TỔNG ĐẦU TƢ THPT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý trường trung học phổ thông bán công vùng nông thôn thành phố Hải Phòng (Trang 45)

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ khó đạt được mục tiêu Mặc dù xây dựng được nội dung nhưng kế hoạch vấp phải lực cản là đội ngũ chủ nhiệm làm công

TỔNG ĐẦU TƢ THPT

hiện nghiêm chế độ như trường công lập. Hiện nay mức đóng học phí ở các vùng trong cả nước hơn kém nhau từ 10 đến 20 lần. Tại Hải Phòng, UBND thành phố quy định học phí cho các trường THPTBC thu từ 50.000- 60.000đ/học sinh/tháng. Hà Nội quy định: 120.000-180.000đ/học sinh/tháng. Thành phố HCM quy định: 200.000 - 700.000/học sinh/tháng. Bắc Ninh, Phú Thọ và một số tỉnh khác là 36.000 - 100.000đ/học sinh/tháng. Vùng núi xa xôi hẻo lánh, đồng bằng sông Cửu Long thì thấp hơn.

Theo Quy chế, học phí của các trường THPTBC là do thỏa thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh. Trong hoàn cảnh của Hải Phòng, mức học phí được quy định là quá thấp so với mặt bằng chung trong cả nước (Hà Nội và thành phố HCM) và so với chính trong thành phố. Điều này đã gây khó khăn cho các trường có cơ sở vật chất được đầu tư lớn, và khó thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện của nhà trường.

Việc dầu tư kinh phí đào tạo mỗi năm bình quân 50 triệu không đủ thực hiện khoản chi khác. Đầu tư kinh phí cho đào tạo thấp, hạch toán thu chi khó khăn khi xuất hiện thách thức tăng lương đột biến thì khó có thể giải quyết nổi.

Tại hội nghị 6 tỉnh có phong trào GD mạnh toàn quốc (G6) tổ chức tại thị xã Đồ Sơn Hải Phòng năm 2002, các Giám đốc sở đã đưa ra công thức:

Sản phẩm đào tạo = 4 T + 1Q. Trong đó 4T là: Thầy, trò, trường, tiền. Q là: Quản lý.

Từ công thức này đối chiếu với bảng so sánh trên chúng ta thấy rất rõ yếu tố 4T của THPT BC vùng nông thôn HP không hội đủ sức mạnh. Trên thực tế những yếu tố này tiềm ẩn sức mạnh rất lớn lao quyết định đến chất lượng đào tạo. Chất lượng đầu tư được biểu hiện bằng hai nguồn nhân lực (con người – CBGV) và vật lực (CSVC thiết bị – kinh phí đào tạo ). Trong so sánh chúng ta thấy rất rõ. Nguồn nhân lực của một trường tương đương về quy mô THPT gấp 12 lần THPT BC. Nguồn kinh phí đào tạo gấp 1,8 lần THPT BC. CSVC và quản lý được đầu tư 100% trong khi THPTBC chỉ được đầu tư 50%.

TT TIÊU CHÍ TỔNG HỢP TỔNG ĐẦU TƢ

THPTBC

TỔNG ĐẦU TƢ THPT THPT

1 -Kinh phí 01hs/năm . 1.035.000 đồng. 1.835.000 đồng 2 - G.viên biên chế /lớp. 0, 21 2,1

Bảng 19 : So sánh nguồn đầu tư giữa THPT và THPTBC tại Hải Phòng

Cần nhấn mạnh rằng yếu tố vật chất bao giờ cũng quyết định ý thức, yếu tố vật chất đã tham gia tạo môi trường, động lực và quyết định một phần chất lượng ĐT. Đặc biệt chỉ số nhân lực cao 2,1 người/lớp tạo ra một số thuận lợi quan trọng, đặc biệt là công tác tổ chức quản lý lớp học, công tác sinh hoạt tập thể, bởi sự có mặt của GVCN luôn tạo ra những hiệu quả GD tốt góp phần tạo dựng tác phong, lối sống , và kỷ luật học tập.

