TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍN H CSVC.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý trường trung học phổ thông bán công vùng nông thôn thành phố Hải Phòng (Trang 60)

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ khó đạt được mục tiêu Mặc dù xây dựng được nội dung nhưng kế hoạch vấp phải lực cản là đội ngũ chủ nhiệm làm công

3.2.3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍN H CSVC.

Quản lý nguồn vật lực chủ động cho hoạt động chuyên môn đồng thời tạo ra hiệu quả kinh tế.

Mục tiêu hướng tới của các trường THPTBC vùng nông thôn là tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy và học theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa. Ra đời muộn nên có ưu thế về diện tích và kiến trúc mới phù hợp với xu thế giáo dục, khắc phục được những nhược điểm của các trường công lập trong xây dựng CSVC. Mô hình CSVC của một nhà trường THPT BC vùng nông thôn bao gồm.

Hệ thống nhà lớp học, hệ thống nhà chức năng và các công trình phụ trợ khác đạt chuẩn. Cơ sở vật chất của một trường THPTBC vùng nông thôn cần phải có như vậy thì mới thu hút được học sinh đến học tập, tạo được niềm tin ban đầu về đầu tư cho các CMHS. Để có được hệ thống CSVC như vậy cần phải có một chương trình hành động khả thi.

Thực hiện quy hoạch tổng thể hiện tại và tương lai.

Hiện tại, các trường THPTBC với ưu thế về diện tích và KHKT kiến trúc xây dựng mới cần phải thực hiện quy hoạch tổng thể các công trình kiến trúc của mình. Công tác quy hoạch tổng thể đòi hỏi nhà quản lý phải có cái nhìn xa hơn về tương lai. Bên cạnh việc xây dựng các công trình phục vụ nhu cầu dạy- học trước mắt,cần định tính và định lượng được các công trình sẽ phải xây dựng trong một tương lai gần. Trước tiên cần quy hoạch diện tích xây dựng dành sẵn cho các công trình thuộc nhóm tương lai này. Sau đó cần tính đến quy mô phát triển,những môn học phát triển thêm cần có sự can thiệp của thiết bị hiện đại và khả năng cung ứng nguồn tài chính khả thi.

- Việc quy hoạch các công trình phải bộc lộ khả năng dự báo đón đầu. để có được nó nhà quản lý phải có nguồn thông tin nhiều chiều mở rộng trên phạm

vi quốc gia và xa hơn bằng con đường điền giã thực tiễn hoặc qua các phương tiện thông tin.

- Quá trình quy hoạch nhất thiết phải có hội đồng cố vấn bao gồm các nhà kiến trúc, xây dựng, các nhà quản lý giáo dục giàu kinh nghiệm và lãnh đạo các địa phương. Hội đồng cố vấn này sẽ cung cấp những thông tin về kỹ thuật,giá trị ứng dụng hoặc các quy hoạch vùng nơi trường đặt địa điểm. Nhờ đó mà việc quy hoạch của trường sẽ có những cơ sở khoa học và gắn được một cách hài hoà với quy hoạch của vùng.

Tuyệt đối tránh tâm lý tạm bợ,hoặc quá chú ý đến giải quyết mục tiêu sử dụng trước mắt ; Bởi không những các công trình này không bền đẹp mà rất có thể bị phá dỡ khi không phù hợp dẫn đến hư hao tài chính.

Củng cố CSVC đã có.

Các trường THPTBC vùng nông thôn đều ra đời từ khoảng năm 1998 đến nay. Các nhà trường đều được tiếp nhận một cơ sở tạm ban đầu, sau đó xây dựng mới. Hiện tại 03 trường tiêu biểu Thuỷ Nguyên, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo đều có khu nhà học đạt chuẩn và đầy đủ hệ thống vệ sinh, nhà làm việc. Đây là một thuận lợi lớn. Vì vậy trước tiên cần củng cố hàng năm khu vực xây dựng tiến hành tu bổ thường xuyên,phát triển cây xanh và môi trường. Vấn đề này cần phải được thể hiện bằng kế hoạch cụ thể và dự kiến nguồn kinh phí tương ứng của cấp lãnh đạo, được thông qua nghị quyết HĐGD vào đầu các năm học. Khẩu hiệu của nhà trường Hải Phòng là "Đẹp như công viên, nghiêm như quân đội, không có tệ nạn xã hội, chất lượng luôn vượt trội ".

Để có được CSVC theo khẩu hiệu trên rất cần thiết phải xây dựng trong các nhà trường nội quy về bảo vệ CSVC có thưởng phạt nghiêm minh bằng chế độ kinh tế là chính. Thực hiện chế độ giao CSVC cho GVCN, học sinh và CMHS đầu năm học tập thể lớp tự xây dựng nguồn vốn bảo dưỡng các hỏng hóc hư hao tài sản mà nguyên nhân thuộc về học sinh. Thực hiện công tác tự sửa chữa nhỏ thường xuyên và định kỳ 2lần/năm học để đảm bảo thiết bị luôn an toàn chất lượng phục vụ người học.

