Nhóm công trình nghiên cứu các hoạt động KTXH, mô hình sản xuất và ảnh hưởng của hoạt động nhân tác đến CQ tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi_luận án tiến sĩ địa lí (Trang 32 - 34)

ảnh hưởng của hoạt động nhân tác đến CQ tự nhiên

+ Các hoạt động KT-XH, đề án, mô hình phát triển. Sau 10 năm nhà máy lọc dầu được xây dựng, Phạm Hữu Tôn (2008) khái quát thành tựu bước đầu, khẳng định vai trò của nhà máy và KCN Dung Quất trong quá trình phát triển KT-XH Quảng Ngãi “Dung Quất – Trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ lớn của

khu vực miền Trung và Việt Nam”. Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động (02/2009) là “cú hích” quan trọng, thúc đẩy kinh tế Quảng Ngãi giai đoạn hiện nay. Song song với các mô hình sản xuất, có mô hình phục vụ xoá đói giảm nghèo của

23

Đặng Trung Thuận và Trương Quang Hải (1999) nghiên cứu ở đầu nguồn sông Trà

Khúc [83], các huyện miền núi của tỉnh đều có Đề án hỗ trợ xoá đói giảm nghèo.

Qua các công trình, có thể nhận thấy hoạt động khai thác tài nguyên ở Quảng Ngãi diễn ra rộng khắp. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế tập trung ở đồng bằng, trong khi miền núi - lợi thế về đất đai - vẫn chưa được khai thác. Cường độ khai thác và mức độ tác động của con người vào tự nhiên ngày càng mạnh nhưng hiện trạng phát triển KT-XH chưa tương xứng với tiềm năng.

+ Các quy hoạch phát triển ngành và phát triển KT-XH. Năm 2009, Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai và hoàn thành “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH

tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và tầm nhìn 2025”. Quy hoạch đề xuất định hướng,

giải pháp phát triển các ngành sản xuất, các lĩnh vực xã hội. Từ quy hoạch tổng thể, các sở, ban ngành quy hoạch cho từng ngành cụ thể.

1.1.4. Nhận xét chung

NCCQ trên Thế giới phát triển mạnh mẽ và rộng khắp các châu lục, các quốc gia. NCCQ theo nhiều hướng, nhiều liên ngành và áp dụng trên nhiều lĩnh vực. Điều đó chứng tỏ vai trò, tầm quan trọng của KHCQ. Ở nước ta, NCCQ có những bước tiến lớn. Ứng dụng vào NCCQ nhiệt đới ẩm gió mùa trong điều kiện Việt Nam đã và đang góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Góp phần khai thác TNTN phục vụ phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ngãi, nhiều nghiên cứu về đặc điểm ĐLTN liên tục được tiến hành. Trong số đó, nghiên cứu ứng dụng phòng tránh thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, hay những nghiên cứu về lợi thế của ĐKTN phục vụ phát triển kinh tế đối với Quảng Ngãi có ý nghĩa vô cùng thiết thực.

Hướng nghiên cứu ĐLTN tổng hợp ở Quảng Ngãi được tiến hành khá sớm, nhưng còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu và đánh giá ĐKTN theo từng đơn vị CQ cho đến nay còn rất ít. Vì vậy, hướng lựa chọn nghiên cứu của luận án cho tỉnh Quảng Ngãi là rất cần thiết. Muốn đánh giá tiềm năng tự nhiên, thế mạnh của vùng cần phải có những nghiên cứu tổng hợp trên quan điểm CQ, nhằm làm sáng tỏ bức tranh phân hoá tự nhiên - cơ sở đề xuất chính sách khai thác và SDHL chúng.

1.2. Những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu

24

Khái niệm CQ được sử dụng lần đầu tiên vào đầu thế kỉ XIX. Theo tiếng Đức: cảnh quan nghĩa là phong cảnh (Die Landschaft) [17], [25], [38]. Các nhà địa lí Nga xây dựng khái niệm CQ rộng hơn (theo quan điểm địa lí) gọi là địa lí CQ.

Cho đến nay, trên Thế giới còn tồn tại nhiều trường phái NCCQ, tất yếu hình thành nhiều quan niệm CQ khác nhau. Trong KHCQ nói riêng và khoa học địa lí nói chung có ba quan niệm cảnh quan cùng song song tồn tại (tuỳ theo nội dung nghiên cứu muốn diễn đạt): CQ là một khái niệm chung, đồng nghĩa với địa tổng thể, địa hệ

(F.N. Minkov, D.L.Armand...); CQ là đơn vị mang tính kiểu loại, là các đơn vị phân loại (B.B.Polưnov, N.A. Gvozdetxki,...); CQ là các đơn vị cá thể,là các đơn vị phân vùng (N.A.Xolsev, A.G.Ixatxenko, Vũ Tự Lập...).

Trong nghiên cứu Địa lí tổng hợp, CQ đều được hiểu theo cả ba khái niệm trên và đều có giá trị ứng dụng. Các nhà NCCQ thường sử dụng hai quan niệm CQ là kiểu loại và CQ là cá thể. Trong đó, quan niệm kiểu loại được sử dụng phổ biến hơn. Dù CQ được hiểu theo quan niệm nào chăng nữa, muốn nghiên cứu ĐGCQ, phải phân chia lãnh thổ (theo các quy luật phân hoá của nó) thành những đơn vị chung (unit) hay các CQ (hoặc CQ sinh thái) [38], [59].

1.2.2. Khái niệm nghiên cứu cảnh quan

CQ luôn có tính thống nhất cao, các hợp phần của CQ tồn tại và phát triển trong mối quan hệ nhân quả rất chặt chẽ. Theo Nguyễn Thượng Hùng “NCCQ thực

chất là nghiên cứu về các quá trình tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên, nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và quy luật phân hoá của tự nhiên nhằm phát hiện và phân chia ra các thể tổng hợp tự nhiên, các đơn vị CQ có tính đồng nhất tương đối trong lãnh thổ làm cơ sở đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN và KT-XH để lập quy hoạch SDHL, phát triển KT-XH và BVMT” [42, tr.5], [59, tr.8].

1.2.3. Đánh giá cảnh quan, mối quan hệ giữa nghiên cứu cảnh quan và đánh giá cảnh quan đánh giá cảnh quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi_luận án tiến sĩ địa lí (Trang 32 - 34)