Phân tích động lực cảnh quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi_luận án tiến sĩ địa lí (Trang 96 - 98)

- Phụ lớp cảnh quan đồng bằng cao: Đây là bậc thềm cấp 2 của các sông, ở độ cao khoảng 10 – 30m, ở phía đông tỉnh, được hình thành trên phù sa cổ do quá

d. Hạng cảnh quan và loại cảnh quan

2.2.3. Phân tích động lực cảnh quan

Động lực CQ là sự biến đổi của CQ theo thời gian nhưng không phụ thuộc vào sự biến đổi cấu trúc CQ. Động lực CQ rõ nhất là sự biến đổi theo mùa của CQ,

sự lặp đi lặp lại mang tính chu kì phát triển của tự nhiên. Mỗi đơn vị CQ dù ở cấp nào, trong quá trình phát sinh, hình thành và phát triển luôn chịu tác động của các nhân tố động lực: các nhân tố tự nhiên (năng lượng bức xạ Mặt trời, cơ chế hoạt

động gió mùa...) và hoạt động khai thác lãnh thổ của con người. Các nhân tố này là động lực thúc đẩy sự phát triển của CQ, tạo nên nhịp điệu và xu thế biến đổi CQ. Nghiên cứu động lực CQ không chỉ làm sáng tỏ trạng thái biến đổi của chúng mà còn cho phép đưa ra đưa ra định hướng khai thác, lựa chọn phương án sử dụng phù hợp nhất với tiềm năng tự nhiên lãnh thổ và điều chỉnh các CQ theo hướng có lợi cho con người. Động lực phát triển CQ phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố tác động.

Động lực phát triển và biến đổi CQ khác nhau ở từng khu vực và từng thời gian trong năm. Mặc dù Quảng Ngãi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng các yếu tố khí hậu biến đổi mạnh trên nền chung đó. Một số nơi có sự phân hóa mùa mưa, mùa khô khá rõ. Dải đồng bằng nhỏ hẹp bị chắn bởi dải cồn cát ven biển, bị chia cắt mạnh bởi các sông Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ và các chi lưu của chúng. Mùa mưa, nước lũ từ vùng núi đưa xuống, khó được tiêu thoát kịp thời, gây ngập úng theo chu kì mùa hàng năm. Còn vùng cửa sông và ven biển, ngoài chu kì năm, còn có sự thay đổi mạnh mẽ trong ngày (do tác động của thủy triều) hình thành các CQ ngập nước tạm thời. Mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp, nước sông cạn, thuỷ triều càng lấn sâu vào nội đồng, gây nhiễm mặn CQ ven biển, nhất là ở cửa sông Châu Me (Sơn Tịnh). Ở vùng núi, lượng mưa lớn, số ngày mưa nhiều, khả năng bốc hơi yếu hơn nên độ ẩm cao hơn đồng bằng. Nhờ vậy, lớp phủ thực vật

87

phát triển mạnh, tạo ra sinh khối CQ lớn hơn… Các quá trình địa mạo vừa thúc đẩy CQ miền núi phát triển, vừa tích tụ và tăng lượng phù sa cho các CQ thấp hơn.

Cũng như các tỉnh duyên hải, Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng mạnh các quá trình địa mạo ven bờ. Hiện trạng sạt lở bờ biển – cửa sông Quảng Ngãi được đánh giá là khá mạnh: “Đây là tỉnh bị sạt lở mạnh nhất trong 13 tỉnh ven biển đang bị sạt

lở ở dải ven biển miền Trung, tổng số chiều dài bị sạt lở là 60 km” [15]. Quá trình

sạt lở vốn có rất nhiều nguyên nhân. Một mặt là do tác động chưa thể xác định rõ của việc xây dựng hệ thống nhiều nhà máy thủy điện trên các lưu vực sông, làm thay đổi rõ rệt cơ chế mùa, động lực dòng chảy, đặc biệt là ở vùng cửa sông ven biển – nơi vốn tồn tại sự tương tác sông – biển mạnh mẽ. Mặt khác là do xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng, kết hợp với triều cường, làm tăng mực xâm thực cơ sở, ảnh hưởng mạnh đến dải ven bờ. Tác động tổng hợp của chúng tạo nên động lực thay đổi CQ mạnh mẽ hơn.

Thật vậy, các động lực tự nhiên thúc đẩy sự phát triển CQ theo quy luật của tự nhiên. Tốc độ biến đổi và phát triển của chúng không quá nhanh nếu không có tác động của con người. Do đó, các đánh giá đều khẳng định rằng hoạt động khai

thác lãnh thổ của con người là động lực lớn nhất, có tính quyết định nhất đến sự biến đổi CQ. Tác động của con người đến CQ Quảng Ngãi vừa theo chiều hướng

tích cực - cải tạo CQ tốt lên, vừa theo hướng tiêu cực - làm suy thoái CQ.

Các hoạt động như phục hồi rừng, trồng rừng làm gia tăng sinh khối cho CQ, hạn chế lượng đất bị rửa trôi trên địa hình dốc, ngăn chặn cát bay, di chuyển của dải cồn cát…, tạo ra sự cân bằng tự nhiên và cải thiện MT cho lãnh thổ nghiên cứu, điển hình như các CQ số 8, 12, 19, 121, 124… Ngăn thuỷ triều và nước mặn xâm nhập vào nội đồng, cải tạo CQ ngập mặn đưa vào sử dụng (trồng lúa, trồng hoa màu, nuôi trồng thuỷ sản) đã biến những vùng đất hoang thành các CQ có năng suất sinh học cao, phục vụ nhu cầu con người.

Việc khai thác chưa chú trọng đến bảo vệ, phục hồi trên đất dốc ở những CQ có độ nhạy cảm cao, làm cho nhiều CQ bị suy thoái, biến đổi theo chiều hướng xấu (CQ số 60, 113 - trảng cỏ cây bụi trên đất xói mòn trơ sỏi đá, trên đất xám bạc màu). Trong điều kiện mưa mùa, đất đai bị xói mòn, rửa trôi, cát bay, cát lấn vào nội đồng; diện tích rừng suy giảm càng làm cho các quá trình trên gia tăng ở miền núi và ven biển, bồi tụ và lắng đọng ở vùng trũng thấp, cửa sông… Việc xây dựng

88

các khu đô thị, KCN, đường giao thông (CQ số 113, 126…), tất cả chúng đều gây biến đổi CQ theo chiều hướng suy thoái so với các quá trình tự nhiên.

Rõ ràng, trên lãnh thổ Quảng Ngãi CQ biến đổi mạnh mẽ trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Mỗi loại CQ dù ở đồng bằng ven biển hay miền núi đều có quy luật vận động riêng. Tốc độ biến đổi CQ phụ thuộc vào đặc điểm nhân tố tác động. Đến lượt mình, CQ này bị biến đổi sẽ tác động đến các CQ kề bên. Do vậy, con người cần điều chỉnh hoạt động khai thác sao cho CQ phát triển theo chiều hướng tốt lên. Mọi hoạt động khai thác CQ luôn phải đặt mục tiêu là tính hợp lí, hướng tới phục hồi, tái tạo tài nguyên, tạo MT bền vững trong quá trình phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi_luận án tiến sĩ địa lí (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)