- Hoạt động giáo dục ngoài giờ khó đạt được mục tiêu Mặc dù xây dựng được nội dung nhưng kế hoạch vấp phải lực cản là đội ngũ chủ nhiệm làm công
3.1. 2 TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA LOẠI HÌNH TRƢỜNG THPTBC Ở T P HẢI PHÕNG VÀ VÙNG NÔNG THÔN.
Căn cứ vào tốc độ đô thị hóa, quy hoạch những khu công nghiệp và khu dân cư mới hình thành và chủ trương công nghiệp hoá nông thôn, dự tính phát triển loại hình trường THPTBC tại các địa phương thời gian tới như sau: 4 quận nội thành cần có 11 trường; Thuỷ Nguyên: 3 trường; An Hải (cả khu công nghiệp Đình Vũ): 3 trường; Đồ Sơn: 1 trường; Vĩnh Bảo: 2 trường; Tiên Lãng: 2 trường; Kiến Thụy: 3 trường và An Lão: 2 trường... Trên tinh thần của đề tài ... đã được thành phố nghiệm thu các vùng nông thôn sẽ chú trọng mở loại hình trường THPTBC.
Phương hướng tới sẽ thu hẹp các lớp công lập ở các trường nội đô để chuyển dần sang hình thức BC. Hiện tại đang thực nghiệm chuyển sang lọai hình bán công một số trường tiểu học và THCS. Riêng các trường mầm non vùng nông thôn đã chuyển từ dân lập sang bán công 100%.
Sắp xếp, kiện toàn về tổ chức, cán bộ, thể chế hoá cơ chế hoạt động của các trường dân lập, tư thục, bán công, đưa hoạt động của trường dân lập, tư thục, bán công vào nề nếp thống nhất.
Xây dựng đội ngũ giáo viên, nhân viên: huy động giáo viên trường công lập, huy động giáo viên nghỉ hưu, còn sức khoẻ tham gia giảng dạy.
Có chính sách khuyến khích giáo viên tốt nghiệp các trường sư phạm về làm phụ giảng tại trường từ 18 tháng đến 2 năm thử thách. Qua đó, sàng lọc
trong số này bổ sung cho đội ngũ giáo viên cơ hữu của trường. Hàng năm, có kế hoạch tuyển chọn những giáo viên có năng lực và tâm huyết gửi đi đào tạo nâng cao trình độ.
Chú trọng việc xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật các trường THPTBC, xác định khuôn viên, mặt bằng đất để xây dựng (trung bình đối với một trường có quy mô 20 lớp cần diện tích đất = 3.000m2, đối với vùng nông thôn quỹ đất từ 10.000 m2 trở lên phòng học đúng quy cách 56 m2/phòng, phòng cho BGH, hội đồng giáo viên, thư viên, thiết bị ...Hướng tới có những trường chuẩn quốc gia ngoài công lập .
Xây dựng cơ chế, chính sách đối với các trường bán công một cách phù hợp: Giáo viên cơ hữu của các trường này được hưởng bảo hiểm xã hội, tăng lương định kỳ, chế độ nghỉ ốm, thai sản...từ nguồn tài chính của trường chi trả, theo quy định thống nhất của Nhà nước. Có chính sách khuyến khích giáo viên dạy giỏi, học sinh học giỏi. Hệ thống các trường THPT BC được trang bị nguồn nhân lực theo số lượng lớp học (Mỗi lớp 1 biên chế theo mô hình của Thành phố Hồ Chí Minh). Đây là cách vận dụng năng động để bù đắp những thiệt thòi của các trường THPTBC vùng nông thôn không được nhà nước trang bị 100% CSVC theo quy chế.
Có chính sách hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước (chủ yếu quĩ đất - quỹ tín dụng nhà nước trả lãi ), cá nhân cán bộ quản lý, giáo viên, tư nhân trong, ngoài nước góp cổ phần ủng hộ tài trợ, vay vốn với lãi xuất ưu đãi, học phí, tiền xây dựng, tiền lao động sản xuất của giáo viên, học sinh.
Thực hiện được điều này sẽ góp phần tác động tích cực lên các lĩnh vực: dân số, dân trí, dân sinh, dân quyền, dân cư tại địa điểm nơi trường đóng, thúc đẩy kinh tế- văn hóa- xã hội của địa phương phát triển.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRƯỜNG THPTBC VÙNG NÔNG THÔN - THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG