NGUYÊN NHÂN MỘT SỐ MẶT TÍCH CỰC, THUẬN LỢI TRONG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TRƢỜNG THPTBC VÙNG NÔNG THÔN.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý trường trung học phổ thông bán công vùng nông thôn thành phố Hải Phòng (Trang 34)

24 xã và 1 thị trấn

2.4.1. NGUYÊN NHÂN MỘT SỐ MẶT TÍCH CỰC, THUẬN LỢI TRONG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TRƢỜNG THPTBC VÙNG NÔNG THÔN.

VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TRƢỜNG THPTBC VÙNG NÔNG THÔN.

Cơ sở pháp lý từ các văn bản nhà nƣớc.

Điều 18 của Quy chế quy định về chương trình Giáo dục - Đào tạo và kế hoạch dạy học ghi rõ :

- "Trường ngoài công lập thực hiện chương trình Giáo dục - Đào tạo và kế hoạch dạy học theo quy định của Điều lệ nhà trường tương ứng".[16 tr. 9].

- "Trường phổ thông NCL được tổ chức học 2 buổi/ ngày nếu có đủ các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Căn cứ vào thời lượng được xác định, trường NCL xây dựng thời khóa biểu của trường bảo đảm việc sắp xếp hợp lý giữa giờ học trên lớp với giờ tự học, làm bài tập, thực hành; giờ giáo viên hướng dẫn học sinh học tập, thảo luận; bảo đảm giải quyết phần

lớn các yêu cầu của giáo viên trên lớp trong một ngày học tại trường. Thời khóa biểu phải ổn định phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, bảo đảm quyền lợi học tập của học sinh và phù hợp với điều kiện cụ thể của trường".[16, tr. 9].

- “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và những kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho việc tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” – Luật Giáo dục.

Ở mỗi bậc học (Tiểu học), cấp học (THCS, THPT) đều có quy định mục tiêu cụ thể. Để thực hiện được các mục tiêu trên trong Luật Giáo dục ở chương III, mục 1 khi nói về Tổ chức – Hoạt động của nhà trường đã xác định rõ: “ Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và được tổ chức theo loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục."

- Các văn bản hiện hành về trường bán công cho phép trường hạch toán kinh phí đào tạo đây là một thuân lợi lớn.Quyền tự chủ hạch toán tạo ra các hệ quả sau :

- Chủ động nguồn chi nắm cơ hội kịp thời. - Chi tiết kiệm, đúng mục tiêu hiệu quả cao.

- Thoát khỏi tình trạng quan liêu trì trệ và cơ chế xin cho hiện thời.

Các yếu tố nêu ra ở trên, ngoài những tác dụng riêng như đã phân tích chúng còn có một tác dụng rất cơ bản và vô cùng quan trọng là tạo ra hành lang pháp lý cho các trường ngoài công lập thực hiện kế hoạch đào tạo của mình ; Nó giải toả tư tưởng của người dân vốn sống và suy nghĩ theo lối mòn định sắn của cách quản lý kế hoạch tập chung quan liêu mệnh lệnh và tư duy bao cấp gần nửa thế kỷ. Một khi đường lối của nhà nước đã được xác lập và đi vào đời sống thì người dân sẽ tích cực ủng hộ phong trào giáo dục.

Chỉ đạo của UBND thành phố về phát triển loại hình trƣờng THPT ngoài công lập nói chung và THPTBC nói riêng.

- Uỷ ban nhân dân thành phố đã có Chỉ thị số 23/CT-UB ngày 16/7/2003 của về việc chuyển hầu hết các trường mầm non công lập sang loại hình trường Bán công, 15% trường Tiểu học, 25% trường Trung học cơ sở và 50% trường THPT sang hình thức Bán công. QĐ này đã dựa vào điều kiện thực tế của Hải Phòng, nó tạo cơ hội cho các trường THPT phát triển trước khi chuyển đổi thành loại hình tư thục trong những thập kỷ tiếp theo khi điều kiện kinh tế cho phép.

- UBND Thành phố đã thực hiện cấp bộ khung 06 biên chế /trường và 50 triệu đồng hỗ trợ/năm học giảm bớt được một phần gánh nặng ngân sách tự thu và hỗ trợ công tác quản lý trong những ngày đầu thành lập trường.

- Sở GD&ĐT chú ý hỗ trợ nhà trường đặc biệt về công tác tuyển sinh, cho phép nhà trường tuyển dôi sĩ số, nên chủ động được việc học sinh bỏ học (Một đặc điểm của h/s ngoài công lập ) mà vẫn đảm bảo nguồn thu chi.

Những yếu tố tác động tích cực trong môi trƣờng GD địa phƣơng.

- Sự ủng hộ của các cấp bộ đảng chính quyền thành phố và địa phương dù chưa thích ứng nhưng đã tạo được những điều kiện cơ bản giúp đỡ nhà trường như đất đai, nguồn kinh phí chi khác hàng tháng.

- Vùng dân cư nông thôn HP quê hương của danh nhân văn hoá, trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, trạng nguyên Lê Ich Mộc, Trạng nguyên Trần Tất Văn là vùng dân cư có truyền thống hiếu học, tạo không khí của xã hội học tập cấp huyện tác động tích cực tới hoạt động của nhà trường về mặt tinh thần.

Những yếu tố thuận lợi từ nội tại.

Về đội ngũ quản lý . Đội ngũ quản lý , xuất thân từ những giáo viên giỏi nhiều năm nên có uy tín thu hút được sự ủng hộ của đồng nghiệp .

- Sự năng động sáng tạo trong cơ chế mới, giúp cho nhà trường tranh thủ được nhiều nguồn lực. Do đi sau nên trường vừa rút kinh nghiệm của các trường công lập vừa có cơ hội áp dụng những thành tựu mới của KHGD và các ngành khác. Chỉ 5 năm các trường THPTBC vùng nông thôn đã có quy mô trung bình 28 lớp (Loại 1) và đã có CSVC tổng trị giá trung bình mỗi trường 5,5 tỷ đồng xây dựng hiện đại trên diện tích đất từ 1 đến 2,1 ha. Riêng chỉ số

về CSVC vượt xa rất nhiều trường công lập toàn thành. Đây là điều kiện tốt để học sinh học tập.

Quyền tuyển dụng hợp đồng nguồn nhân lực : được sử dụng nghiêm túc nên đội ngũ giáo viên làm việc nhiệt tình có trách nhiệm tạo ra những hiệu quả cao trong mọi hoạt động.

Đội ngũ tuyển dụng là giáo viên mới, dù hạn chế về kinh nghiệm nhưng dễ thích ứng với cái mới đây là vốn quý trong các hoạt động giảng dạy theo phương pháp mới và thay sách trong những năm gần đây.

Về học sinh Tỷ lệ học sinh chăm ngoan nhiều, học sinh ít chịu ảnh hưởng của những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường tạo điều kiện cho hoạt động huy động sĩ số công tác dạy đặc biệt là giáo dục đức dục. Một bộ phận 40% có lực học TB khá điểm đầu vào cao hơn một số trường công lập nên có cơ hội để trường thực hiện công tác giáo dục chuyên nghiệp.

Các yếu tố tác động khác .

Triển vọng dân số học đường. Theo kết quả dự báo, dân số từ sau 1995,

số trẻ em giảm dần, tuy nhiên sự thay đổi số trẻ em trong từng cấp học lại khác nhau. ở tuổi mầm non và bậc tiểu học giảm dần, nhưng ở bậc THPT từ 90.000 (năm1995) sẽ tăng lên 120.000 (từ năm 2005 đến 2010). Điều này được thể hiện qua bảng số liệu thống kê (biểu 5). Tỷ lệ tăng tại các huyện ngoại thành vẫn còn cao do nguyên nhân trình độ văn hoá của người dân khu vực còn thấp.

Dưới đây chúng tôi xin đưa ra bảng thống kê về triển vọng dân số học đường chung của toàn bộ thành phố.

Biểu 15 : Triển vọng dân số học đường ( ĐVT: 1000 người)

DS theo nhóm tuổi 1995 2000 2005 2010

Từ 0 – 5 tuổi 220 206 195 190

Từ 6 – 10 tuổi 190 180 175 170

Từ 11 – 14 tuổi 140 156 148 145

Từ số liệu trên, ta thấy ngành Giáo dục Hải Phòng sẽ có nhiều điều kiện để phát triển theo chiều sâu, nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo. Tuy nhiên đối với cấp học THPT số trẻ em trong nhóm tuổi này vẫn còn tăng. Đây chính là sức ép lớn cho việc phổ cập trình độ giáo dục THPT. Mặt khác đây cũng chính là cơ hội duy trì phát triển quy mô cho các trường Bán công TP nói chung và THPT BC vùng nông thôn nói riêng.

Xu thế phát triển của loại hình trường Bán công . Với chủ trương xã hội hoá giáo dục đa dạng hoá các loại hình học tập, Giáo dục-Đào tạo Hải Phòng đáp ứng được nhu cầu học tập của thanh thiếu niên và cung cấp nguồn lao động. Vì vậy số học sinh đi học hàng năm ngày càng tăng, quy mô giáo dục Hải Phòng ổn định và ngày càng phát triển.Vùng nông thôn có ưu thế về dân số,mặt khác do kinh tế thấp nên các trường THPTBC với mức đóng góp ít hơn các trường THPTDL và CSVC tốt hơn nhiều trường THPTCL sẽ là điểm lựa chọn của các bậc CMHS.

Loại hình truờng Bán công ở thành phố Hải phòng trong những năm qua đẫ đóng góp nhiều thành tích cho hoạt động chung của ngành.Trên thực tế chất lượng của nó tốt hơn so với loại hình dân lập. Tại Hội nghị bảo vệ đề tài "Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp xây dựng và hoàn thiện mô hình các trường ngoài công lập bậc học mầm non, phổ thông ở Hải Phòng" mang mã số R.XH2001.236, ngày 12 tháng 7 năm 2004, các chuyên gia giáo dục Hải Phòng và TW đã nhất trí cao với các tác giả của nhóm đề tài là trong những năm tới Hải Phòng phát triển mạnh loại hình trường Bán công và Tư thục, giảm mạnh loại hình trường Dân lập. Đề tài đã được UBND Thành phố thẩm định phê duyệt và đang đi vào đời sống tạo một cơ hội cho các trường Bán công toàn thành và THPTBC vùng nông thôn nói riêng có cơ hội phát triển.

- Nhu cầu đào tạo nghề trên địa bàn thành phố đang tăng mạnh mở ra hướng học nghề kỹ thuật thích ứng với trình độ năng lực của một bộ phận lớn học sinh THPTBC. Dự báo đào tạo mới hàng năm được tính trên cơ sở hiệu số giữa nhu cầu lao động năm (t) với năm liền kề trước đó (t-1). Trong thời kỳ 2001-2010, bình quân mỗi năm cho khoảng 23 nghìn người/năm, trong đó thời

kỳ 2001-2005 khoảng hơn 15 nghìn người và thời kỳ sau tăng gấp 2 lần khoảng 31 nghìn người. Đối với đào tạo công nhân kỹ thuật, bình quân mỗi năm cần đào tạo khoảng 19 nghìn người, thời kỳ 2001-2005 khoảng 14 và nghìn người, thời kỳ 2006-2010 khoảng 24 nghìn người. [37, tr.115].

- Hệ thống các trường ĐH,CĐ và THCN liên tục mở rộng đa dạng tại thành phố tạo ra nhiều cơ hội học tập cho học sinh được học nghề và được phát triển theo những hướng liên thông đi lên. Cùng với hệ thống trường là sự phát triển mạnh mẽ của thị trường kinh tế với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh rất cần tới nguồn nhân lực có trình độ. Chính 2 nhân tố này phá vỡ sự bế tắc tồn đọng từ nhiều thập kỷ nay về nhu cầu đầu ra , tạo một niềm tin chắc chắn cho người đầu tư là CMHS và chính bản thân người học.

TT Hệ đào tạo Tên trƣờng Số lƣợng Ghi chú

1 ĐẠI HỌC Hải Phòng, Y, Hằng hải, Dân lập. 4

2 CAO

ĐẲNG

Sư phạm, Hằng hải, Cộng đồng, Tin học, Bách

khoa.Cong nghiệp Việt Uc 6

CĐCĐ có14 có14 ngành

3 THCN

Thuỷ sản,nông nghiệp, tài chính, dược ,xây dựng- công nghiệp, đóng tàu, GTVT 1 và 2, công nghệ cao, bách nghệ, điện nước ,văn hoá nghệ thuật,ytế, sư phạm, mầm non, hằng hải, LTTP, văn thư lưu trữ.

17

4 DẠY NGHỀ NGHỀ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý trường trung học phổ thông bán công vùng nông thôn thành phố Hải Phòng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)