Lượng mưa trung bình năm (m) là yếu tố quyết định đặc điểm, trạng thái và cấu trúc của lớp phủ thực vật, các thảm rừng Đối với sản xuất lâm nghiệp, trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi_luận án tiến sĩ địa lí (Trang 109 - 112)

và cấu trúc của lớp phủ thực vật, các thảm rừng. Đối với sản xuất lâm nghiệp, trong khi còn phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời, chỉ tiêu này rất quan trọng, được chia thành 3 cấp như sau: rất thích hợp - m1: > 3000mm/n; thích hợp - m2: 2000 - 3000mm/n; kém thích hợp - m3: < 2000mm/n.

+ Số tháng khô (k) cũng là chỉ tiêu rất quan trọng, quyết định trạng thái thường xanh quanh năm hoặc rụng lá của thảm thực vật, của rừng và các thảm cây trồng. Lãnh thổ Quảng Ngãi thuộc kiểu khí hậu NĐGM điển hình, có tiềm năng ẩm phong phú. Tuy nhiên, khu vực phía đông nam của tỉnh xuất hiện mùa khô ngắn, khá rõ rệt. Do đó, đối với sản xuất lâm nghiệp chỉ tiêu này được chia thành 3 cấp: Rất thích hợp, không có mùa khô, k1= 0 tháng (quan sát thấy ở tâm mưa lớn trên

vùng núi phía tây); Thích hợp, mùa khô ngắn không đáng kể - k2: 1- 2 tháng và

Kém thích hợp, mùa khô trung bình: k3 = 3 - 4 tháng.

+ Xác định trọng số: Trọng số của các chỉ tiêu đánh giá phát triển lâm nghiệp có thay đổi so với nông nghiệp. Chỉ tiêu được lựa chọn có bậc trọng số cao nhất là hiện trạng rừng (trọng số là 3), tiếp đến là lượng mưa trung bình năm và số

tháng khô (trọng số là 2), các chỉ tiêu còn lại có trọng số là 1.

Bảng 3.5. Trọng số của các chỉ tiêu đánh giá cho phát triển lâm nghiệp

Trọng số k = 3 k = 2 k = 1

Chỉ tiêu Kiểu rừng - hiện

trạng sử dụng

Lượng mưa TB năm; Số tháng khô

Dạng địa hình; độ dốc; loại đất; tầng dày đất; thành phần cơ giới

+ Thang điểm và đánh giá riêng các chỉ tiêu: Tương tự như đánh giá canh quan cho phát triển nông nghiệp, sau khi xác định trọng số từng chỉ tiêu, luận án đánh

100

giá riêng mức độ thích hợp của từng chỉ tiêu cho phát triển lâm nghiệp, kết quả ở bảng dưới (bảng 3.6)

Bảng 3.6: Đánh giá riêng các chỉ tiêu của loại CQ đối với sản xuất lâm nghiệp

STT Loại chỉ tiêu Mức độ thuận lợi Rất thích hợp (L1) Thích hợp trung bình (L2) Ít thích hợp (L3) 1 Kiểu rừng - hiện trạng sử dụng RKTX, rừng kín thứ sinh; Rừng ven biển Rừng trồng, rừng tre nứa, cây trồng lâu năm

Trảng cỏ - cây bụi thứ sinh, nương rẫy, cây hàng năm 2 Dạng địa hình Núi trung bình, núi thấp,

đồng bằng cao ven biển trũng giữa núi Đồi cao, thung lũng và Đồi thấp thoải

3 Độ dốc 15º - 25º 25º -35º ≤ 15º, ≥ 35º

4 Loại đất H, Fa, Fu, Fs, Rk Xa, C, Cc, D,M Ba, Xg, E

5 Tầng dày ≥ 100cm 50 – 100cm ≤ 50cm

6 Th. phần cơ giới Nặng Trung bình Nhẹ, thô

7 L. mưa TB năm ≥ 3000 2000 - 3000 ≤ 2000

8 Số tháng khô 0 1- 2 3- 4

3.1.2.2. Kết quả đánh giá tổng hợp và phân hạng mức độ thích hợp các CQ cho phát triển lâm nghiệp

Những CQ đã đánh giá là thích hợp nhất cho phát triển nông nghiệp, được ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, không đánh giá cho phát triển lâm nghiệp (như CQ trên đất phù sa ở đồng bằng và thung lũng, trũng giữa núi hay đồng muối). Sản xuất lâm nghiệp không bị giới hạn bởi độ dốc, nên những CQ trảng cỏ trên đất cát ven biển, trên vùng đồi thấp đều được đưa vào đánh giá, nhằm xác định khả năng cải tạo chúng để đưa vào khai thác. Vì vậy, số loại CQ đưa vào đánh giá cho sản xuất lâm nghiệp là 122 loại CQ. Áp dụng công thức tính điểm như đánh giá cho nông nghiệp, kết quả ĐGCQ cho lâm nghiệp như sau: số điểm cao nhất: Lmax = 4,0 điểm, số điểm thấp nhất Lmin = 2,0 điểm. Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích hợp là 0,6 điểm. Khoảng điểm giữa 3 mức độ thích hợp ở bảng 3.7.

