Phân bậc hoạt động

Một phần của tài liệu Tăng cường các hoạt động của học sinh trong dạy học hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số lôgarit (Trang 49)

Nội dung tƣ tƣởng chủ đạo này là: Phân bậc hoạt động làm căn cứ cho việc điều khiển quá trình dạy học.

Một điều quan trọng trong dạy học là phải xác định đƣợc những mức độ yêu cầu thể hiện ở những hoạt động mà học sinh phải đạt đƣợc hoặc có thể đạt vào lúc cuối cùng hay ở những thời điểm trung gian. Ở đây, thuật ngữ “mức độ”, và do đó thuật ngữ “phân bậc” có thể đƣợc hiểu vừa theo nghĩa “vi mô” vừa theo nghĩa “vĩ mô”. Theo nghĩa vĩ mô, ta nói tới những mức độ của một hoạt động trong những giai đoạn khác nhau của toàn bộ thời gian học ở trƣờng phổ thông, của một lớp hay một cấp học nào đó. Theo nghĩa vi mô, những mức độ hoạt động đƣợc hiểu là những mức độ khó khăn hay mức độ yêu cầu trong một khoảng thời gian ngắn, trong một tiết học.

44

Hiện nay việc phân bậc nhiều hoạt động quan trọng còn quá chung, có khi còn chƣa đƣợc chú ý, nhìn chung chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thực tế dạy học. Ngay trong hoàn cảnh việc phân bậc hoạt động theo nghĩa vi mô chƣa đƣợc giải quyết tốt trong chƣơng trình và sách giáo khoa, ngƣời thầy giáo vẫn có thể và cần thiết phải cố gắng thực hiện sự phân bậc hoạt động một cách linh hoạt. Dù theo nghĩa vĩ mô hay vi mô, ta đều cần nắm đƣợc những căn cứ để tiến hành việc này.

1.3.4.1. Những căn cứ phân bậc hoạt động

Việc phân bậc hoạt động có thể dựa vào những căn cứ sau:

(1)Sự phức tạp của đối tượng họat động

Đối tƣợng họat động càng phức tạp thì họat động đó càng khó thực hiện. Vì vậy có thể dựa vào sự phức tạp của đối tƣợng để phân bậc hoạt động.

Ví dụ: Công thức cosa + cosb

Khi cho học sinh luyện tập về công thức này, có thể phân bậc hoạt động dựa vào sự phức tạp của biểu thức biểu thị đối số của hàm cosin. Chẳng hạn, tính cos 3x y cos 3y x

2 2

 

   

   

    là họat động ở bậc cao hơn so với tính cosx + cosy.

(2) Sự trừu tượng, khái quát của đối tượng

Đối tƣợng hoạt động càng trừu tƣợng, khái quát có nghĩa là yêu cầu thực hiện họat động ngày càng cao. Cho nên có thể coi mức độ trừu tƣợng, khái quát của đối tƣợng là một căn cứ để phân bậc hoạt động.

Ví dụ: Đạo hàm của hàm số logarit

Ta có thể phân bậc hoạt động tìm đạo hàm của hàm số logarit căn cứ vào mức độ trừu tƣợng, khái quát tăng dần của đối tƣợng nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Tăng cường các hoạt động của học sinh trong dạy học hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số lôgarit (Trang 49)