Một số định hướng sử dụng hợp lí tài nguyên theo các đơn vị cảnh quan và định hướng không gian ưu tiên phát triển các ngành sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi_luận án tiến sĩ địa lí (Trang 127 - 133)

- Căn cứ vào quy hoạch từng ngành và quy hoạch tổng thể phát triển KT XH của địa phương

3.3.2.Một số định hướng sử dụng hợp lí tài nguyên theo các đơn vị cảnh quan và định hướng không gian ưu tiên phát triển các ngành sản xuất

quan và định hướng không gian ưu tiên phát triển các ngành sản xuất

Mỗi đơn vị CQ được đặc trưng bởi một chức năng tự nhiên riêng biệt, có mức độ thích hợp khác nhau cho từng ngành sản xuất. Khi các CQ được sử dụng hợp lí, sẽ phát huy được lợi thế từng loại tài nguyên trên lãnh thổ và góp phần bảo vệ môi trường của địa phương. Việc đề xuất định hướng sử dụng hợp lí một số loại

118

tài nguyên cho Quảng Ngãi được dựa vào các kết quả ĐGCQ; dựa vào hiện trạng khai thác và sử dụng cũng như quy hoạch của địa phương.

3.3.2.1. Một số định hướng sử dụng hợp lí các cảnh quan - Chuyển đổi hình thức sản xuất và hình thức sử dụng đất

Khi khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, không thể sử dụng từng loại riêng biệt mà luôn phải xem xét đến khả năng kết hợp giữa chúng. Ví dụ, những CQ có đất tốt, độ dốc nhỏ, tầng đất dày, nhưng không đủ nước tưới, nếu trồng cây hàng năm không mang lại hiệu quả cao, cần chuyển đổi sang trồng cây lâu năm, trồng rừng. Nhằm góp phần đa dạng hoá ngành nghề, SDHL các loại tài nguyên trên một đơn vị CQ. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị một số định hướng chuyển đổi mục đích

sử dụng đất như sau:

Nhóm CQ trảng cỏ cây bụi trên nhiều loại đất khác nhau của vùng núi trung bình (CQ số 5, 9, 13, 20) có độ dốc lớn, tầng dày mỏng (< 50cm) chúng đảm nhận

chức năng phòng hộ đầu nguồn và BVMT, trong điều kiện lượng mưa rất lớn (> 3000mm/năm) nên cần được sớm phục hồi rừng, trồng rừng.

CQ số 16, nương rẫy trên đất Fa có độ dốc 15º - 25º, tầng dày dưới 50cm, có kết quả đánh giá không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, thích hợp nhất cho phát triển lâm nghiệp, nhưng hiện đang là hình thức canh tác nương rẫy. Trên vùng núi trung bình chia cắt mạnh, thống trị bởi các quá trình trượt lở, đổ vỡ, lại có lượng mưa lớn, việc canh tác nương rẫy làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh, năng suất nhanh chóng bị suy giảm, cũng không đủ lương thực đảm bảo cho nhu cầu của người dân. Vậy nên, tính đến lợi ích lâu dài và BVMT sinh thái, cần chuyển đổi hình thức canh tác này sang trồng rừng, hoặc kết hợp trồng cây lâu năm. Tuy nhiên, do độ dốc rất lớn, nên cần thực hiện tốt các biện pháp canh tác trên đất dốc.

CQ số 17, cây trồng hàng năm trên đất Fa, trên độ dốc từ 8 - 15º, tầng dày < 50cm, nên chuyển đổi và thực hiện các mô hình nông – lâm kết hợp, mô hình canh tác trên đất dốc, hoặc trồng cây đặc sản.

CQ số 22, có mức độ thích hợp trung bình cho phát triển lâm nghiệp, ít thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Do hình thành trên đất Fa, có độ dốc khá lớn (8 - 15º), tầng dày 50 – 100cm, hiện đang được canh tác nương rẫy. Để sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn các loại tài nguyên và không làm suy thoái đất, nên chuyển đổi sang hình thức nông lâm kết hợp. Tương tự cho loại CQ số 32, 39, 45, 74, 77. Còn các

119

CQ sản xuất nương rẫy trên đất Fa và Fs (CQ số 51, 65) do có độ dốc nhỏ, có thể chuyển sang trồng cây công nghiệp hàng năm, hoặc phát triển đồng cỏ chăn nuôi.

