VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
4.1.1. Thời cơ phát triển thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ an.
thách thức lớn.
4.1.1. Thời cơ phát triển thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ an. an.
+ GDP tăng trưởng ổn định ở mức bình quân, mức sống của người dân trên địa bàn được nâng cao. Nền kinh tế phát triển trên địa bàn chuyển dịch dần theo hướng tăng trưởng tỷ trọng ngành dịch vụ trong tổng GDP. Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng và cùng với đó là nhu cầu sử dụng các loại hình sản phẩm viễn thông cũng tăng theo. Người tiêu dùng sẵn sang chi trả cho nhu cầu sử dụng dịch vụ của mình.
+ Chính phủ đã cơ cấu lại Bộ viễn thông thành Bộ thông tin và Truyền thông theo đó Sở viễn thông trên từng địa phương cũng được thay tên mới Sở Thông tin truyền thông tỉnh Nghệ An, cùng với việc khoác lên mình những chức năng mới. Điều này thể hiện ở việc mở rộng phạm vi quản lý nhà nước theo hướng đáp ứng cả quản lý, khai thác mạng, dịch vụ viễn thông và các nội dung truyền tải trên mạng. Xu thế này nằm trong cam kết khi gia nhập WTO, theo đó nhà nước không can thiệp qua sâu vào thị trường và hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng vai trò của nhà nước lại được đề cao hơn ở chức năng quản lý, điều tiết thị trường đảm bảo cho thị trường vận hành theo đúng quy luật khách quan của nó và có sự quản lý của nhà nước.
+ Tháng 6/2007, Bộ viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) thông báo thả nổi giá cước di động nhằm tạo sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường di động. Gia tăng cạnh tranh trên thị trường điện thoại di động sẽ thúc đấy tăng trưởng toàn thị trường viễn thông Việt Nam. VNPT và các đốit tác khác trên địa bàn như Vietel, EVN, FPT…sẽ có cơ hội phát triển thêm được thị phần sản phẩm viễn thông của mình bằng chính việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
+ Bộ Thông tin và Truyền thông đã thông báo các quy định cụ thể về sử dụng quỹ Viễn thông công ích nhằm tạo sự bình đẳng hơn cho doanh nghiệp viễn thông trong đáp ứng các dịch vụ công ích theo đó các doanh nghiệp phải đóng góp từ 1-
3% tổng doanh thu dịch vụ và được hỗ trợ về mức phí lặt đặt, khai thác và bảo dưỡng mạng đối với các dịch vụ cố định và Internet. Điều này giúp giảm áp lực cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư khai thác vào viễn thông nông thôn, vùng khó khăn.. Đặc biệt với đặc thù của Nghệ An, đến tháng 8/2010 có 6 huyện viễn thông công ích và 50 xã thuộc huyện VTCI, nên việc thực hiện chương trình VTCI hiệu quả là một vấn đề có tầm quan trọng về cả lĩnh vực kinh tế và xã hội. Đảm bảo cho người dân nghèo trên địa bàn được phổ cập dịch vụ viễn thông. Với nguồn kinh phí của nhà nước hỗ trợ, các doanh nghiệp có thể được bù đắp một phần chi phí cho những dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, khai thác mạng và phát triển thị trường dịch vụ viễn thông ở những vùng nghèo, đặc biệt khó khăn của tỉnh nhà.
+ Hội nhập WTO, các doanh nghiệp viễn thông có thêm cơ hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến khác, các kinh nghiệm quản lý kinh doanh và được thử sức trên đấu trường quốc tế, một sân chơi rộng và bình đẳng hơn, không chỉ về vốn, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, khách hàng mà còn cả về nguồn nhân lực, các chiêu thức kinh doanh... đặc biệt là các dịch vụ gia tăng giá trị của sản phẩm viễn thông mà VNPT chưa có nhiều kinh nghiệm khai thác. Điều này thúc đẩy nhanh sự phát triển của thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh, hướng tới sự hội nhập kinh tế quốc tế. Dịch vụ băng rộng và truy nhập mạng qua các thiết bị di động nên làm cho dịch vụ Internet giảm tốc độ tăng trưởng từ năm 2007. Các thiết bị di động cá nhân tích hợp đa dịch vụ do truy cập mạng sẽ trở nên phổ biến làm phát sinh thêm các dịch vụ giá trị gia tăng. Từ năm 2008 xuất hiện dịch vụ truyền hình cáp và truy nhập mạng qua hệ thống truyền hình cáp, năm 2010 dịch vụ truy nhập không dây băng rộng sẽ thay thế dần các dịch vụ điện thoại di động và truy nhập Internet. Viễn thông sau năm 2010 đến năm 2020 sẽ phát triển theo xu hướng sau: Hình thành lõi mạng chuyển mạch quang tốc độ cao. Hội tụ thuê bao di động, cố định và truyền hình. Tốc độ truy nhập lớn để đáp ứng yêu cầu băng thông các dịch vụ giải trí và truyền hình. Phương thức truy nhập: truy nhập quang và vô tuyến. Cấu trúc mạng: phát triển theo mạng thế hệ tích hợp đa dịch vụ công nghệ IP và ATM. Trong thời gian tới phát sinh thêm các nhu cầu giải trí và ứng công nghệ thông tin sẽ làm giảm tỷ trọng các dịch vụ truyền thống.
+ Đội ngũ và nguồn nhân lực của ngành viễn thông cũng đang ngày càng được bổ sung, nâng cao rõ rệt với chính sách chú trọng vào con người, với quy mô đào tạo chuyên ngành này ở các trường cao đẳng, chuyên nghiệp. Lực lượng những kỹ sư viễn thông – CNTT được tốt nghiệp ở các trường chuyên ngành ngày càng đông đảo, có trình độ chuyên môn cao là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng.