Kiểu cảnh quan: Lãnh thổ QuảngNgãi thuộc một kiểu CQ rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mù

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi_luận án tiến sĩ địa lí (Trang 78 - 83)

- Phân cấp thang điểm

a. Kiểu cảnh quan: Lãnh thổ QuảngNgãi thuộc một kiểu CQ rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mù

Toàn tỉnh Quảng Ngãi có 1 kiểu CQ, 3 lớp CQ, 7 phụ lớp, 16 hạng và 139 loại CQ.

a. Kiểu cảnh quan: Lãnh thổ Quảng Ngãi thuộc một kiểu CQ rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa. thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa.

Quảng Ngãi nằm trong vùng khí hậu NĐGM điển hình. Vùng núi có nhiệt độ thấp hơn nhưng chế độ nhiệt vẫn đạt tiêu chuẩn nhiệt đới. Lượng mưa dồi dào, các trung tâm mưa lớn đều > 3500mm/năm (Ba Tơ: 3660,5mm, Trà Bồng: 3571,4mm). Số ngày mưa khá nhiều (140 – 150 ngày/năm), nên ẩm ướt quanh năm, trừ một số thung lũng thấp (ảnh hưởng gió tây khô nóng). Nơi có lượng mưa thấp nhất nằm ở phía nam dải đồng bằng ven biển (Sa Huỳnh: 3 tháng mưa dưới 25mm/tháng và tổng lượng mưa năm: 1773,6mm/n), có 2 -3 tháng khô. Mặc dù có lượng mưa thấp nhưng vẫn đạt trên 1500mm/n, chiếm phạm vi hẹp ở phía Đông Nam tỉnh. Vì vậy, đây là nền tảng hình thành CQ nhiệt đới nóng ẩm trên toàn lãnh thổ Quảng Ngãi.

Độ ẩm tương đối khá cao (85%), thay đổi theo mùa và theo độ cao địa hình. Khô nhất là tháng 5 đến tháng 7, độ ẩm vẫn đạt 80 – 83% [41], [82]. Càng lên cao và càng sang phía tây, số tháng thừa ẩm ướt (p > 100mm/tháng) càng tăng (Trà Bồng 8 tháng, Sơn giang 9 tháng, Ba Tơ 9 tháng… ). Lượng bốc hơi tăng dần từ bắc vào nam, từ miền núi xuống đồng bằng: ở đồng bằng, bốc hơi khả năng là 800 – 900mm/n, bằng 1/3 - 1/2 lượng mưa cả năm. Trong các thung lũng thấp và phía

69

nam lãnh thổ có lượng mưa thấp nhất tỉnh (2000mm/n), mùa khô ngắn (2 đến 3 tháng), nhưng vẫn phát triển RKTX. Vậy nên, lãnh thổ Quảng Ngãi đủ điều kiện để phát sinh, hình thành và phát triển thảm thực vật RKTX trên toàn tỉnh. Hiện trạng kiểu thảm thay đổi theo từng khu vực:

Ở đồng bằng, vùng đồi và vùng thung lũng thấp, thực vật phát triển mạnh, hình thành kiểu RKTX nhiệt đới mưa ẩm, cấu trúc nhiều tầng, khép tán. Tầng tán rừng gồm cây gỗ cao 18 - 25 m, tầng dưới tán cao 8 - 15 m, tầng cây bụi 2 - 8 m và tầng cỏ quyết (< 2m). “Các cây gỗ chiếm vai trò quan trọng trong tán rừng phần lớn là cây lá rộng có bộ lá thường xanh, chỉ có một vài cá thể rụng lá vào các tháng khô” [34], [44]. Trong rừng còn có nhiều loài phụ sinh, dây leo lớn. Khi tầng cây gỗ

lớn bị khai phá, tầng gỗ nhỡ trở thành tầng chính của rừng thứ sinh.