Các CQ cây bụi trảng cỏ thứ sinh trên đất Fs (CQ số 30, 49, 54, 59, 63) mặc dù có độ dốc nhỏ nhưng trên sườn núi nên cần triển khai trồng rừng. Riêng CQ số 60 nên có các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi đất. Còn CQ số 73, nên cải tạo để trồng cây lâu năm, vì hình thành trên loại đất Fu có tầng dày lớn, đất có chất lượng tốt, loại CQ này nằm ở phía nam huyện Ba Tơ, nơi cơ lượng mưa và độ ẩm dồi dào, thuận lợi cho cây công nghiệp lâu năm.

Những loại CQ cây trồng hàng năm trên nhiều loại đất khác nhau (CQ số 52, 56, 66, 70) vùng núi thấp, độ dốc nhỏ, tầng dày khá lớn, gần khu dân cư, nên tiếp tục phát triển cây hàng năm, nhất là cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

Trong thung lũng, các CQ trảng cỏ - cây bụi trên đất Py, Pc (CQ số 79, 83), có độ dốc nhỏ (3º - 8º) gần nơi tập trung dân cư, có nguồn nước thuận lợi cho tưới tiêu, bên cạnh trồng trọt, người dân còn phát triển đồng cỏ chăn nuôi.

Trên các thung lũng, những CQ nương rẫy trên đất Fs và đất Py nên chuyển đổi sang hình thức sản xuất khác: nông lâm kết hợp (CQ số 74), hoặc trồng cây công nghiệp hàng năm (CQ số 81, 85, 89).

Trên vùng đồi cao, những CQ trảng cỏ - cây bụi cần được phủ xanh bằng cây lâm nghiệp hoặc cây công nghiệp dài ngày nhằm hạn chế xói mòn đất, tăng năng suất sinh học cho các CQ này. Đó là những loại CQ có độ dốc từ 8 - 15º, CQ số 95, 110, còn các CQ số 101, có độ dốc nhỏ trên đất Fu, có thể cải tạo để trồng cây lâu năm. Loại CQ số 113 nên trồng rừng nhằm phục hồi cho loại đất xám bạc màu này. Còn CQ số 99, cây trồng hàng năm trên đất Ba, có độ dốc 8 – 15º, tầng dày < 50cm, nên chuyển sang trồng cây lâu năm hoặc rừng.

CQ số 116, 119 là rừng trồng trên đất Fu và Rk, phân bố ở phía đông Bình Sơn và Sơn Tịnh, thường là những dải rừng ven các khu công nghiệp, vành đai xung quanh thị trấn nhằm góp phần BVMT. Tuy nhiên, đây là những CQ được đánh giá có mức độ rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, vậy nên những khoanh vi xa khu công nghiệp, nên chuyển sang trồng cây công nghiệp dài ngày.

Trên các dải cát ven biển, nhất là trên cồn cát trắng vàng, cần được bảo vệ rừng và trồng mới nhằm hạn chế cát bay, sự di động của các cồn cát lấn vào nội đồng. Vì vậy, CQ số 125 cần sớm được trồng rừng mới để nó thực hiện chức năng

120

phòng hộ ven biển. Những CQ trảng cỏ cây bụi cần có sự can thiệp của con người thông qua biện pháp kĩ thuật như cải tạo đất, cung cấp nước... để phát triển nông nghiệp, trồng cây lâu năm, hoặc trồng rừng...

- Kết hợp phát triển nhiều ngành trên cùng một đơn vị lãnh thổ

Xuất phát từ luận điểm: CQ đa chức năng, chúng ta dễ dạng nhận thấy, con người có thể nhận được từ một đơn vị lãnh thổ nhiều lợi nhuận khác nhau. Kết quả đánh giá cho thấy: một đơn vị CQ có các mức độ thuận lợi khác nhau cho nhiều ngành sản xuất. Không hẳn phải ưu tiên cho ngành được đánh giá có mức độ thuận lợi cao nhất, mà cần phải xem xét nhu cầu thực tiễn để phát triển kết hợp nhiều ngành trên một đơn vị lãnh thổ. Nghĩa là trên cùng một loại CQ, hay trong một khoanh vi có thể phát triển nhiều ngành sản xuất khác nhau. Kết quả NCCQ cũng chứng tỏ rằng việc kết hợp các mô hình nông – lâm; các mô hình kinh tế sinh thái; mô hình vườn - ao - chuồng; rừng – vườn – ao chuồng sẽ phát huy được lợi thế tiềm năng của địa phương, SDHL nguồn tài nguyên trong từng đơn vị CQ.

Nhóm những CQ cây trồng hàng năm trên nhiều loại đất khác nhau của vùng núi thấp (CQ số 33, 40, 46) trên độ dốc đất 8 - 15º, tầng dày mỏng (<50cm), nếu trồng cây hàng năm, càng làm cho đất bị rửa trôi mạnh. Để góp phần SDHL tài nguyên đất và BVMT và đáp ứng nhu cầu lương thực cho người dân, các loại CQ này nên trồng cây hàng năm kết hợp cây lâu năm hoặc trồng rừng.

CQ số 88 được đánh giá là thích hợp nhất cho phát triển nông nghiệp, thích hợp trung bình cho phát triển lâm nghiệp, nhưng hiện đang là rừng trồng, trên đất dốc tụ, độ dốc nhỏ, tầng dày lớn, vì vậy có thể kết hợp trồng các loại cây nông nghiệp hoặc tận dụng cỏ dưới tán rừng để chăn nuôi. Còn CQ rừng trồng trên đất Fa của vùng thung lũng (CQ số 91) có thể trồng cây công nghiệp dài ngày.

CQ số 109, 112, 115 được đánh giá có mức độ thuận lợi như nhau cho phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp, hiện trạng là cây hàng năm được trồng trên đất Fa, Xa, Ba. Trong điều kiện xuất hiện mùa khô ngắn, đất dễ bị nứt nẻ. Vì vậy, có thể trồng xen cây dài ngày, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, BVMT đất. Tương tự có thể áp dụng hình thức canh tác này đối với CQ số 110, 113.

CQ số 126, cây bụi trảng cỏ thứ sinh trên đất Xa vùng đồng bằng, có độ dốc nhỏ thuận lợi cho trồng cây hàng năm nhưng vì ở đây có lượng mưa nhỏ, dưới 2000mm/n, thời kì mùa khô trung bình, nên cần thực hiện nông - lâm kết hợp.

121

- Phát huy lợi thế và đầu tư phát triển du lịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù không nhiều đơn vị CQ có mức thuận lợi nhất cho phát triển du lịch, nhưng bù lại, Quảng Ngãi có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị cho phát triển du lịch. Kết hợp khai thác các loại tài nguyên du lịch nhân văn với tài nguyên du lịch tự nhiên trên nền CQ có mức độ thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch sẽ tạo ra thế mạnh cho Quảng Ngãi. Bên cạnh những sản phẩm du lịch đặc trưng, những địa danh nổi tiếng: Làng Sơn Mỹ, bãi biển Mỹ Khê, Sa Huỳnh, núi Ấn – sông Trà… Quảng Ngãi còn có nhiều điểm du lịch được đánh giá là có tiềm năng lớn. Quan trọng hơn là mức độ tập trung của nhiều loại tài nguyên du lịch trên các đơn vị CQ cho phép hình thành nhiều tuyến, điểm du lịch và đa dạng hóa loại hình du lịch. Vùng núi Quảng Ngãi ít thuận lợi cho phát triển du lịch nhưng có khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp… là cơ sở để tổ chức các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng. Trong khi ở đồng bằng khí hậu nóng đến rất nóng, nhất là mùa hè, việc tổ chức các tuyến du lịch lên vùng núi góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch. Các điểm du lịch đã được khai thác: Khu du lịch sinh thái Hồ Nước Trong, núi Cà Đam (Trà Bồng), tuy nhiên vẫn còn tiềm năng lớn, nhất là tài nguyên du lịch nhân văn: du lịch gắn với yếu tố văn hóa dân tộc, cộng đồng địa phương, làng cư trú của người Cor, Hre, sản phẩm nông sản tại chỗ, cây đặc sản, các di tích cách mạng được lưu giữ (Trà Bồng, Sơn Hà, Ba Tơ)… Vì vậy, các loại tài nguyên này cần sớm được khai thác, nhằm tận dụng những lợi thế so sánh ở vùng núi. Những tuyến du lịch kết nối miền núi – đồng bằng, không chỉ khai thác lợi thế tài nguyên du lịch mà còn thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa miền xuôi và miền ngược. Song, để phát huy được những lợi thế này, tỉnh phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật nhiều hơn cho các huyện miền núi.

Lợi thế lớn nhất cho phát triển du lịch ở Quảng Ngãi thuộc về các huyện đồng bằng. Nhờ có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, số giờ nắng dồi dào, thời gian mùa mưa ngắn, số ngày mưa ít hơn, nên các hoạt động du lịch diễn ra thuận lợi, mùa du lịch dài hơn so

với các vùng ở miền khí hậu phía bắc, có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch: tắm biển,

nghỉ dưỡng biển, tìm hiểu văn hóa, tham quan dã ngoại…

Kết quả đánh giá một số yếu tố tự nhiên cho phát triển du lịch, đã chứng tỏ các CQ đồng bằng và ven biển có mức độ thuận lợi nhất. Điểm số cao nhất thuộc về các CQ giáp biển. Điều này cũng phù hợp với thực tế hiện nay tại địa phương. Ở Quảng Ngãi, loại hình du lịch biển là thế mạnh vượt trội, có thể kết hợp với du lịch tham quan, tìm hiểu lịch sử. Ngoài các bãi biển đang khai thác phát triển du lịch: Khe Hai (Bình

