Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 78)

Sự phát triển của thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ an ngày càng mạnh mẽ. Song song với đó, vai trò của nhà nước ngày càng được khẳng định rõ ràng hơn. Có thể nói, hoạt động của thị trường viễn thông hiện nay ở Nghệ an đang được định hướng theo khuôn khổ chung của sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, chịu sự quản lý, điều tiết và giám sát của nhà nước thông qua bộ máy quản lý nhà nước ở địa phương. Điều này cho thấy, hoạt động của thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn đã có tác động lớn tới mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo đó, hoạt động của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn đã đóng góp rất lớn vào ngân sách của toàn tỉnh. Vai trò nhà nước được thể hiện cụ thể ở những mặt tích cực sau:

Thứ nhất, với việc hình thành hệ thống quản lý nhà nước chuyên nghành bưu chính viễn thông từ trung ương đến địa phương, Sở TTTT Nghệ An đã sớm thành lập với tiền thân là Sở bưu chính viễn thông Nghệ An, từ cấp tỉnh tới các phòng cấp huyện. Kể từ ngày thành lập đến nay, Sở thông tin và truyền thông đã tham mưu tốt

cho Bộ thông tin và truyền thông, cấp uỷ, chính quyền tỉnh Nghệ An quản lý tốt các hoạt động về viễn thông nói chung và sự phát trỉên của thị trường dịch vụ viễn thông nói riêng của tỉnh, dần đưa thị trường dịch vụ viễn thông đi vào nề nếp. Cũng theo đó, Sở TTTT Nghệ An đã xây dựng được qui hoạch phát triển tổng thể dịch vụ bưu chính viễn thông đến những năm 2020, đã ban hành tương đối đầy đủ hệ thống các qui định, cơ chế chính sách, tiến hành xây dựng và thực hiện các đề án, dự án, tuyến truyền phổ biến pháp luật bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, tổ chức tập huấn nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra về bưu chính viễn thông góp phần tạo điều kiện pháp lý thuận lợi để các doanh ngiệp bưu chính viễn thông thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của mình.

Tiếp theo sự hình thành bộ máy quản lý lĩnh vực viễn thông của nhà nước, vai trò của nhà nước trong phát triển thị truờng dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh được thể hiện ở việc ban hành một hệ thông văn bản hướng dẫn cụ thể những hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn. Trên cơ sở hệ thống các chính sách văn bản được Sở TTTT tham mưu UBND Tỉnh hoặc các cấp chính quyền ban hành và hệ thống văn bản quy phạm của Sở đã hình thành một môi trường pháp lý đáng tin cậy, cụ thể và phù hợp với hoạt động đặc thù trên địa bàn tỉnh. Thêm vào đó, việc xây dựng chiến lược phát triển viễn thông – CNTT của Tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và những kế hoạch phát triển trung dài hạn đã tạo ra những tiêu chí có tính định hướng cho hoạt động của các doanh nghiệp tham gia trên thị trường dịch vụ viễn thông có cơ sở, căn cứ và mục tiêu cụ thể hoá để thực hiện và hoạt đồng. Việc hình thành một hệ thống các quy phạm phát luật cũng như những mục tiêu đề ra cho chương trình phát triển viễn thông trên địa bàn tỉnh là cần thiết và hữu hiệu để nhà nước thực hiện vai trò ‘nhà nước’ của mình.

Thứ ba, Nhà nước thực tế có sự đầu tư rất lớn vào hoạt động của các thành phần kinh tế nhà nước thông qua những đầu tư về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Việc phát triển thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tốt chứng tỏ nhà nước đang thực hiện sự điều tiết cũng như vai trò quản lý nguồn vốn của mình một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, ngày nay nhà nước thực hiện vai trò của mình thông qua sự điều tiết hoạt động của thị trường dịch vụ viễn thông tuân theo những quy

luật khách quan của nó và đạt hiệu quả. Việc hình thành nên thị trường các dịch vụ viễn thông thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia càng tạo ra những tính chất cạnh tranh có tính thúc đẩy và tác động lẫn nhau. Và khi đó, nguồn lực của nhà nước được sử dụng một cách năng động, tự chủ và hữu hiệu hơn. Như vậy trên một khía cạnh tiếp cận nào đó, nhà nước đang sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả. Thông qua việc thực hiện vai trò quản lý nhà nước trong việc sinh lời, tăng hiệu quả và tăng tỷ suất lợi nhuận tại các doanh nghiệp viễn thông.

Thứ tư, việc tạo lập một môi truờng cạnh tranh giữa các đối thủ đã khuyến khích cho các doanh nghiệp cung cấp cho thị trường những dịch vụ có chất lượng tốt hơn, giá cả thấp hơn… Điều này làm lợi cho người tiêu dùng nhiều hơn. Người tiêu dùng có khả năng tiếp cận viễn thông và công nghệ thông tin ở mức phù hợp hơn với mức sống của mình. Và như vậy, vai trò của nhà nước được thực hiện tốt hơn về mặt xã hội, văn hoá.

Thêm vào đó, việc phát triển thị trường viễn thông trên địa bàn tỉnh từ dịch vụ thoại, di động và đặc biệt là internet tới mọi đối tượng như công, viên chức, các tổ chức HCSN, các doanh nghiệp ngày càng mở rộng.

Các chủ trương, chính sách của trung ương, của ngành viễn thông về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đã được các cấp các nghành, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai nên chúng ta đã rất thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào các hoạt động lãnh đạo điều hành, quản lý và phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết vấn đề tốc độ, chất lượng và giải quyết vấn đề tiết kiệm chi phí, bước đầu thu được những kết quả đáng khích lệ.

Việc sử dụng viễn thông, công nghệ thông tin trong lãnh đạo, quản lý xã hội, quản lý sản xuất kinh doanh đang được các cấp, các nghành, các doanh nghiệp ở tỉnh Nghệ an quan tâm và có những bước phát triển theo chiều hướng tích cực. Đồng thời nâng cao khả năng sử dụng công nghệ tri thức của mọi tầng lớp nhân, nâng cao trình độ dân trí.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 78)