Trên núi trung bình phía Bắc Trà Bồng, phía Tây Sơn Hà, Sơn Tây, cấu trúc rừng đơn giản hơn ở vùng thấp (tầng cây gỗ, tầng cây bụi và tầng cỏ quyết). Cây gỗ có kích thước nhỏ hơn. Do độ ẩm lớn, trong rừng có nhiều loài phụ sinh, ít cây gỗ đại diện cho khu hệ nóng ẩm, các loài thuộc họ Fagaceae (họ Dẻ), Lauraceae (Long não) chiếm ưu thế. Nhiều nơi, thông hai lá (Pinus merkusiana) mọc khá thuần loại. Ngoài ra, còn có tre nứa phát triển mạnh thành vạt rộng. Tuy xuất hiện một số loài lá nhọn và lá kim nhưng rừng vẫn phát trển mạnh và có trạng thái kín thường xanh. Nói cách khác, tương quan nhiệt - ẩm trên toàn lãnh thổ Quảng Ngãi khá đồng nhất, đặc trưng sinh khí hậu cực đoan không rõ, mùa khô ngắn. Quần thể rừng trên toàn lãnh thổ nghiên cứu mang yếu tố thường xanh. Những nơi có hiện trạng lớp phủ là trảng cỏ cây bụi, rừng thứ sinh là kết quả tác động của quá trình nhân tác.

Hình 2.8: Sơ đồ hệ thống phân loại CQ áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu

15 L 49 L 49 L 5 H 3 H 26 L 1 H Lớp CQ núi Phụ lớp núi thấp Phụ lớp núi TB Thung lũng và trũng giữa núi

Phụ hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa không có mùa đông lạnh Hệ thống CQ nhiệt đới ẩm gió mùa

Kiểu CQ rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa

Lớp CQ đồi Phụ lớp đồi thấp Phụ lớp đồi cao 15 L 2 H 15 L 1 H 2 H 2 H 5 L 14 L Lớp CQ đồng bằng Phụ lớp ĐB cao ĐB thấp Phụ lớp

70

Thảm thực vật rừng phát triển mạnh trên nhiều loại đất khác nhau, từ đất cát và dải cồn cát ven biển, đến đất phù sa ở đồng bằng và các thung lũng vùng núi, đến đất xám, đất đỏ vàng vùng đồi và vùng núi. Trên núi trung bình, khí hậu mát và ẩm ướt, lớp phủ thực vật phát triển mạnh, đất tích lũy được lượng mùn khá lớn và hình thành loại đất mùn đỏ vàng trên núi có tầng mùn khá dày, độ phì khá cao. Hoạt động canh tác của con người đã thay thế thảm thực vật tự nhiên bởi thảm thực vật nhân tác. Sự tương tác giữa điều kiện khí hậu với các nhóm kiểu địa hình tạo nên những nét đặc thù cho từng lớp CQ Quảng Ngãi.

b. Lớp cảnh quan: Quảng Ngãi có 3 lớp CQ: Lớp CQ núi; Lớp CQ đồi; Lớp

CQ đồng bằng. Phần lớp diện tích lãnh thổ thuộc lớp CQ núi.

