Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện xúc tiến thương mại các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) (Trang 35)

a. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

- Lịch sử phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

- Lich sử ra đời của BIC:

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư va Phát triển Việt Nam (BIC) ra đời trên cơ sở chiến lược thành lập Tập đoàn tài chính mang thương hiệu BIDV thông qua việc BIDV mua lại phần vốn góp của Tập đoàn Bảo hiểm Quốc tế QBE (Australia) trong Liên doanh Bảo hiểm Việt Úc (là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam từ năm 1999) và chính thức đi vào hoạt động với thương hiệu BIC kể từ ngày 01/01/2006.

Kế thừa kinh nghiệm về hoạt động bảo hiểm sau 6 năm của liên doanh và kinh nghiệm hoạt động trên thị trường tài chính hơn 50 năm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, sau khi đi vao hoạt động, BIC tiếp tục thực hiện chiến lược cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể

các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói của BIDV tới khách hàng..BIC là thành viên đầu tiên của BIDV thực hiện cổ phần hóa theo chủ trương của Chính phủ.

Ngày 01/10/2010, BIC đã chính thức chuyển đổi sang Tổng Công ty Cổ phần và tăng vốn điều lệ lên 660 tỷ đồng.

Ngày 6/9/2011, cổ phiếu BIC chính thức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán

Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán là BIC.

Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, hiện nay BIC đang đứng thứ 6/29 công ty bảo hiểm phi nhân thọ về thị phần bảo hiểm gốc và liên tục là một trong những công ty bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng doanh thu bảo hiểm gốc nhanh nhất trên thị trường. BIC hiện là công ty dẫn đầu thị trường về phát triển kênh Bancassurance và các kênh bảo hiểm trực tuyến (E-business). BIC cũng là công ty bảo hiểm đầu tiên có mạng lưới hoạt động phủ kín tại thị trường Đông Dương.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của BIC và nhiệm vụ của từng bộ phận

a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIC

b. Nhiệm vụ của từng bộ phận

Mô hình tổ chức của BIC gồm những cấp độ sau:

+ Trụ sở chính tại Hà Nội: điều hành chung mọi hoạt động BIC và là đầu mối báo cáo, tiếp nhận thông tin với ban điều hành tại hội sở chính của BIDV tại tầng 16 tháp A tòa nhà Vincom-191 Bà Triệu, Hà Nội. Giám đốc, các phó giám đốc, phòng kiểm tra nội bộ, phòng hành chính nhân sự, kế toán, đầu tư, quản lí nghiệp vụ kinh doanh đều làm việc tại đây.

* Hội đồng quản trị:

Quyết định chiến lược phát triển của công ty

Kiến nghị số cổ phần được quyền chào bán và quyết định huy động vốn theo hình thức khác.

Quyết định phương án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường.

Bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức tổng giảm đốc và các bộ phận quản lý khác nhau quan trọng trong công ty, quyết định mức lương và lợi ích khác của cán bộ quản lý đó.

Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp khác.

Trình bày quyết toán tài chính hàng năm lên hội đồng cổ đông.

Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn, thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.

Kiến nghị các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại luật doanh nghiệp và điều lệ công ty.

* Ban kiểm soát:

Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, trong điều hành hoạt động kinh doanh và trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính.

Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động, tham khảo ý kiến của hội đồng cổ đông.

Báo cáo với đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thưc, hợp pháp của việc ghi chép, lưu trữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo khác của công ty, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

Kiến nghị bổ sung, sửa đổi cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty.

BAN GIÁM ĐỐC * Tổng Giám đốc:

Là người đại diện, có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất của công ty trong mối quan hệ giao dịch trong nội bộ với bên ngoài.

Là người đứng đầu trong công ty, chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, phụ trách việc ký kết những hợp đồng có giá trị lớn. Giám đốc của BIC hiện nay là ông Phạm Quang Tùng.

* Phó Tổng giám đốc khối quan hệ khách hàng: Là người có quyền hạn và trách nhiệm với việc xây dựng, phân bổ cho các chi nhánh công ty thực hiện chỉ tiêu doanh thu.

* Phó Tổng giám đốc khối nghiệp vụ & bồi thường: tham mưu cho ban giám đôc trong toàn bộ những vấn đề liên quan đến công tác xử lý bồi thường trong hoạt động toàn công ty. Chỉ đạo ban giám định bồi thường thực hiện nghiệp vụ giám định, bồi thường theo phân cấp ủy quyền của công ty. Kiểm tra giám sát, hỗ trợ hoạt động bồi thường tại các đơn vị trực thuộc công ty.

