Tăng cường vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý thị truờng dịch vụ viễn thông

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 95)

- Mục tiêu cơ bản đối với phát triển dịch vụ viễn thông đến 2015 và tầm nhìn 2020 là:

4.3.2. Tăng cường vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý thị truờng dịch vụ viễn thông

xuất kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn. Cần lấy Viettel như một điển hình có thể rút kinh nghiệm học tập trong lãnh đạo, điều hành, đề ra và thực hiện cơ chế. Lấy Viễn thông Điện lực với phát triển tốt điện thoại không dây, VNPT với phát triển Internet, phát triển nhanh của VTC …

Hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư. Tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn cần triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ phát triển viễn thông công ích, thực hiện chính sách đối với người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh về dịch vụ viễn thông ở Nghệ An nhằm đổi mới chất lượng đội ngũ. Chú trọng phổ cập dịch vụ truy nhập Internet theo các chương trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí, mở rộng phổ cập dịch vụ điện thoại và Internet dưới hình thức trợ giá.

Sở thông tin truyền thông tham mưu với UBND Tỉnh và trình Bộ TTTT phê duyệt phân bổ kế hoạch phát triển viễn thông công ích trên địa bàn. Xây dựng phương án phê duyệt bổ sung vùng công ích cĩng như những chính sách liên quan để phát triển mạng lưới viễn thông trên toàn tỉnh.

4.3.2. Tăng cường vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý thị truờngdịch vụ viễn thông dịch vụ viễn thông

Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của dịch vụ viễn thông đối với phát triển kinh tế xã hội. Thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về viễn thông, quản lý hoạt động của các doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin. Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động dịch vụ công, thẩm định đối với các dự án về đầu tư chuyên ngành viễn thông, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về áp dụng

tiêu chuẩn kỹ thuật, công bố chất lượng sản phẩm, dịch vụ đối với các doanh nghiệp BCVT&CNTT. Thực hiện công tác hợp tác quốc tế về lĩnh vực BCVT&CNTT. Thực hiện có nền nếp công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực BCVT- CNTT từ tỉnh, đến huyện, thành phố. Quán triệt và triển khai thực hiện các Chỉ thị 07/2005/CT- BBCVT, Chỉ thị 10/2005/CT-BBCVT về việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông...Tổ chức công tác đảm bảo thông tin liên lạc, thông tin phòng chống lụt, bão; thông tin về an toàn về cứu nạn, cứu hộ, diễn tập phòng thủ và các thông tin khẩn cấp khác. Chỉ đạo, phối hợp các doanh nghiệp trong việc mở rộng phát triển mạng lưới thông tin cố định và di động, xây dựng triển khai thẩm định các dự án về viễn thông và CNTT. Tăng cường công tác quản lý đại lý Internet. Triển khai xây dựng chương trình phối hợp thực hiện Đề án "Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 - 2010" của Thủ tướng Chính phủ nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT - TT trên các lĩnh vực, ở mọi cấp, mọi ngành. Xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy Sở Thông tin và truyền thông, chỉ đạo xây dựng, thực hiện tốt qui chế hoạt động. Phát huy trí tuệ, tính chủ động, sáng tạo, đoàn kết, thực hiện tốt vai trò trách nhiệm, chức năng, quyền hạn của từng đơn vị và cá nhân kinh doanh dịch vụ BCVT- CNTT. Vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Thực hiện tốt công tác dự báo về phát triển dịch vụ viễn thông, về xu hướng phát triển khoa học công nghệ, mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Sự biến đổi và phát triển của xã hội ngày nay vô cùng năng động và phức tạp, biểu hiện rõ nét nhất là sự chuyển đổi của kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hoá, đa phương hoá, khu vực hoá và quá trình phát triển của xã hội loài người tiến tới xã hội thông tin mà nguyên nhân của nó là sự phát triển bùng nổ của khoa học - công nghệ và sự hội tụ công nghệ, đặc biệt giữa các lĩnh vực - viễn thông - điện tử - tin học - truyền thông quảng bá (gọi chung là viễn thông).

Giữ vững quyền lực Nhà nước trên địa bàn trong lĩnh vực , viễn thông, giữ vững định hướng chiến lược phát triển cho quốc gia, bảo đảm an toàn, an ninh và chủ quyền dân tộc, bảo vệ quyền lợi người dân để đạt tới mục tiêu xã hội hoá thông

tin ngày càng cao. Thiết lập các cơ chế kiềm chế sự khiếm khuyết của cơ chế thị trường, phân định được vai trò của chính quyền và vai trò thị trường trong việc điều chỉnh các hoạt động , viễn thông và điều chỉnh các điều kiện cạnh tranh giữa các nhà khai thác. Chính quyền địa phương cần duy trì các điều kiện cạnh tranh công bằng và có hiệu quả nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các nhà doanh nghiệp, nâng cao lợi ích cho toàn xã hội, nâng cao hiệu quả kinh doanh,cắt giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm dịch vụ, bảo đảm lợi ích trực tiếp cho người sử dụng, bảo đảm chuyển đổi nhanh môi trường từ độc quyền sang cạnh tranh.

Tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn cần quản lý thống nhất đối với các nguồn tài nguyên thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, quản lý thống nhất theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn và trung hạn của nhà nước điều hoà lợi ích giữa các doanh nghiệp và lợi ích giữa doanh nghiệp với người sử dụng, các nguồn tài nguyên quốc gia về thông tin (như phổ tần số vô tuyến điện, kho số, địa chỉ và tên miền Internet). Cần phải có kế hoạch tối ưu để sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm, công khai, rõ ràng và công bằng để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển mạng lưới, dịch vụ viễn thông. Quản lý tốt thông tin, phát huy tối đa thế mạnh thông tin của mình, ngăn chặn kịp thời các âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Có biện pháp khắc phục mặt trái ảnh hưởng đến an ninh thông tin liên lạc, trật tự an toàn xã hội như các biên pháp về quản lý thuê bao, quản lý dịch vụ…Thực hiện tốt quyền điều tiết, giải quyết tốt mối quan hệ kinh doanh - công ích. Trong môi trường cạnh tranh, với sự tham gia của một số nhà khai thác mới, không thể đặt toàn bộ trách nhiệm phục vụ công ích lên vai một nhà khai thác. Để giải quyết tốt mối quan hệ kinh doanh - công ích nên phải điều tiết, phải có giải pháp cho vấn đề này. Đảm bảo mối quan hệ giữa quyền sở hữu, tạo động lực phát triển và quyền lợi cho người sử dụng thực chất là thực hiện quyền lực công trong lĩnh vực viễn thông.

Tăng cường sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh, 92

mà thường xuyên trực tiếp là Sở Thông tin và truyền thông Nghệ An đối với sự phát triển của dịch vụ viễn thông. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các chương trình, dự án, tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật về , viễn thông và công nghệ thông tin. Cần chỉ đạo các ngành khác trong việc giúp đỡ, hỗ trợ để dịch vụ viễn thông phát triển, thường xuyên học tập các địa phương khác và tự đúc rút kinh nghiệm trong điều hành quản lý phát triển dịch vụ viễn thông. Chỉ đạo các doanh nghiệp phối hợp cùng hợp tác cạnh tranh lành mạnh, cùng phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh kinh tế xã hội trên địa bàn phát triển. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không thoả mãn với những gì đạt được, hằng năm cố gắng phấn đấu đạt mức tăng trưởng ngày càng cao hơn.

Tổ chức chỉ đạo, thực hiện tốt Qui hoạch phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông giai đoạn 2007 - 2010; 2011 - 2015; 2016 - 2020: Thực hiện tốt việc sử dụng kinh phí đầu tư cho BCVT-CNTT vào phát triển kinh tế trong ngân sách địa phương. Khuyến khích phát triển điện tử, phần mềm, mở rộng gia công, nội địa hoá. Rà soát văn bản pháp luật, có những cơ thế, chính sách để phát triển mạnh mẽ hơn lĩnh vực BCVT-CNTT với tinh thần tạo mọi điều kiện thuận lợi huy động mọi nguồn lực phát triển nhưng phù hợp với các cam kết quốc tế. Đồng thời, đào tạo nguồn nhân lực phải biết nói tiếng Anh, sử dụng được máy vi tính.

Tiến hành thực hiện quản lý theo mô hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực phù hợp với xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông – Công nghệ thông tin. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trên cơ sở phân biệt rõ các tổ chức có chức năng xây dựng chính sách, luật pháp với các tổ chức có chức năng thực thi pháp luật; đảm bảo hình thành hệ thống quản lý Nhà nước theo nguyên tắc “ Năng lực quản lý đón đầu yêu cầu phát triển”.

Đổi mới, cải tiến quy trình, nâng cao trình độ quản lý, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin. Nghiên cứu áp dụng các mô hình doanh nghiệp sáng

tạo mới với các hình thức khác nhau nhằm đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh, thiết lập các liên minh, liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông Và Công nghệ thông tin.

Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước thống nhất về BCVT và CNTT phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ, năng lực quản lý phải theo kịp tốc độ phát triển. Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện quản lý nhà nước có hiệu lực, hiệu quả trong môi trường mở cửa cạnh tranh.Thực trạng hiện nay, lãnh đạo các công ty cổ phần vẫn do cơ quan chủ quản bổ nhiệm, chính điều này có những hạn chế một phần do người được bổ nhiệm trình độ, kinh nghiệm quản lý, chuyên môn không cập nhật với sự phát triển của kinh tế thị trường, một phần vẫn mang tư duy cũ do đó để duy trì và phát triển doanh nghiệp thì lãnh đạo các doanh nghiệp phải được tuyển dụng vào các vị trí với trình độ tương ứng. Đây là điều rất quan trọng vì đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo cốt cán là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay; Cùng với đội ngũ các nhà khoa học - công nghệ tài năng đội ngũ các nhà quản lý, kinh doanh giỏi sẽ quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, quyết định đến hiệu quả đầu tư, kinh doanh và tăng khả năng thu hút đối với doanh nghiệp nước ngoài.

Quản lý theo pháp luật, tăng cường các biện pháp thanh tra kiểm tra, không can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chú trọng định hướng và dự báo, gắn quy hoạch với hệ thống cơ chế chính sách và thị trường, đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh, bình đẳng. Bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 95)