Trên thực tế nếu so sánh với trường cùng quy mô thì nguồn kinh phí của trường THPTBC chỉ bằng 1/2 lần,trong khi trường THPTBC còn phải chịu thuế như doanh nghiệp. Thực tiễn này tạo ra sự bất bình đẳng trong giáo dục và là một trong những nguyên nhân trọng yếu dẫn đến học sinh nhà nghèo không vào học tại trường THPTBC mà chuyển sang học quốc lập hoặc TTGDTX. Từ đây tạo ra một hệ quả xấu là các kỳ thi tốt nghiệp THCS, thi tuyển sinh vào 10, xét tuyển các nhà trường THPT,THCS công lập chịu một áp lực cao dẫn đến những tiêu cực trong giáo dục; Hoặc học sinh không có kinh phí học tập buộc phải chuyển sang hệ không chính quy sẽ không có những điều kiện thuận lợi hơn để phát triển năng lực.

Luật thuế của nhà nước không coi nhà trường là cơ sở phúc lợi mà cho rằng trường là đơn vị kinh doanh nên phải đóng thuế môn bài " Các cơ sở giáo dục ngoài công lập là pháp nhân kinh tế độc lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục là đối tượng phải nộp thuế môn bài theo quy định." (Chi cục thuế HP-số 283 CV/CT-NVT ) và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước [11-6], tại Hải Phòng mức thu bằng 25% nguồn lãi xuất hàng năm .Thực tế luật thuế đã làm giảm nguồn kinh phí khá lớn đầu tư trở lại cho phát triển của nhà trường. Luật tài chính trói buộc thực hiện nộp nguồn thu tại kho bạc nhà nước không lãi xuất.Thủ tục gưỉ vào và rút ra còn nhiều thủ tục phiền hà . Thực tiễn này tước bỏ sự năng động trong sử dụng vốn tạo ra lãi xuất của các nhà trường.

Ngày 21 tháng 9 năm 2004 tại hội nghị tổng kết công tác năm 2003 do Liên đoàn lao động thành phố Hải Phòng tổ chức Khối trường ngoài công lập đã đưa ra một kiến nghị : Trong khi nhà nước các cấp bắt buộc các trường phải thực hiện các loại thuế,và nghĩa vụ với người lao động ,đóng góp vào phúc lợi; và trên thực tế, các trường đã xây dựng 300 tỷ đồng CSVC ,mỗi năm giảm bớt gánh nặng ngân sách 40 đến 45 tỷ VNĐ chua nói đến những giá trị cực kỳ quan trọng là góp phần đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cho thành phố, con người mới cho xã hội; thì không được thành phố chú ý. Hầu hết các trường đều chật chội, không có sân thể thao, khi xin đất đầu tư xây dựng chuẩn quốc gia đều bị từ chối. Hiện tại Hải Phòng chưa có trường THPT chuẩn quốc gia ngoài công lập. Thế mà chỉ cần một doanh nghiệp làm thủ tục Thành phố đã dang rộng tay đón nhận với những thủ tục rất dễ dàng thuận lợi. Thực tế này cho thấy sự nhìn nhận đánh giá về sản phẩm giáo dục của các cấp lãnh đạo thành phố chưa thật thấu triệt.Và đương nhiên các trường ngoài công lập chịu thiệt thòi trong đó có cảc trường THPTBC vùng nông thôn.

Điều đáng lưu ý là lượng học sinh học tại các trường THPT BC hầu hết là con nhà nghèo và một bộ phận thuộc nhóm chính sách. Đây là những đối tượng gia đình khó khăn về kinh tế nên ít chú ý đầu tư hoặc không đủ sức đầu tư cho con cái học tập từ cấp học dưói. Về một phương diện nhất định, các trường THPTBC phải chấp nhận hỗ trợ kinh phí học tập để làm chính sách XH cho địa phương trong điều kiện hạch toán kinh doanh,phải nộp thuế là một bất cập.