Mặt khác khi tiến hành làm các chương trình môi trường, bổ sung các công trình kiến trúc nhỏ cần thực hiện XHHGD bằng cách đưa các đơn vị lớp, Hội CMHS, các cơ quan ... có mối quan hệ với nhà trường vào cuộc. Điều quan trọng nhất là quá trình tiến hành phải được thực hiện bằng nguồn kinh phí tập trung, bằng thợ kỹ thuật và theo quy hoạch. Mục tiêu cần đạt là bền vững mỹ quan cần thiết và phù hợp với tổng thể môi trường. Tránh các kiểu công trình phong trào tuỳ hứng theo đơn vị nhỏ vì làm như vậy sẽ phá vỡ kiến trúc tổng thể không tạo dựng được mỹ quan chung.

Phát huy tối đa tiềm lực CSVC tạo ra hiệu quả kinh tế.

Về thiết bị dạy học : Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn, cơ sở vật chất, sổ ghi chép tài sản, sổ mượn và sử dụng thiết bị, nội dung quy định việc sử dụng các thiết bị và phòng chức năng (mọi tài sản trong trường đều phải có chủ). Có biên bản bàn giao tài sản phòng học, bàn giao tài sản phòng hành chính, phòng chức năng. Hàng năm có kiểm kê định kỳ.

Chỉ đạo phát huy tối đa nguồn thiết bị hiện có. Hệ thống các nhà tin học máy pôtcopi, nhà dịch vụ khác và hệ thống nhà lớp học đều phải phát huy hết công suất tạo ra hiệu quả kinh tế trước hết là phục vụ công tác dạy học nhưng đồng thời phải tạo ra lãi xuất ít nhất là phục vụ khả năng tái sản xuất cho những công cụ này và sau đó là bổ sung kinh phí cho nhà trường.

Xây dựng và đầu tư thiết bị mới

Để thu hút học sinh phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giảng dạy trong điều kiện cạnh tranh với trường công lập, đương nhiên các trường THPTBC ở vùng nông thôn phải tạo dựng được hệ thống CSVC sư phạm hiện đại. Quan điểm đầu tư cần được xác định rõ là : tổ chức đầu tư theo hướng hiện đại, thiết thực có hiệu quả.

Do là lọai hình nhà trường năng động nên nhà quản lý cần có những quan điểm thu hút nguồn từ nhiều hướng khác nhau.

- Tăng cường XHHCT GD trước hết là sự ủng hộ của Hội CMHS tham gia , hoặc nhân dân có nguồn vốn nhàn rỗi đầu tư sinh lợi chính đáng. Hiện tại các phòng tin và học tiếng nước ngoài ở Hải Phòng được thực hiện rất dễ dàng

thông qua con đường liên kết với các công ty theo những hợp đồng thoả thuận. Do có lợi thế đóng ở trung tâm các thi trấn nên hệ thống dịch vụ cũng dễ mời gọi được cổ đông.

- Chủ động sử dụng có hiệu quả cao nhất nguồn tiết kiệm 10% và lãi xuất từ hợp đồng giảng dạy (ước khoảng 100- 150 triệu /năm theo quy mô từng trường )

để tạo nguồn chủ lực ổn định phục vụ công tác này hàng năm.

-Tập trung khai thác sử dụng nguồn vốn, kinh phí (vốn nhà nước cấp 100%; vốn xây dựng cơ bản 50/50 ) thực hiện XHHCT giáo dục với các công ty xây dựng theo hình thức trả chậm lãi xuất thấp để có nguồn kinh phí .

Bên cạnh đó tổ chức thu và quản lý chặt chẽ nguồn vốn xây dựng thu từ học sinh hàng năm. Căn cứ vào số lượng học sinh ổn định hiện tại mỗi nhà trường trong 5 năm sẽ thu được từ 1 tỷ đến 1,5 tỷ đồng xây dựng, nếu vốn đối ứng của nhà nước công trợ cho các dự án hiện hành tỷ lệ 50/50 thì mỗi trường có 2 -3 tỷ đồng phục vụ xây dựng cơ bản.

- Tổ chức vay vốn để thực hiện chương trình đột phá, thực hiện nguyên tắc lấy hiệu quả làm mục tiêu đầu tư. Bên cạnh đó cần chú ý công tác tham mưu hướng giải quyết với thành phố, sở GD&ĐT về tài chính và CSVC. Mục tiêu của tham mưu là nhà trường được hưởng lợi về CSVC được quy định trong điều lệ trường ngoài công lập (loại hình bán công).

Hiện nay có nhiều nhà đầu tư có tâm với giáo dục muốn đầu tư sinh lợi từ giáo dục, đó là nguyện vọng chính đáng. Trong khi nhà trường đang cần vốn đầu tư thì BGH nhà trường cần cân nhắc tính toán và tranh thủ ý kiến chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên tận dụng nguồn vốn này nếu xét thấy sử dụng có hiệu quả, đúng luật .

