hay không. Muốn vậy ta xét các biểu thức:
x 3 5 , x 4 5 , x x 3 4 5 5 xem các
số trị của chúng thay đổi phụ thuộc vào giá trị của x nhƣ thế nào. Việc xem xét này đƣợc gợi động cơ nhờ kinh nghiệm của học sinh cho thấy rằng việc xét sự biến thiên và phụ thuộc nhiều khi dẫn tới những hiểu biết mới góp phần giải quyết nhiều vấn đề đặt ra.
1.3.2.3. Gợi động cơ kết thúc
Nhiều khi, ngay từ đầu hoặc trong khi giải quyết vấn đề, ta chƣa thể làm rõ hoặc làm cho học sinh hoàn toàn rõ tại sao lại học nội dung này, tại sao lại thực hiện hoạt động kia. Những câu hỏi này phải đợi mãi về sau mới đƣợc giải đáp hoặc giải đáp trọn vẹn. Nhƣ vậy là ta đã gợi động cơ kết thúc, nhấn mạnh hiệu quả của nội dung hoặc hoạt động đó đối với việc giải quyết vấn đề đặt ra.
Ví dụ: Sau khi giải xong phƣơng trình x x x
3 4 5 đã nêu ở ví dụ trong mục 1.3.2.2e, thầy giáo nhấn mạnh rằng việc khảo sát hàm số, cách thức tƣ duy hàm đã giúp ta giải đƣợc phƣơng trình trong trƣờng hợp này.
Gợi động cơ kết thúc cũng có tác dụng nâng cao tính tự giác trong hoạt động học tập nhƣ các cách gợi động cơ khác. Mặc dầu nó không có tác dụng kích thích đối với nội dung đã qua hoặc hoạt động đã thực hiện, nhƣng nó góp phần gợi động cơ thúc đẩy hoạt động học tập nói chung và nhiều khi việc gợi động cơ kết thúc ở trƣờng hợp này lại là sự chuẩn bị gợi động cơ mở đầu cho những trƣờng hợp tƣơng tự sau này.
1.3.2.4. Phối hợp nhiều cách gợi động cơ tập trung vào những trọng điểm
Trên đây đã giới thiệu những khả năng gợi động cơ xuất phát từ nội dung dạy học và cũng đã lƣu ý rằng, ngoài ra, còn có những khả năng gợi động cơ không gắn với nội dung nhƣ khen, chê, cho điểm v.v... Để phát huy
34
tác dụng kích thích thúc đẩy hoạt động học tập, cần phải phối hợp những cách gợi động cơ khác nhau có chú ý tới xu hƣớng phát triển của cá nhân học sinh, tạo ra một sự hợp đồng tác dụng của nhiều cách gợi động cơ cho một nội dung dạy học hoặc một hoạt động nào đó bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của nội dung hoặc của hoạt động này đối với một nghề nào đó trong xã hội. Nhƣng cách gợi động cơ hƣớng nghiệp này lại có nhƣợc điểm là nó không hấp dẫn đối với những học sinh không có dự định làm nghề đó sau này. Vì vậy có thể bổ sung bằng cách nhấn mạnh rằng nắm đƣợc nội dung đó, thực hiện đƣợc hoạt động đó là một yếu tố văn hóa phổ thông của tất cả mọi ngƣời trong xã hội.
Cũng cần nói rằng ý muốn gợi động cơ gắn liền với nội dung cho mọi nội dung và hoạt động là không hợp lí và cũng không thể thực hiện đƣợc. Trong một số tiết học, cách gợi động cơ này cần tập trung vào một số nội dung hoặc hoạt động nhất định. Việc cân nhắc để thực hiện sự tập trung này trƣớc hết cần căn cứ vào những yếu tố sau đây:
Tầm quan trọng của nội dung hoạt động đƣợc xem xét; Khả năng gợi động cơ ở nội dung đó hoặc hoạt động đó; Sự hiểu biết của học sinh và thời gian cần thiết.