Quan niệm của lãnh đạo và nhân dân về dạy thêm, học thêm trong các trường THPTBC.

Các trường THPTBC ở thành phố Hải Phòng có chất lượng tuyển sinh rất khác nhau. Những trường có tiếng, tuyển được học sinh có trình độ THCS khá giỏi. Nhiều trường thu nhận học sinh có trình độ trung bình, không đỗ vào hệ công lập hoặc nhận tất cả số học sinh có nhu cầu đến xin học, học sinh lưu ban, bị đuổi học... trình độ đầu vào rất khác nhau, phần lớn là yếu kém. Mặt khác quy chế trường THPTBC được phép dạy tăng cường thêm 4 tuần/năm học và thực hiện bố trí dãn giờ trong chương trình để học sinh có thời gian hiểu bài.

(Điều 18 mục 3 và 4 - Số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT ). Do đó, để đảm bảo chất lượng đầu ra khi tốt nghiệp, các trường THPTBC phải tăng thời gian dạy tăng cường một số môn, để nâng dần trình độ học sinh. Việc làm này rất phù hợp với nguyện vọng của cha mẹ học sinh và chất lượng thực tế, song lại có ý kiến cho rằng làm như thế là vi phạm quy định của bộ GD-ĐT về việc chống dạy thêm, học thêm. Một số trường THPT đã bị những đơn thư khiếu kiện trên báo chí, gây tâm lý hoang mang dao động dẫn đến hiểu sai lệch về kế hoạch của nhà trường.Vấn đề này ở vùng nông thôn vì trình độ nhận thức và nguồn kinh tế thu nhập thấp của nhân dân nên trở thành vấn đề nhức nhối.

Vấn đề giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường THPT BC

Sở GD-ĐT hàng năm giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường THPT BC còn nặng tính áp đặt. Cũng từ đây gây nên sự mất công bằng, không tạo ra sự cạnh tranh phát triển tích cực giữa các trường THPTBC với với các trường THPT, nhiều trường THPT cơ sở vật chất yếu nhưng cũng được giao chỉ tiêu tuyển sinh ngang bằng với trường được đầu tư hiện đại , đầy đủ cơ sở vật chất.

Các năm học gần đây, xu thế học sinh bỏ trường công lập sang THPTBC đã xuất hiện.năm học 2004 -2005 số học sinh bỏ THPT sang THPT BC là 156 em, giải pháp của Sở GD vẫn ủng hộ các trường THPT bằng cách hạ điểm chuẩn để các trường THPT này đủ chỉ tiêu dù nhiều điều kiện kém THPTBC. Vì vậy, mà hàng năm đến tháng 10, tháng 11 vẫn có học sinh rút hồ sơ chuyển trường, gây mất ổn định về sĩ số, về nề nếp học tập của học sinh.

Ngoài việc đóng học phí theo thỏa thuận , học sinh các trường THPTBC có quyền bình đẳng như học sinh các trường THPT công lập về giáo dục, dạy học, bằng cấp, thi tuyển. Nhưng khi các học sinh thực hiện chuyển trường đến các khu vực không có trường THPTBC thì không được nhận vào công lập cho dù các chứng chỉ thi và đào tạo của học sinh đó hơn chất lượng của học sinh trường THPT này. Bất cập này cũng cần được tháo gỡ.

Áp lực của môi trƣờng KT-XH khu vực trƣờng đặt địa điểm.

Các huyện vùng nông thôn Hải Phòng là những huyện thuần nông bình quân thu nhập đầu người 3000.000 đồng /năm (trong đó vốn và thuế thực tế đã mất 50%) nên sức đầu tư về vật lực vô cùng yếu điều này mâu thuẫn với hoạt động hạch toán của trường. Nếu mức thu cao thì trường sẽ mất học sinh, quy mô bị phá vỡ, việc huy động sức dân làm XHHGD luôn ở mức thấp, nên CSVC chậm được cải thiện.