122

Sơn), Mỹ Khê (Sơn Tịnh), Sa Huỳnh (Đức Phổ), còn có bãi biển Minh Tân (Mộ Đức) và nhiều bãi biển nhỏ khác. Bãi biển có không khí trong lành, MT sạch sẽ, cát trắng vàng nối tiếp những hàng phi lao xanh ngắt... vừa thích hợp cho tắm biển, vừa thích hợp cho nghỉ dưỡng biển. Những điểm du lịch ven biển được kết nối với nhau, hình thành các cụm du lịch tập trung, khu du lịch trọng điểm của tỉnh: Sơn Mỹ - Mỹ Khê, Khe Hai – Vạn Tường, Sa Huỳnh – khu du lịch Đặng Thùy Trâm.

TP. Quảng Ngãi, trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa lớn nhất Tỉnh, các hoạt động dịch vụ, du lịch diễn ra sôi động. Nhiều điểm du lịch nhỏ: làng cà phê TP. Quảng Ngãi, làng trồng hoa, cây cảnh... Hình thành cụm du lịch TP.Quảng Ngãi và phụ cận. TP. Quảng Ngãi là trung tâm du lịch nối với các tuyến du lịch trong và ngoài Tỉnh:

. Tuyến du lịch về phía đông bắc: TP Quảng Ngãi - khu đô thị mới Vạn Tường,

khu du lịch Thiên Đàng (Khe Hai, Bình Sơn) là tuyến du lịch trọng điểm, gắn với bãi biển Khe Hai, khu kinh tế Dung Quất và nhà máy lọc dầu số I của cả nước.

. Tuyến TP. Quảng Ngãi – Mỹ Khê – Vạn Tường: Các điểm du lịch chính là núi

Thiên Ấn (chùa Thiên Ấn, mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng), khu chứng tích Sơn Mỹ, bãi biển Mỹ Khê và phụ cận, khu đô thị mới Vạn Tường

. Tuyến TP.Quảng Ngãi – Đức Phổ - Sa Huỳnh: Các điểm du lịch trên tuyến

này là bãi biển Sa Huỳnh và phụ cận, khu du lịch Đặng Thùy Trâm (quần thể di tích lịch sử “theo dòng nhật khí Đặng Thùy Trâm”), bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh.

. Tuyến TP. Quảng Ngãi – Mộ Đức – Ba Tơ – Minh Long – Nghĩa Hành: các

điểm du lịch nổi bật như bãi biển Minh Tân (Mộ Đức), Ba Tơ và phụ cận, di tích lịch sử cách mạng Ba Tơ - Thác Trắng (Minh Long) - Nghĩa Hành.

. Tuyến TP. Quảng Ngãi và Trà Bồng – Sơn Hà, các điểm du lịch nổi bật là Trà

Bồng và phụ cận, Cà Đam, Nước Trong, thủy điện Đăkrinh

. Quảng Ngãi còn có các tuyến du lịch đường thủy: Quảng Ngãi – Mỹ Khê –

đảo Lí Sơn, Vạn Tường – Lí Sơn.

Từ những lợi thế của ĐKTN, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, Quảng Ngãi đã mở rộng các trung tâm du lịch và kết nối với các vùng phụ cận, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp, chủng tu và mở rộng các điểm du lịch, phục vụ phát triển

“ngành công nghiệp không khói” này, nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, các

123

3.3.2.2. Một số định hướng sử dụng hợp lí không gian lãnh thổ phát triển các ngành sản xuất theo các đơn vị cảnh quan

Trong trường hợp một CQ có điểm đánh giá đều rất thuận lợi cho phát triển hai hoặc nhiều ngành, chúng tôi căn cứ vào tổng hợp các chỉ tiêu, so sánh lợi thế phát triển của từng ngành và lựa chọn ưu tiên cho ngành nào có lợi thế hơn. Kết quả ĐGCQ chứng tỏ rằng Quảng Ngãi có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, có tiềm

năng cho phát triển lâm nghiệp và có lợi thế về du lịch biển – đảo. Sau đây là những kiến nghị không gian ưu tiên (Phụ lục 4) cho phát triển các lĩnh vực kinh tế lớn và bố trí các ngành kinh tế chiến lược trên toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi_luận án tiến sĩ địa lí (Trang 127 - 133)