Đương nhiên trong quá trình thực hiện các dự án lớn bên cạnh việc chấp hành đúng các nguyên tắc của pháp luật, các nhà trường cần chú trọng tới công tác tư vấn . Mỗi lĩnh vực đầu tư cần lựa chọn những chuyên gia , những công ty tư vấn có uy tín hỗ trợ về làm dự án, thủ tục,thẩm định chất lượng và giá. Trong những trường hợp nghi vấn cần lựa chọn 2-3 công ty để đối chiếu so sánh và

kết luận. Tuyệt đối tránh cách làm hiện thời của các trường công lập nhận hàng hay công trình theo hình thức "chìa khoá trao tay ".

Nhóm nhiệm vụ giải pháp về quản lý nguồn tài lực.

Thực tế tổng kinh phí đào tạo cho 1 trường THPT quy mô 30 lớp với 1500 học sinh ở Hải Phòng hiện nay là 1tỉ 400 triệu (không tính nguồn hỗ trợ từ XHHSNGD và các nguồn thu khác) trong khi THPTBC chỉ có nguồn là 750 triệu đồng. Như vậy trường THPTBC vùng nông thôn cần phải có nguồn tương đương như vậy thì mới đảm bảo được sự tồn tại của mình ( Xem phụ lục 1).

Trong bối cảnh vùng nông thôn chưa phát triển,kinh phí từ các nguồn đầu tư còn nhỏ như hiện nay; Để tồn tại và phát triển một nhà trường tự hạch toán " lấy thu bù chi" là một bài toán đặt ra khá hóc búa cho các nhà quản lý. Quan điểm về vấn đề này cần được xác định rõ : quản lý điều phối công tác thu và chi vì mục tiêu hiệu quả phát triển. Phấn đấu thu đủ nguồn để trả lương mức cao nhất có thể cho người lao động và hoạt động dạy học. Phát triển xây dựng CSVC và ứng chi trong các tình huống đột biến. Tăng cường các nguồn thu từ các dịch vụ để hỗ trợ công tác chi cho con người và phát triển nhà trường.

Hạn chế tối đa các khoản chi hiệu quả thấp. Thực hiện chế độ dân chủ hoá công khai tài chính trong nhà trường và tăng cường hiệu lực của công tác thanh tra. Phấn đấu có một môi trường tài chính minh bạch, giảm thiểu những sai sót và được điều chỉnh sửa chữa kịp thời. để thực hiện mục tiêu này cần tập trung vào các giải pháp dưới đây.

Tăng cƣờng nguồn thu hợp pháp bằng các hoạt động

sản xuất và dịch vụ trên cơ sở hợp đồng kinh tế (xem phụ lục 2).

Cần khai thác tối đa những cơ hội mà luật pháp cho phép trong nền kinh tế thị trường, trên cơ sở tận dụng vị trí,nguồn vốn và nhân lực các trường cần tổ chức sản xuất dịch vụ.

- Phát huy chức năng hệ thống máy photocopy và vi tính làm dịch vụ trước hết là cung ứng cho nhu cầu học sinh trong trường và việc pho to tài liệu chế bản, các loại đề thi, kiểm tra hàng năm của nhà trường. Thực hiện dịch vụ lập chế bản sao in tài liệu cho các cơ quan và nhân dân khu trong khu vực.

- Tận dụng diện tích rộng thực hiện vườn sinh vật cảnh để thực hiện các chức năng: học tập,tạo cảnh quan và kinh doanh hoa, cây cảnh. Sử dụng các công trình cũ và diện tích đất rộng để làm nấm rơm,mộc nhĩ. Việc này vừa tổ chức lao động hướng nghiệp vừa có kinh tế. Liên kết với TTGDHNDN III và các chi hội CMHS thực hiện cùng sản xuất và phân phối. Hoạt động này đã được THPTBC Vĩnh Bảo và Thuỷ Nguyên đầu tư theo hình thức cổ đông vốn. Nhà trường bỏ diện tích CSVC, và lao động thủ công của học sinh, TTGDHN chịu trách nhiệm chuyển giao công nghệ .CMHS thực hiện lao động kỹ thuật và phân phối.

- Tổ chức coi giữ xe đạp, xe máy như một dịch vụ thực sự do nhà trường trực tiếp quản lý,bình quân mỗi năm thu lãi được khoảng 50 triệu đồng /trường, đã trừ kinh phí chi trả.

- Xây dựng căng tin văn phòng phẩm trong trường, thực hiện cung ứng sách giáo khoa và sách tham khảo. Giả thiết mỗi trường có 1500 học sinh và sức mua mỗi học sinh là 200.000 đồng/năm, thì mỗi năm doanh số bán ra là 300 triệu, với 10 % lãi xuất cho phép tại các NXB như hiện nay dịch vụ này sẽ thu được 30 triệu đồng.

- Tổ chức các dịch vụ khác. Hiện tại THPTBC Vĩnh Bảo đã xây dựng và đưa vào sản xuất nước uống đóng chai. Với quy mô nhỏ tổng đầu tư 500 triệu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý trường trung học phổ thông bán công vùng nông thôn thành phố Hải Phòng (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)