Mặt khác do điều kiện kinh tế khó khăn nên một bộ phận các học sinh sau khi tốt nghiệp THCS phải ở nhà lao động hoặc vào các doanh nghiệp làm ăn.Các huyện ngoại thành hằng năm chỉ tuyển được 56 đến 65% số học sinh đã tốt nghiệp vào học THPT. Thực tế này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc huy động số lượng của các nhà trường THPTBC.

Trình độ nhận thức văn hoá xã hội của vùng dân cư khu vực còn thấp dẫn đến các tình trạng sau :

- Nhận thức chưa đầy đủ về loại hình trường THPTBC nên niềm tin về nhà trường hạn chế. Tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ vẫn còn ở một số khu dân cư vùng sâu làm cho việc tuyển sinh của trường gặp khó khăn trong chỉ tiêu huy động.

- Giáo viên làm việc ít có điều kiện được đáp ứng các nhu cầu sinh lý, an toàn và phát triển, bởi thế các giáo viên giỏi không yên tâm công tác tại trường.

Vấn đề học sinh trong một số trường THPT BC

Chất lượng đầu vào của học sinh. Trường THPT BC vùng nông thôn Hải Phòng mới xuất hiện từ năm 1997 đại bộ phận được thành lập từ năm1999 . Nhìn chung trường THPT BC này so các trường THPT ở khu vực là còn non trẻ thành tích khiêm tốn. Chất lượng đầu vào của nhà trường bao gồm các học sinh THCS toàn huyện thi trượt kỳ thi tuyển sinh vào THPT hằng năm. Chất lượng học lực thấp và chất lượng đức dục thường yếu. Một số học sinh chăm ngoan thì lại hạn chế về trình độ tiếp thu. Mâu thuẫn xuất hiện ở chỗ: Nếu chọn lọc thì không phát triển được quy mô, ảnh hưởng tới tài chính và nhiệm vụ chính trị mà địa phương giao phó; Ngược lại nếu chú ý tới quy mô thì chất lượng luôn kém, không đáp ứng nhu cầu thi tốt nghiệp và chuyên nghiệp.

Học sinh của vùng văn hoá - kinh tế kém phát triển có văn hoá thấp và chất lượng học tập yếu vì không được rèn luyện đầy đủ từ các cấp học dưới. Thực tế 4 năm trước đây học sinh THCS chưa được học ngoại ngữ, trình độ diễn đạt và tính toán yếu tạo ra một mặt sàn tri thức đầu vào rất yếu.

Bảng 20 : Chất lượng đầu vào của các trường THPT nông thôn Hải Phòng

Nguồn : số liệu thống kê của các trường THPTBC Vĩnh Bảo -Tiên Lãng - Thuỷ Nguyên

TT TIÊU CHÍ TỔNG HỢP CHẤT LƢỢNG SO SÁNH VỚI THPT

1 - T/l học sinh giỏi 0% 20-30%

2 - T/l học sinh khá 5% 40-60%

3 - T/l học sinh TB 75% 10-20%

4 - T/l học sinh yếu 20% 0%

Chất lượng đầu vào cao, nó phản ánh mặt sàn trí tụê rất trội. Đây là cơ sở quan trọng cho quá trình lĩnh hội - ứng dụng - và phát triển kiến thức trong bài giảng của thầy. Nói cách khác chỉ số IQ của học sinh THPTBC rất yếu.,nó gây khó khăn lớn cho hoạt động giảng dạy của thày và chất lượng đào tạo theo yêu cầu của xã hội. Những chỉ số này ở THPT BC là quá thấp, tạo ra những khó khăn lớn cho việc thực hiện kế hoạch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý trường trung học phổ thông bán công vùng nông thôn thành phố Hải Phòng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)