Bảng 2.8: Phân hoá các lớp cảnh quan Quảng Ngãi

STT Lớp CQ Độ cao tuyệt đối (m) Diện tích (km2) Tỉ lệ % diện tích

1 Núi > 300 354.978,03 68,9

2 Đồi 30 – 300 53.663,2 10,4

3 Đồng bằng < 30 83.491,7 16,2

Lớp cảnh quan núi: Phân bố ở độ cao trên 300m, là vùng núi phía tây Quảng Ngãi – sườn Đông của dãy Trường Sơn, nơi tập trung những đỉnh núi cao nhất tỉnh: Tà Cum (1.442m), Cà Đam (1.415m), thuộc huyện Trà Bồng; núi Roong (1.459m), núi Na Zin (1.408m) thuộc huyện Sơn Tây… Mức độ chia cắt mạnh. Lớp CQ này chiếm ưu thế là các dạng địa hình: dãy và khối núi bóc mòn – cấu trúc khối tảng, quá trình bóc mòn tổng hợp và rửa trôi; dãy và khối núi cấu tạo chủ yếu bằng đá trầm tích, sườn thoải; dãy núi bóc mòn kiến tạo trên đá biến chất và khối núi bóc mòn thạch học cấu tạo chủ yếu bởi đá macma xâm nhập, sườn dốc, quá trình sườn thống trị là trượt lở, đổ vỡ, di đẩy. Nhiều nơi bị bào mòn rửa trôi, xâm thực mạnh, lộ đá gốc. Các sườn có độ dốc lớn, từ 15º đến 25º. Trên các đỉnh núi cao, độ dốc đạt trên 35º, bị quá trình xâm thực - bào mòn mạnh. Trong lớp CQ này có nhiều bề mặt san bằng, độ cao phổ biến ở khoảng 600 – 900m; 1000 – 1200m.

Cân bằng nhiệt ẩm của lớp CQ này phụ thuộc chặt chẽ vào tác động tương tác giữa chế độ đại khí hậu và yếu tố đại địa hình lãnh thổ. Do nằm trên độ cao khá lớn nên ở đây xuất hiện thời gian lạnh ngắn, các tháng chính đông nhiệt độ khoảng 18ºC. Trong khi đó lượng mưa lớn (> 3000 mm/n), thời gian mùa kéo dài, khả năng bốc hơi giảm, duy trì trạng thái ẩm ướt quanh năm. Tuy nhiên, ở các thung lũng thấp, gió tây khô nóng hoạt động mạnh. So với đồng bằng, các thung lũng vùng núi chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng mạnh hơn, thời gian hoạt động dài hơn,

71

khoảng 60 ngày/năm, hoạt động sớm và kết thúc muộn hơn, giữa tháng 3 đến cuối tháng 8 (trong khi đồng bằng chỉ khoảng 40 ngày/năm). Thời tiết khô nóng diễn ra từ tháng 6 đến tháng 8 và nóng gay gắt nhất là tháng 7.

Đây là phần thượng nguồn của sông suối trong tỉnh: Trà Bồng ở phía bắc, sông Trà Khúc ở phía tây và tây nam, sông Vệ và Trà Câu ở phía đông nam. Mạng lưới sông suối chằng chịt càng làm cho địa hình bị chia cắt mạnh.

Sự xen kẽ giữa các khối núi và các thung lũng sâu nên sông suối có khả năng tập trung nước nhanh. Mưa lớn, địa hình dốc, nên xâm thực, bóc mòn và vận chuyển vật chất diễn ra mạnh mẽ. Càng sang phía đông thung lũng càng mở rộng, khả năng xâm thực yếu dần, nhưng do lớp phủ thực vật bị tàn phá, quá trình xói mòn, rửa trôi vẫn diễn ra rất mạnh. Một số khối núi thấp (900 - 1000m) nhô lên giữa lãnh thổ (huyện Minh Long, phía bắc Ba Tơ), làm cho chuyển tiếp từ lớp CQ núi xuống lớp CQ đồi và đồng bằng không liên tục. Đây cũng là nguyên nhân làm đổi hướng dòng chảy (sông Trà Khúc), nhưng các khối nhô này tạo thành những trung tâm mưa phụ, góp phần tăng cường lượng nước cung cấp cho sông ngòi.

Điều kiện nhiệt - ẩm dồi dào là yếu tố thuận lợi cho sinh vật phát triển. Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, cấu trúc nhiều tầng. Trong rừng có nhiều cây gỗ quý: gụ mật, chò chỉ, sơn, lim xanh, giổi… Những loài lá kim như: tuế, thông, kim giao, ngọc am… Ngoài ra còn có song, mây, tre, nứa, lá nón… và các loại dược liệu, rừng đặc sản (rừng quế, gió bầu)… [44], [82]. Rừng là MT sống của nhiều loài động vật: gấu, báo, bò rừng, vượn, khỉ trăn, rắn, rùa vàng. Sinh thái CQ núi cao cho phép bảo tồn lớp phủ rừng, nhưng với tốc độ khai thác quá mức của con người nên diện tích rừng tự nhiên ít bị tác động hiện còn lại diện tích không đáng kể.

Yếu tố nhân văn ở lớp CQ núi Quảng Ngãi được đặc trưng bởi sự đan xen giữa các cộng đồng dân tộc. Đa phần các dân tộc thiểu số sống trong lớp CQ này: Ca Dong (Sơn Tây), Cor (Trà Bồng, Tây Trà), Hrê (Ba Tơ, Sơn Tây, Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Hà)… Mặc dù cùng chung sống trên vùng đồi núi nhưng mỗi dân tộc có phương thức canh tác và sử dụng đất dốc khác nhau. Đồng thời, có sự phân quyền và phạm vi phân bố theo độ cao địa hình. Người Ca Dong và người Cor có số lượng ít, phạm vi phân bố hẹp trên những vùng đất cao nhất, phương thức đốt nương làm rẫy là chính. Người Hrê sống trên các bề mặt san bằng và các thung lũng thuận tiện cho canh tác lúa nước. Còn người Kinh tập trung chủ yếu ở các thị trấn, thị tứ, hoạt động buôn bán và canh tác lúa nước, trồng hoa màu, cây công nghiệp.

72

Lớp CQ núi có địa hình khá cao, chia cắt khá mạnh, độ dốc lớn lại cách xa về mặt địa lí nên giao thông đi lại khó khăn, giao lưu giữa các vùng gặp nhiều cách trở. Song, đây là phần thượng nguồn các sông lớn có lượng nước dồi dào cung cấp cho đồng bằng. Mọi biến động của lớp CQ này đều ảnh hưởng đến những vùng thấp hơn. Trên vùng núi cao nhất, khí hậu mát mẻ, nhiều phong cảnh đẹp... Nhờ vậy, bên cạnh thế mạnh lâm nghiệp và thuỷ điện, tiềm năng phát triển du lịch cũng được tạo nên từ lớp CQ này. Lớp núi có ba phụ lớp: phụ lớp CQ núi trung bình; phụ lớp CQ

núi thấp và phụ lớp CQ thung lũng và trũng giữa núi.

Lớp cảnh quan đồi: Phân bố ở độ cao từ 100 – 300m, độ dốc nhỏ (< 20º). Đây là lớp CQ chuyển tiếp từ lớp CQ núi xuống đồng bằng, phân bố ở giữa lãnh thổ. Đặc điểm nền rắn khá phức tạp. Cấu tạo bởi nhiều loại đá khác nhau. Hoạt động phun trào bazan diễn ra mạnh ở lớp CQ này nên địa hình có tính phân bậc khá rõ, hình thành lớp phủ bazan dạng đồi với bề mặt lượn sóng. Vùng đồi vừa là các khối hạ thấp tiếp theo của vùng núi (hình thành cùng với vùng núi) vừa là các khối nhô cao ở giữa đồng bằng (do phun trào bazan). Các quá trình ngoại sinh xảy ra trên bề mặt địa hình với các đỉnh đồi tròn, sườn thoải xen giữa các thung lũng sông, nên quá trình địa mạo mang tính trung gian là xâm thực, rửa trôi và tích tụ.

