hợp, nguyên tắc khách quan, nguyên tắc thích nghi tương đối.
1.5.3. Nội dung và các bước tiến hành đánh giá cảnh quan
1.5.3.1. Nội dung đánh giá cảnh quan
Theo Phạm Hoàng Hải [25], nội dung ĐGCQ được tóm tắt như sau (hình 1.4):
Hình 1.4: Sơ đồ khái quát nội dung quá trình đánh giá tổng hợp
Nội dung ĐGCQ là xác định đặc trưng lãnh thổ; đánh giá riêng các loại CQ cho từng ngành; đánh giá tổng hợp và xác định khả năng đáp ứng của CQ đối với ngành được đánh giá, đề xuất định hướng SDHL nhất và hiệu quả nhất. Trong trường hợp đánh giá cho cây cao su, NCS xác định mức độ phù hợp của các dạng
Đặc trưng của các đơn vị tổng hợp tự nhiên
Đặc điểm sinh thái công trình, đặc trưng kĩ thuật – côngnghiệp của
các ngành sản xuất
Đề xuất các kiến nghị sử dụng hợp lí tài nguyên và
bảo vệ môi trường
Đánh giá tổng hợp
Xác định mức độ thích hợp của các thể tổng hợp tự nhiên đối với các mục tiêu thực tiễn cụ thể
39
CQ đối với loại cây này ở bản đồ tỉ lệ 1: 50.000. Nội dung và quy trình đánh giá
tiến hành theo các bước ở hình dưới (hình 1.5).
1.5.3.2. Các bước tiến hành đánh giá cảnh quan
ĐGCQ là công đoạn tiếp theo và kế thừa kết quả NCCQ. ĐGCQ được tiến hành qua các bước sau: Lựa chọn và xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá; xây dựng thang điểm, bậc trọng số; xác định phương pháp đánh giá và vận dụng vào ĐGCQ lãnh thổ nghiên cứu. Nội dung các bước như sau:
a. Lựa chọn và xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá
Các chỉ tiêu được lựa chọn cần đảm bảo:
- Số lượng chỉ tiêu lựa chọn không vượt quá số lượng tính chất CQ đã biết. - Phản ánh được mối quan hệ của chúng đối với chủ thể (các dạng sử dụng). - Có sự phân hoá rõ rệt trong lãnh thổ ở tỉ lệ nghiên cứu.
- Phản ánh được tính chất của địa tổng thể thật sự cần thiết và quan trọng đối với chủ thể đánh giá (VD: ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển của cây trồng).
Với yêu cầu như trên, luận án xác định có hai nhóm chỉ tiêu, cụ thể như sau:
Nhóm chỉ tiêu chung: thường là đặc điểm thành phần, yếu tố thành tạo CQ như: địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thảm thực vật... và yếu tố giới hạn đối với các
mục đích sử dụng. Khi đánh giá cho từng ngành sản xuất, nhóm chỉ tiêu này được
lựa chọn phù hợp với đặc trưng từng ngành (mỗi ngành có tập hợp chỉ tiêu riêng).
Nhóm chỉ tiêu riêng: Đây chính là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp cho từng ngành sản xuất. Dựa vào hệ thống chỉ tiêu của Phạm Hoàng Hải [25], căn cứ vào đặc trưng riêng của từng ngành sản xuất và đặc điểm CQ lãnh thổ nghiên cứu, NCS xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá áp dụng cho lãnh thổ Quảng Ngãi (Phụ lục 1):
Khi ĐGCQ phát triển cây cao su, luận án căn cứ vào đặc trưng sinh thái cây cao su và đặc điểm CQ huyện Bình Sơn để lựa chọn hệ thống chỉ tiêu chi tiết hơn. .
b. Xây dựng thang điểm, bậc trọng số trong đánh giá
Thang điểm cho từng chỉ tiêu được xác định thông qua đặc điểm và vai trò của từng chỉ tiêu đối với đối tượng đánh giá. Thang điểm được chia thành 3 bậc và có điểm số tương ứng với từng mức độ thích hợp (bảng 1.3).
40
Trọng số của các chỉ tiêu đánh giá được luận án xác định dựa vào kết quả phân tích mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu được lựa chọn đối với loại hình sản xuất; dựa vào kết quả tổng hợp ý kiến của các chuyên gia theo phiếu thăm dò ý kiến (Phụ lục số 5). Thang điểm và bậc trọng số được chia thành 3 cấp như bảng dưới:
Bảng 1.3: Thang điểm và bậc trọng số của chỉ tiêu đánh giá
Stt Thang điểm Bậc trọng số
Mức độ Điểm Mức độ Bậc
1 Rất thích hợp 3 Ảnh hưởng mang tính chất quyết định 3
2 Thích hợp trung bình 2 Ảnh hưởng mạnh 2
3 Ít thích hợp 1 Ít ảnh hưởng hoặc không đáng kể 1
c. Lựa chọn phương pháp đánh giá