- Hoạt động giáo dục ngoài giờ khó đạt được mục tiêu Mặc dù xây dựng được nội dung nhưng kế hoạch vấp phải lực cản là đội ngũ chủ nhiệm làm công
3.2.1. XÂY DỰNG KHUNG PHÁP CHẾ PHÙ HỢP, VẬN DỤNG CỤ THỂ CHO TỪNG ĐỊA PHƢƠNG CHÖ Ý VÙNG NÔNG THÔN.
CHO TỪNG ĐỊA PHƢƠNG CHÖ Ý VÙNG NÔNG THÔN.
Hiện nay, các trường THPT BC đang phát triển theo nhiều xu hướng khác nhau, Nhà nước cần sớm có những văn bản pháp quy phù hợp, thay thế cho
Quyết định 39/QĐ/2001 kèm theo quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập của Bộ GD-ĐT.
Được hình thành từ gần 10 năm nay, nhưng hoạt động của các trường THPTBC vẫn còn nhiều nội dung mang tính tự phát, chưa có chỗ đứng trong chiến lược phát triển giáo dục của các địa phương cũng như toàn quốc. Địa vị pháp lý được xác lập nhưng chưa rõ ràng, cơ sở vật chất được đầu tư yếu dàn trải về mặt thời gian, nên sự tồn tại và phát triển của các trường THPT BC nói chung và THPTBC vùng nông thôn HP nói riêng còn nhiều bấp bênh. Đây là một trở ngại lớn, hạn chế sự phát triển của loại trường này. Cùng với các trường công lập, các trường bán công thực hiện chức năng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, do vậy chỉ khi nào các trường THPT BC được phát triển trong một môi trường pháp lý thuận lợi, phù hợp thì loại hình này mới ổn định phát triển.
Những quy định về tổ chức hoạt động của các trường THPT BC không những phải phù hợp với quy luật phát triển nội tại của nó mà còn phải phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cơ chế phù hợp sẽ là đòn bẩy, tạo đà cho sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục. Để tạo ra được sự đồng bộ trong công tác quản lí trường THPT BC, cơ chế quản lí phải làm rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng, giáo viên, học sinh và các chức danh khác trong trường. Đây là một việc làm hết sức phức tạp, bởi vì cùng là loại hình trường bán công nhưng thực tế đã phát triển theo nhiều xu hướng khác nhau, mà quy chế thì không thể phù hợp, chi tiết cho từng loại, từng trường. Bộ GD -ĐT cần chỉ đạo các sở thực hiện từng bước chuyển đổi.
Tại các vùng kinh tế khó khăn, Nhà nước nên ưu tiên tập trung kinh phí nhân lực cho trường THPTBC, vì với mức học phí thấp hơn trường DL, sẽ tạo điều kiện để con dân nghèo cũng được học bậc học THPT. Các văn bản pháp quy về điều lệ trường THPTBC cần làm rõ một số vấn đề sau.
Làm rõ cơ chế đầu tư trên cơ sở căn cứ vào những đặc điểm vùng nông thôn.
- Về nhân lực : Điều lệ về trường ngoài công lập quy định nhà trường chỉ có một hiệu trưởng, toàn bộ số giáo viên và cán bộ còn lại đều là hợp đồng. Đây là một quy định bất cập vì lượng kinh phí được thu rất thấp (Tổng kinh phí đào tạo = 1/2 trường công lập có cùng quy mô ) thì Hiệu trưởng không thể dùng cơ chế lợi ích để kích thích để thu hút nhân lực. Thực tiễn nhiều tỉnh thành đã có những vận dụng khác nhau :
+ TP. Hồ Chí Minh 50% biên chế nhà nước -30 % Cơ hữu .
+ Tỉnh Thái Bình : 100% Biên chế nhà nước - Hạch toán thiếu sẽ được bù. + TP. Hải Phòng 06 biên chế cho tất cả các trường.
+ Đà Nẵng : 01 giáo viên/lớp.
Trên thực tế cách cấp nguồn biên chế nhân lực này đảm bảo được các bất cập về kinh phí xây dựng cơ bản vì các tỉnh hiện nay thường cấp ngân sách hạn hẹp và thủ tục rườm rà.Khi nguồn nhân lực được cấp lương thì nguồn học phí dôi ra sẽ tăng lên và đương nhiên nguồn này sẽ hỗ trợ chủ động cho hoạt động xây dựng cơ bản và mua sắm thiết bị . Mặt khác nó tạo ra tính chủ động trong hoạt động chỉ đạo tổ chức quản lý lớp chủ nhiệm và thực hiện chương trình thời khoá biểu,khi mà việc huy động nguồn ở vùng nông thôn khó khăn. Khi trường đã phát triển mạnh thì có thể cắt giảm biên chế dần dần. Giải pháp này có hiệu quả lớn nó không chỉ ổn định tâm lý cho giáo viên mà còn tạo ra sự hỗ trợ để các trường THPTBC vùng nông thôn kịp thích ứng,có những điều kiện cạnh tranh phát triển chất lượng nhanh chóng.
- Về việc cấp ngân sách nguồn tài lực và đầu tư vật lực: Nguồn kinh phí cấp cho nhà trường hiện nay là 50 triệu / năm học,đây là nguồn kinh phí chi lương cho 06 biên chế và phụ cấp họp hành. Toàn bộ kinh phí hoạt động lấy từ nguồn học phí,đồng thời phải chịu nộp thuế môn bài và 25% lãi xuất/năm. Làm như vậy, đương nhiên nhà trường đã bị đẩy ra khỏi hệ thống công trình phúc lợi và trở thành cơ quan kinh tế. Và nếu là cơ quan kinh tế thì buộc phải hạch toán lãi xuất. Nguồn thặng dư tạo ra từ quá trình là trí tuệ và tâm hồn con người thường không được nhìn nhận, ở đây các nhà quản lý, cơ quan thuế chỉ nhìn thấy một mặt đó là tiền. Tuy nhiên trên thực tế, trường THPTBC không thể có
lãi xuất bằng tiền mặt khi mà đầu tư của nó 97% là vốn tự thu từ dân và tổng đầu tư chỉ bằng 1/2 trường công lập,trong khi đòi hỏi của các nhà quản lý cấp trên và xã hội muốn trường THPTBC có chất lượng ngang bằng với các trường công lập thì đó là một đòi hỏi bất công bằng. Đó là chưa kể tới vốn đầu tư cho XDCB ở Hải Phòng chỉ cho 50% tổng kinh phí thì phần vốn đối ứng 50% còn lại trong điều kiện trường đặt tại một vùng nông thôn sản xuất nông nghiệp độc canh, là một thách thức lớn.
Giải pháp đặt ra cho đầu tư là hoạch định rõ cơ chế đầu tư của Nhà nước các cấp về CSVC ,dứt khoát phải do nhà nước hỗ trợ 100%. Giải pháp cho cơ chế đầu tư nhân lực thực hiện theo phương án của thành phố Hồ Chí Minh là hợp thức. Làm như vậy tức là tăng cường đồng thời cả về nhân lực và kinh phí đào tạo,đăc biệt tạo ra sự chủ động về quản lý đơn vị lớp học góp phần giáo dục toàn diện và chủ động diều phối chuyên môn, tạo môi trường và điều kiện cọ xát , bồi dưỡng nâng cao chất lượng tay nghề đội ngũ, tránh tới mức thấp nhất sự lệ thuộc vào các trường công lập.
Nếu làm như vậy sau 5 năm có thể cắt toàn bộ nguồn kinh phí nhà nước và có thể thực hiện trả lương từ nguồn tự thu của nhà trường.