Khí hậu lớp CQ đồi có tính chất giống đồng bằng hơn miền núi. Nhiệt độ cao (25ºC), lượng mưa lớn hơn đồng bằng (nhất là ở các đồi cao) nhưng ít hơn nhiều vùng núi. Mùa hè, ảnh hưởng mạnh của hiệu ứng phơn. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và phân mùa rõ rệt nên quá trình feralit đặc trưng, hình thành các loại đất địa đới điển hình. Quá trình phong hoá mạnh trên nhiều loại đá mẹ, hình thành các loại đất khác nhau (7 loại đất thuộc 3 nhóm đất). Lớp CQ đồi được khai thác mạnh nhất so với các lớp khác. Thảm thực vật tự nhiên được thay thế bằng thảm thực vật nhân tác (rừng trồng, cây trồng lâu năm, hàng năm và trảng cỏ - cây bụi thứ sinh). Trong điều kiện mưa mùa, lớp phủ thực vật bị tàn phá, xói mòn rửa trôi mạnh, đất bị thoái hoá nặng và có tiềm năng thoái hóa cao. Tuy nhiên, vùng đồi thấp có đất đen màu mỡ. Tầng đất dày, tơi xốp, độ dốc nhỏ, thuận lợi cho canh tác, nhất là trồng cây công nghiệp, nhưng khó khăn lớn là vấn đề nước tưới. Đây là địa bàn cư trú thuận lợi, nên dân cư khá đông. Chủ yếu là người Kinh, người Hrê (ở Ba Tơ, Minh Long, Nghĩa Hành và phía tây Tư Nghĩa). Hoạt động kinh tế chính vẫn là nông nghiệp.

Lớp cảnh quan đồng bằng: Có độ cao dưới 30m, ở phía đông tỉnh - tiếp giáp với biển Đông, tạo thành một dải liên tục kéo dài từ bắc xuống nam, bao gồm

73

cả những dải cát trắng vàng ven biển, càng xuống phía nam càng bị thu hẹp. Đặc trưng lớn nhất của đồng bằng là quá trình bồi tụ vật liệu (từ lớp CQ núi, đồi và do sóng biển – gió). Ngoài ra, quá trình hình thành đất thuỷ thành cũng làm tăng loại đất cho lớp CQ này ở Quảng Ngãi. Lớp CQ đồng bằng có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Nhiệt độ trung bình năm cao (> 25ºC), nhiệt độ tháng thấp nhất > 21ºC. Lượng mưa khá lớn: 2000 – 2500mm, chế độ mưa thu đông. Càng xuống phía nam lượng mưa càng giảm, độ dài mùa khô tăng lên (2 -3 tháng). Tuy khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưng thuận lợi cho nghề làm muối.

Do nằm ở hạ lưu các sông lớn (Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ, sông Thoa), nên đồng bằng có lượng nước dồi dào, đất phù sa khá màu mỡ (do tương tác của quá trình sông – biển). Song, ở đây thường xuyên xảy ra lũ lụt lớn. Ngập úng theo chu kì tạo nên nhịp điệu mùa riêng cho đồng bằng. Tuy gây nhiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống dân cư, nhưng nước lũ đem lại cho lớp CQ này lượng phù sa lớn. Quá trình bồi tụ trở đã thành đặc điểm để phân biệt lớp CQ này với các lớp CQ khác. Bên cạnh tác động của sông, đồng bằng còn ảnh hưởng mạnh của biển. Dải ven bờ chịu tác động liên tục của sóng - gió, là nơi có tính nhạy cảm cao, bất ổn lớn. Cùng với việc khắc phục lũ lụt, đồng bằng cũng cần được khắc phục xói lở bờ, hạn chế khả năng nhiễm mặn và cố định sự di động của cồn cát.

Địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, từ lâu đồng bằng là nơi cư trú thuận lợi của con người. Hoạt động kinh tế chính là trồng lúa nước. Những năm gần đây, thực hiện chính sách phát triển công nghiệp, cơ cấu ngành và tổ chức lãnh thổ đồng bằng chuyển dịch mạnh mẽ. Các đô thị, KKT, KCN được xây dựng ở lớp CQ này (KKT Dung Quất gắn với cảng nước sâu và các KCN khác), cơ sở hạ tầng phát triển, mở rộng diện tích đất chuyên dùng. Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đã cho thấy mức độ tác động mạnh mẽ của con người vào CQ. Tạo nên những CQ nhân sinh ở vùng đồng bằng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi_luận án tiến sĩ địa lí (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)