Bảng 3.7: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích hợp của CQ cho phát triển lâm

Bậc Mức độ Điểm

L1 Rất thích hợp 3,4 – 4,0

L2 Thích hợp trung bình 2,7 – 3,3

L3 ít thích hợp 2,0 – 2,6

Bảng 3.8: Phân hạng mức độ thích hợp các loại CQ cho phát triển lâm nghiệp

Mức độ Rất thích hợp (L1) Thích hợp trung bình (L2) Ít thích hợp (L3) Loại CQ 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11, 12, 14, 15, 18, 19, 20, 21, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 31, 34, 35, 36, 38, 41, 42, 44, 47, 48, 50, 53, 55, 57, 58, 61, 62, 64, 67, 68, 69, 70, 71, 5, 9, 13, 16, 17, 22, 30, 32, 33, 37, 39, 40, 43, 45, 46, 49, 51, 52, 54, 56, 59, 60, 63, 65, 66, 70, 73, 74, 75, 76, 88, 89, 90, 91, 92, 94, 96, 100, 103, 104, 111, 116, 117, 119, 120, 77, 78, 93, 95, 97, 98, 99, 101, 102, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 112, 113, 114, 115, 118, 121, 122, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 133, 137,

101

Điểm đánh giá từng loại CQ cho phát triển lâm nghiệp và mức độ thuận lợi của chúng được thể hiện ở Phụ lục 3 bảng 2. Tổng diện tích các CQ được xếp ở mức rất thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp chiếm đến 47,8% (226.460,4ha). Điều này chứng tỏ Quảng Ngãi có tiềm năng lớn cho phát triển lâm nghiệp.

3.1.3. Đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch

Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển vùng Trung Trung Bộ được biết đến với nhiều địa danh du lịch nổi tiếng. Đường bờ biển dài khoảng 130 km, Quảng Ngãi có nhiều bãi biển đẹp như Sa Huỳnh nằm sát ngay quốc lộ 1A, bãi biển Mỹ Khê, Khe Hai. Quảng Ngãi còn có nhiều danh thắng nổi tiếng như Thiên Ấn - Di tích Quốc gia (1990), cao khoảng 100m được người xưa gọi là “Thiên ấn niêm hà”, trên đỉnh núi có ngôi chùa cổ và mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng; Thành cổ Châu Sa, Trường Lũy, di tích đồn Cổ Luỹ... Vùng núi phía tây của tỉnh có nhiều dạng địa hình, nhiều phong cảnh đẹp, do có chế độ mưa ẩm phong phú nên hệ thực vật nhiệt đới đa dạng có tính hấp dẫn đáng kể, trên những làng người Ca Dong, Cor, Hrê sinh sống có khí hậu mát mẻ là điểm thu hút khách du lịch tham quan, nghỉ dưỡng… Quảng Ngãi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch.

3.1.3.1. Lựa chọn chỉ tiêu và đánh giá các dạng tài nguyên du lịch trong cấu trúc cảnh quan

a. Tài nguyên du lịch tự nhiên

+ Khí hậu cho phát triển du lịch Quảng Ngãi: Khí hậu là một trong những

dạng tài nguyên được quan tâm hàng đầu trong hoạt động du lịch. Quảng Ngãi nằm trong phụ hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa không có mùa đông lạnh, cho phép các hoạt động du lịch có thể diễn ra hầu như quanh năm, trừ khi có hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa lớn do ATNĐ, bão, gió tây khô nóng). Khí hậu NĐGM điển hình của Quảng Ngãi có mùa hè nóng, mùa mưa ở vùng núi phía tây đến sớm hơn so với vùng đồng bằng phía đông. Vùng đồi núi phía tây mùa mưa dài 8- 9 tháng (từ tháng 5 đến tháng 12, đôi khi sang cả tháng 1 năm sau). Còn phía đông, ven biển do ảnh hưởng của gió tây khô nóng, mùa mưa ngắn hơn, dài khoảng 4-5 tháng (từ tháng 8 đến tháng 12). Căn cứ vào các yêu cầu đảm bảo sức khỏe con người, luận án xác định các yếu tố khí hậu đối với sự thích nghi của con người (Phụ lục 3. Bảng 3a) và các chỉ tiêu sinh học đối với con người phục vụ hoạt động du lịch Quảng Ngãi (Phụ lục 3. Bảng 3b).

102

Kết quả đánh giá cho thấy: so sánh với các chỉ tiêu phân loại khí hậu tốt - xấu đối với sức khoẻ con người, lượng mây và số giờ nắng Quảng Ngãi thuộc loại rất tốt đến tốt, tốc độ gió có mức độ thích hợp từ bình thường đến tốt cho sức khoẻ con người, chế độ nhiệt nằm ở hạng khá thích nghi; độ ẩm không khí thuộc loại rất tốt; lượng mưa ở Quảng Ngãi có thể xếp vào loại từ khá thích nghi đến nóng (mưa nhiều và rất nhiều). Trong mùa mưa tuy có nhiều ngày mưa nhưng nó chỉ làm ảnh hưởng ít nhiều đến các hoạt động du lịch ngoài trời hoặc các hoạt động du lịch biển, còn các hoạt động du lịch dạng tìm hiểu văn hoá, các hoạt động diễn ra trong nhà vẫn có thể tiến hành bình thường. Giữa khí hậu nhiệt đới nóng bức ở Quảng Ngãi, các cơn mưa rào có tác dụng giải nhiệt, tạo bầu không khí trong lành cho du khách. Phân tích theo cấu trúc CQ chúng ta dễ dàng nhận ra rằng:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi_luận án tiến sĩ địa lí (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)