* Phó Tổng giám đốc khối tài chính: Tham mưu cho ban giám độc về chủ trương, định hướng hoạt động đầu tư tài chính của công ty. Triển khai, nghiên cứu, xúc tiến đầu tư, thực hiện đầu tư và quản lý danh mục đầu tư. Tham mưu, đề xuất ban giám đốc công ty trong việc xây dựng, sửa đổi các chính sách kế toán tài chính của công ty. Trực tiếp thực hiện công tác kế toán tài chính tại trụ sở chính của công ty. Tổng hợp, phân tích số liệu, báo cáo về tình hình kế toán tài chính và kết quả kinh doanh của công ty. Quản lý toàn bộ hoạt động tài chính, kế toán của công ty đồng thời với việc kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính tại các đơn vị trực thuộc.

* Phó Tổng giám đốc khối vận hành: quản lý điều hành mọi hoạt động của các phòng ban liên quan chung trong khối.

* Phó Tổng giám đốc khối công ty con hạch toán độc lập: Quản lý và chỉ đạo toàn bộ hoạt động kinh doanh của hai công ty con của BIC tại Lào (LVI) và tại Campuchia (CVI).

2.1.4 Lĩnh vực hoạt động của BIDV

- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.

- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.

- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.

- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…

2.1.5 Các sản phẩm dịch vụ chính và lĩnh vực hoạt động của BIC

* Kinh doanh các sản phẩm phi nhân thọ:

Đây là hoạt động chính của BIC, công ty đã nhanh chóng triển khai được hơn 70 loại hình bảo hiểm trong nhiều lĩnh vực cụ thể như sau:

Danh mục các loại hình bảo hiểm của BIC STT Nghiệp vụ bảo hiểm Sản phẩm bảo hiểm

1 Bảo hiểm tài sản

1.1 BH cháy và các rủi ro đặc biệt 1.2 Bảo hiểm mọi rủi ro tài chính 1.3 Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

2 Bảo hiểm kỹ thuật

2.1 Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng 2.2 Bảo hiểm mọi rủi ro trong lắp đặt

2.3 Bảo hiểm máy móc và thiết bị xây dựng 2.4 Bảo hiểm đổ vỡ máy móc

2.5 Bảo hiểm nồi hơi

2.6 Bảo hiểm thiết bị điện tử 2.7 Bảo hiểm kho lạnh

2.8 Bảo hiểm tổn thất lợi nhuận do đổ vỡ máy móc

3 Bảo hiểm tai nạn con người

3.1 Bảo hiểm tai nạn con người 24/24

3.2 Bảo hiểm bồi thường cho người lao động

4 Bảo hiểm xe cơ giới

4.1 Bảo hiểm vật chất xe

4.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ 3

4.3 Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe

5.2 Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm 5.3 Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp 6 Bảo hiểm hàng hóa

6.1 Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu( đường biển, hàng không)

6.2 Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa (đường bộ, đường sắt, nội thủy)

7 Bảo hiểm tàu

7.1 Bảo hiểm thân tàu

7.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu hoạt động trong vùng nội thủy và lãnh hải Việt Nam

8 Bảo hiểm khác

8.1 Bảo hiểm tiền 8.2 Bảo hiểm trộm cắp 8.3 Bảo hiểm tính trung thực 8.4 Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Ngoài những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống trên, BIC đã triển khai một số nghiệp vụ bảo hiểm khác như: Bancassurance, bảo hiểm tài chính.

Trong số các nghiệp vụ bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng cao của BIC phải kể đến bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm chát và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm xe cơ giới.

* Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ: BIC đã xây dựng được mối quan hệ kinh doanh với các công ty tái bảo hiểm lớn trên thế giới như: swiss Re, Labuan Re, Malaysian, Vinare.... tái bảo hiểm là một trong những công cụ quản lý rủi ro đảm bảo khả năng tài chính cho các hợp đồng có giá trị bảo hiểm lớn và tăng doanh thu từ phí nhận tái và hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.

* Đầu tư tài chính: công ty bảo hiểm BIDV sẽ thực hiện đầu tư theo hướng chuyên nghiệp đầu tư theo hướng chuyên nghiệp hóa nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty, hỗ trợ các hoạt động khai thác. Ngoài ra, hoạt động đầu tư tài chính là một kênh chính tạo ra lợi nhuận, thu nhập chính cho công ty. Đặc biệt trong giai đoạn đầu mới đi vào hoạt động, công ty đang thực hiện chiến lược chiếm lĩnh thị trường nên việc lỗ nghiệp vụ là không thể tránh khỏi, vì vậy nguồn lợi nhuận của công ty chủ yếu là tạo ra từ hoạt động đầu tư tài chính.

* Dịch vụ giám định: Bên cạnh các lĩnh vực chính như trên, BIC còn cung cấp các dịch vụ đại lý khác liên quan như: đại lý giám định tổn thất, đại lý xét giải quyết bồi thường...

2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIC

Trong bối cảnh ngành bảo hiểm phải đương đầu với nhiều khó khăn, nhưng có thể nói năm 2012 là năm thành công của BIC khi hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh đề ra. Tổng doanh thu của BIC năm 2012 đạt 1.012,954 tỷ đồng. Trong đó doanh thu phí bảo hiểm đạt 754,259 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2011. Lợi nhuận trước thuế của BIC đạt 110,838 tỷ đồng, tăng 10,3 % so với năm 2011. Tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ tại 31/12/2012 đạt 369,033 tỷ đồng, bằng 48,6% vốn chủ sở hữu, tăng 23,8% so với thời điểm 31/12/2011. Xét về hiệu quả kinh doanh, BIC đang nằm trong nhóm doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời cao nhất thị trường.

Với chiến lược tăng trưởng hiệu quả và bền vững, trong năm 2012, BIC đã triển khai hàng loạt các giải pháp đồng bộ như: tái cấu trúc mô hình hoạt động, kiểm soát rủi ro chặt chẽ, tái cơ cấu danh mục sản phẩm bảo hiểm, nỗ lực giảm tỷ lệ bồi thường, tiết giảm chi phí hoạt động và duy trì công nợ phí bảo hiểm thấp.

Phân khúc thị trường bán lẻ đã đem lại cho BIC nhiều thành công trong bối cảnh các lĩnh vực bảo hiểm truyền thống gặp nhiều khó khăn. Doanh thu của kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) tăng 60% so với năm 2011, kênh bảo hiểm trực tuyến đạt mức tăng trưởng ấn tượng 200% so với năm 2011. Năm 2012, BIC cũng đẩy mạnh bảo hiểm qua hệ thống đại lý cá nhân, mang lại doanh thu đáng kể từ phân khúc bảo hiểm cá nhân. Đặc biệt, kênh bán hàng qua điện thoại (Tele-sales) cũng được thí điểm áp dụng, hứa hẹn một kênh bán hàng mới và hiệu quả cho BIC trong năm 2013.

Ngoài kết quả hoạt động khả quan tại Việt nam, kết quả kinh doanh của 2 công ty con của BIC tại Lào và Campuchia cũng rất tốt. Công ty Liên doanh bảo hiểm Lào việt đã đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng khi doanh thu đạt 6,766 triệu USD, tăng trưởng 51% so với năm 2011, Công ty Bảo hiểm Cambodia Việt nam sau 3 năm hoạt động đã bắt đầu có lợi nhuận từ kinh doanh bảo hiểm gốc, hoạt đông kinh doanh tăng trưởng ổn định, đã chiếm trên 7% thị phần tại Campuchia.

Hình 2.2: Tổng doanh thu BIC giai đoạn 2008-2012 (Đơn vị tính: tỉ đồng)

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính của BIC năm 2010, 2011 ,2012

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng tài sản 2.498.436 1.870.011 1.402.617 Vốn chủ sở hữu 680.274 749.898 758.427 Tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ 252.42 298.102 369.033 Tổng doanh thu 875.108 1.068.553 754.259

Doanh thu phí bảo hiểm 553.067 689.576 723.854

Doanh thu đầu tư tài chính 251.93 289.943 295.696

Tổng lợi nhuận trước thuế 31.548 100.521

2.2. Công tác xúc tiến thương mại bảo hiểm phi nhân thọ tại BIC trong thời gian qua.

2.2.1. Phân tích thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và thực trạng của BIC

Hình 2.2: Vị thế của BIC trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

Cung thị trường:

Theo thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, hiện nay BIC là 1 trong 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu về thị phẩn bảo hiểm gốc và là một trong những công ty bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số 29 công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại thị trường Việt Nam. BIC là công ty đi đầu thị trường về phát triển kênh bán hàng hiện đại: Bancassurance, mua/bán bảo hiểm trực tuyến (E- business). BIC cũng là công ty bảo hiểm đầu tiên có mạng lưới hoạt động phủ kín tại thị trường Đông Dương.

Cầu thị trường:

Nhóm ngành, nhóm doanh nghiệp có nhu cầu và khả năng mua bảo hiểm: - Khách hàng tiềm năng:

+ Là những cá nhân có thu nhập khá và là đối tượng thường xuyên sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

+ Khách hàng là tổ chức hoặc cá nhân đang được tiến hành tư vấn, chào phí bảo hiểm và có thể tham gia sử dụng dịch vụ của BIC.

- Khách hàng trực tiếp: những khách hàng cá nhân, tổ chức đang sử dụng sản phẩm dịch vụ bảo hiểm trên toàn quốc thông qua các kênh phân phối của BIC.

- Những cá nhân, tổ chức có đầy đủ năng lực và hành vi dân sự, có khả năng tài chính và có nhu cầu mua bảo hiểm cho cá nhân hoặc cho công ty đều là những khách hàng của BIC.

Năm 2012 là năm bùng nổ của các sản phẩm bảo hiểm bán lẻ của BIC. Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn, tăng trưởng doanh thu của các nghiệp vụ truyền thống bị chững lại, BIC đã xác định sẽ đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm bán lẻ để đẩy mạnh doanh thu, mở rộng cơ sở khách hàng. Một số sản

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện xúc tiến thương mại các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w