nước tưới. Khi nắng hạn xảy ra, nguy cơ cháy rừng rất cao. Vùng ven biển giáp biển, nước ngầm bị nhiễm mặn. Nước mặn xâm nhập sâu vào cửa sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Thoa, sông Trà Câu. Tuy nhiên, thiệt hại về MT đến nay ở Quảng Ngãi chưa đánh giá được.
Mỗi yếu tố thành tạo CQ giữ một vai trò nhất định. Phải nhấn mạnh rằng vai
trò của từng yếu tố được đánh giá là quan trọng khi chúng được xém xét trong mối quan hệ với tất cả các yếu tố khác. Giữa các hợp phần thành tạo CQ luôn có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Yếu tố này thay đổi dẫn đến sự thay đổi của các yếu tố khác và cuối cùng là sự thay đổi của CQ. Đó là động lực phát triển và biến đổi CQ. Ở Quảng Ngãi, tai biến thiên nhiên: mưa lớn gây ngập lụt, trượt lở đất, sạt lở bờ
sông, xâm thực cửa sông ven biển… dẫn đến sự phá hủy CQ là những minh chứng cho mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố, là “sức mạnh” tổng hợp của tự nhiên trong thành tạo CQ lãnh thổ này. Tuy nhiên, biến cố tự nhiên xảy ra cho CQ và MT là rất ít, nếu không có sự thúc đẩy của con người. Hoạt động nhân tác là nguyên nhân biến đổi toàn diện các CQ và là động lực phát triển CQ.