- Dạy thay ,ôn luyện tăng gấp
3.2.6. ĐỔI MỚI XHHSNGD NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ TIỀM NĂNG CÁC NGUỒN LỰC XÃ HỘI
TIỀM NĂNG CÁC NGUỒN LỰC XÃ HỘI .
Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục là một biện pháp quan trọng để huy động mọi nguồn lực xã hội cùng chăm lo cho sự nghiệp GD về kinh phí, lực lượng và sự phối hợp. Xuất phát từ nhận thức này, trong hoàn cảnh cụ thể, trường THPTBC vùng nông thôn Hải Phòng cần xác định :
- Giữ vững và gắn kết chặt chẽ hơn với các đối tác quan hệ cũ.
- Tăng cường chất lượng hoạt động của hội CMHS trên các lĩnh vực đầu tư, tuyên truyền và tham gia quản lý học sinh.
- Mở rộng quy mô XHHSNGD theo hướng đa phương với các tổ chức xã hội trong thành phố, trong nước và quốc tế.
Để có những chuyển biến mới cần chú trọng các giải pháp về XHHSNGD Nâng cao nhận thức, tăng cƣờng công tác truyền thông về
chủ trƣơng chính sách và vị trí của trƣờng THPT BC trong giáo viên, học sinh, CMHS và XH.
- Thực tế ở Hải phòng hiện nay còn có nhiều người chưa hiểu về các trường THPTBC. Để cộng đồng hiểu về nhà trường đầy đủ, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp uỷ, chính quyền, nhân dân hiểu rõ mục đích, vị trí, vai trò của hệ thống các trường bán công, dân lập, tư thục. Sự bình đẳng về chương trình học, về chất lượng, về quyền lợi cho người học ở các trường này hoàn toàn giống như ở các trường công lập.
Cần thường xuyên tuyên truyền công tác XHHSNGD tới các ngành, các cấp, tới mọi tầng lớp nhân dân thấm nhuần quan điểm đường lối giáo dục của Đảng: “ Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân". Ngoài chức năng giáo dục, mỗi trường phải phát huy tác dụng tích cực đối với địa phương như một trung tâm văn hoá, KHKT, thu hút sự chú ý, quan tâm của toàn xã hội đối với nhà trường, giúp mọi người có nhận thức đúng về các trường bán công để cùng có trách nhiệm xây dựng và phát triển nhà trường.
Trong hoạt động Hội CMHS cần tăng cường giải thích và thông qua hội quảng bá những nội dung tuyên truyền tới nhân dân. Cần chú trọng ngay cả những chi tiết nhỏ nhất trong phong cách tiếp thị, in ấn và kính biếu các tờ rơi thông tin về nhà trường. Giải quyết hoạt động tiếp dân, trả lời chất vấn một cách ân cần rõ ràng để tạo những niềm tin, sự hiểu biết đầy đủ về nhà trường.
Cần dành nguồn kinh phí thích đáng cho hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sự quảng bá theo hình thức này còn tạo ra sự chú ý rộng rãi hơn tới nhiều đối tượng từ các cấp lãnh đạo các trường , xã hội... tạo dựng được một hình ảnh đẹp về nhà trường,niềm tự hào của học sinh và CMHS về mái trường nơi họ con cái họ học tập .Trên thực tế nó tạo ra sức mạnh tâm lý vô giá, tạo những điều kiện mới thuận lợi cho hoạt động của nhà trường.
Tổ chức triển khai công tác XHHSNGD vì mục tiêu hiệu quả bằng việc khai thác tiềm năng cộng đồng.
Xây dựng bộ máy và kế hoạch hành động .
Bộ máy XHHGD của một nhà trường phải bao gồm HĐSP nhà trường dưới sự lãnh đạo của BGH mà hiệu trưởng là ngưòi chỉ huy. Cùng với nhà trường là
hệ thống các nhân tố nhà trường phải chủ động xây dựng đến cộng đồng dân cư, các cơ quan trên địa bàn và Hội CMHS của nhà trường. Hệ thống này hoạt động có tổ chức thực hiện trên nguyên tắc phối hợp hành động vì mục tiêu chung là sự phát triển của nhà trường. Đặc biệt chú trọng liên kết phối quản, phối hợp hoạt động với các cơ quan đơn vị văn hoá Công an, quân đội trên địa bàn tạo ra một mạng lưới tham gia quản lý rộng mà ở đó học sinh luôn được quan tâm điều chỉnh và nhà trường luôn nhận được những thông tin về học sinh từ đây để có kế hoạch quản lý cụ thể tới từng đối tượng.
Để công tác đạt hiệu quả, cần phải xây dựng kế hoạch hoạt động thống nhất. Căn cứ vào nguồn tiềm năng nhân lực vật lực đã được nghiên cứu bố trí; Cần xây dựng kế hoạch lâu dài nhằm được định hướng cho cả một giai đoạn, đồng thời phải có một kế hoạch cụ thể cho từng năm học, từng học kỳ, từng tháng định hướng hoạt động cho các tổ chức phối hợp.
Thực hiện tốt hoạt động phối hợp quản lý: Nhà trường -gia đình
Việc quản lý học sinh của Hội cần được BGH tư vấn xây dựng kế hoạch cụ thể. Mục tiêu của hoạt động này cần tập trung nhằm vào các đích sau : Quản lý học sinh ở nhà trường, tham gia giải quyết các tình huống học sinh trong các ca học. Tổ chức và kiểm tra công tác tự học tập của học sinh, giúp đỡ học sinh.
Để làm được những công việc như vậy Hội CMHS phải xây dựng được lịch trực cho các thành viên (đã được lựa chọn) đến trường làm việc. Nhà trường tổ chức những điều kiện CSVC cho Hội cung cấp những thông số và kế hoạch học tập cần thiết. Mặt khác Hội gắn bó mật thiết với GVCN và lực lượng Quản sinh thu những thông số về học sinh để phản ánh với các thành viên của mình và ngược lại thu những thông tin ngược để phản ánh lại nhà trường.
Các giáo viên chủ nhiệm lớp cần khai thác tốt sức mạnh của hội tư vấn cho chi hội lớp mình biết được đặc điểm học sinh, kế hoạch học tập, giúp hội tự lập đựoc những nhóm CMHS cùng vùng dân cư tổ chức việc kiểm tra đôn đốc và nhất quán cách sinh hoạt của gia đình để con em học tập. Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức ngoài nhà trường : ( Nhà trường- Gia đình - Xã hội)
- Giao lưu, kết nghĩa học tập kinh nghiệm, mở rộng quan hệ với các đơn vị trong và ngoài ngành giáo dục, là một trong những điều rất cần thiết cho các trường THPTBC. Qua giao lưu kết nghĩa với các đơn vị, nhà trường có thể học được nhiều kinh nghiệm, để vận dụng phù hợp với thực tiễn của đơn vị mình.
- Mở rộng quan hệ với các đơn vị trong và ngoài ngành giáo dục còn để nâng cao nhận thức cho mọi ngưòi về hệ thống trường BC để mọi người tích cực tham gia XHHSNGD, tạo nguồn kinh phí cho quỹ khuyến học của nhà trường, và những hỗ trợ khác nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
- Mạnh dạn thực hiện những liên kết với các doanh nghiệp các công ty lớn chấp nhận để họ hưởng lợi, để tìm kiếm sự ủng hộ về nguồn vốn trong những chương trình lớn và sự đầu tư các thiết bị học tập hiện đại.
- Thực hiện chương trình liên kết với cơ quan,UBND xã ,thôn xóm và các tổ chức xã hội,các dòng họ để quản lý giáo dục học sinh trong cộng đồng dân cư, tạo ra một không gian quản lý rộng rãi. Ở đây cần nhấn mạnh vai trò của người giáo viên chủ nhiệm .Họ là cầu nối truyền tải thông tin hai chiều giữa nhà trường với cộng đồng,là tư vấn tổ chức,tham mưu kế hoạch cho công tác XHHSNGD của cộng đồng phù hợp với mục tiêu nhà trường đề ra.
Gắn liền XHHSNGD với DCHNT
- XHHSNGD phải gắn liền với việc dân chủ hoá nhà trường bởi Dân chủ hoá giáo dục, dân chủ hoá nhà trường là việc thực hiện hoá chủ trương "Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra " trong các hoạt động của nhà trường. Tất nhiên nội hàm của khái niệm " Dân " cần được cụ thể hoá, ví dụ khái niệm " Dân" đối với nhà trường thực chất là mọi đối tượng có liên đới với nhà trường mà trước hết đó là tập thể sư phạm, học sinh, cha mẹ học sinh và các đối tác của nhà trường.