ngoại ngữ 1, TT tin học. 18
5 SƠ CẤP Hằng hải, xây dựng, Y, dược, thuỷ sản. 5
Tổng số trường học sinh nhà trường được phép thi tuyển 50
Bảng 16 : Thống kê số trường chuyên nghiệp trên địa bàn Hải Phòng
- Đặc biệt, khi những điều kiện kinh tế xã hội phát triển, sức đầu tư của nhân dân tăng lên và hệ thống các công ty xí nghiệp đóng trên địa bàn Thành phố không tuyển nhân công có trình độ THCS và THBT như một số công ty hiện nay, thì lượng học sinh tham gia học tập tại trường bán công sẽ tăng lên ít nhất 50% so với quy mô hiện thời..
Để nâng cao chất lượng nhà trường, xây dựng cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn hiện nay là một điều kiện cần thiết song rất khó khăn với các trường Bán Công vì lý do sau đây:
Vì địa bàn trường đóng là vùng nông thôn xa thành
phố, 80 % là nông nghiệp thuần tuý, thu nhập rất thấp, một
điều thường thấy là con nhà nghèo, gia đình chính sách thường học kém mà học kém không thi đỗ vào các trường quốc lập được, phải học Bán Công. Trường chỉ cần tăng học phí nên một chút học sinh sẽ bỏ học hàng loạt vì thực tế trường những năm qua nhà trường phải miễn giảm diện gia đình chính sách hoặc gia đình nghèo, mồ côi với số tiền mỗi năm gần 30 triệu đồng, giảm tiền xây dựng cho lớp 12 còn 100.000 đồng (trong đó trường quốc lập thu tới 180.000 đến 200.000 đồng).
- Nghị quyết 04 Thành uỷ Hải phòng quy định từ năm 2005 việc đề bạt chức danh cán bộ chủ chốt của cấp xã phường, quận huyện chỉ cho vào danh sách bầu cử ứng cử những cán bộ có bằng THPT. Đây là một quyết định quan trọng giúp cho hệ thống cán bộ cơ sở nhận thức đúng dắn hơn về giá trị của hệ học chính quy,và do họ là những người làm việc trực tiếp với dân nên chính họ là lực lượng tuyên truyền và chỉ đạo định hướng cho con em nhân dân ở khu vực mà họ phụ trách. Tác động chỉ đạo của họ không những làm cho số lượng học sinh tăng lên mà còn tạo ra một chất lượng học tập tốt hơn.
2.4.2- PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN SỰ BẤT CẬP, KHÓ KHĂN TRONG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TRƢỜNG THPTBC VÙNG NÔNG THÔN TRONG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TRƢỜNG THPTBC VÙNG NÔNG THÔN
Quyết định về biên chế nguồn nhân lực còn nhiều bất cập.
- Quy chế về trường bán công ghi rõ trường bán công là trường được nhà nước đầu tư về CSVC, có 01 hiệu trưởng là người biên chế nhà nước, hoạt động của trường dựa trên cơ sở hạch toán lấy thu bù chi. [16-7]. Từ quy chế này dẫn đến những khó khăn sau.
Công tác quản lý của lãnh đạo do chưa kịp thích ứng và chưa được đào tạo thích ứng sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhất là cơ chế quản lý chung của ngành chưa đổi mới.Xét riêng về yếu tố thời gian đã không tỷ lệ với khối lượng công việc mà người hiệu trưởng phải thực hiện.
Mặt khác các Phó hiệu trưởng theo quy định không phải là người biên chế nhà nước nên khi thành lập trường với những khó khăn ban đầu, các giáo viên vốn có tâm lý thích ổn định không chấp nhận sự thuyên chuyển ra khỏi biên chế nhà nước. Chính vì lẽ đó mà hầu hết các trường THPTBC giai
đoạn đầu chỉ có Hiệu trưởng làm việc vì đội ngũ GV cơ hữu trẻ phải qua 3 đến 5 năm mới bộc lộ được khả năng quản lý và mới tiến hành cơ cấu được.
Các cán bộ chủ chốt như tổ trưởng chuyên môn trẻ mới ra trường, chưa đủ khả năng quản lý một đơn vị tổ có cơ cấu lỏng lẻo từ nhiều trường công lập đến dạy thinh giảng với những thời gian biểu khác nhau. Đặc biệt nghiêm trọng là các kế toán trưởng,thủ quỹ luôn cầm trong tay hệ thống tài chính nhà trường, khi mà việc thực hiện luật ở vùng nông thôn còn những hạn chế và do tâm lý lao động hợp đồng bất ổn định thì việc quản lý nguồn ngân sách trở nên bất ổn.
Vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khó khăn, giao thông kém, số trường THPT trong địa bàn huyện ít và dàn trải,nên việc huy động lực lượng giáo viên thỉnh giảng là hết sức khó khăn. Muốn thu hút được lực lượng này cần có một cơ chế khuyến khích nhưng trường ở vùng nông nghiệp do kinh phí hạn hẹp nên không có kinh tế kích thích. Vì thế nhiều trường phải tiến hành dồn ép thời khoá biểu tạo điều kiện cho người dạy, hoặc mượn giáo viên THCS cách làm này tạo ra chất lượng dạy học thấp.