Phát triển và ứng dụng có hiệu quả những nhân tố của thị trường dịch vụ viễn thông cho tiến trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 103)

- Mục tiêu cơ bản đối với phát triển dịch vụ viễn thông đến 2015 và tầm nhìn 2020 là:

4.3.4.Phát triển và ứng dụng có hiệu quả những nhân tố của thị trường dịch vụ viễn thông cho tiến trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà

viễn thông cho tiến trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà

Xây dựng xa lộ thông tin có dung lượng lớn nối với tất cả các xã, tốc độ cao, sử dụng cáp quang, vô tuyến băng rộng, thông tin vệ tinh (VINASAT)...Cập nhật công nghệ hiện đại, tiên tiến trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, lựa chọn công nghệ đón đầu, tương thích, phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong tất cả các lĩnh vực: thiết bị, mạng lưới, dịch vụ, công nghiệp, quản lý, nguồn nhân lực...

Cần chủ động xây dựng tốt các phương án phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh để bảo vệ mạng lưới hạ tầng viễn thông, đặc biệt chú trọng các vùng trọng điểm dọc các vùng trũng Sông Cả, Sông Hiếu, hạ lưu các con sông khác và vùng lũ quét các huyện miền núi Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong… mở rộng vùng phủ sóng di động, đảm bảo duy trì liên lạc trong các điều kiện thiên tai bão lụt… Tại vùng lũ quét các trạm viễn thông đều duy trì phương thức truyền dẫn vi ba dự phòng cho cáp quang. Vùng duyên hải bắt buộc phải có thiết bị liên lạc và thực hiện nghiêm chế độ khai báo ngư trường đối với tàu đánh bắt xa bờ. Có thể có chính sách hỗ trợ ngư dân thiết bị liên lạc dưới hình thức trả góp và bán với giá ưu đãi. Chỉ đạo tăng tần suất phát bản tin thời tiết khi có thiên tai, mở các khoá huấn luyện đào tạo người dân sử dụng tốt các thiết bị thông tin liên lạc.

Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện cấu trúc mạng viễn thông Việt Nam theo cấu trúc mạng thế hệ sau NGN trên cơ sở hạ tầng viễn thông và Intemet hiện tại. áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ mới vào việc xây dựng và phát triển mạng. Xây dựng một mạng lưới hiện đại đủ năng lực truyền tải lưu lượng và các loại hình dịch vụ, bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ và độ an toàn cao, đáp ứng nhiều nhà khai thác trên mạng. Nghiên cứu phát triển mạng đường trục gồm công nghệ chuyển mạch gói tốc độ cao, chuyển mạch mềm, chuyển mạch nhãn. Phương án công nghệ chuyển đổi mạng hiện tại sang mạng chuyển mạch gói mới. Các công nghệ truyền dẫn mới gắn IP trên SDH trên truyền dẫn quang. Phương án sử dụng

chung mạng lõi dựa trên IP cho các mạng truy nhập của các nhà khai thác khác nhau. Phát triển mạng truy nhập hữu tuyến băng rộng gồm giải pháp mạng truy nhập cáp quang tới tận nhà thuê bao. Tích hợp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp và dịch vụ viễn thông trên mạng cáp đồng trục.

Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ và dịch vụ mới, tạo ra nhiều phần mềm cho quản lý, khai thác và lưu trữ số liệu . Sử dụng các máy tính có tốc độ xử lý cao nối với nhau thông qua mạng Internet giúp truyền đưa tin hiệu quả nhanh chóng cho phép ứng dụng trong truy tìm, định vị sản phẩm, tạo điều kiện hoàn thiện chất lượng các dịch vụ vốn có và phát triển các dịch vụ mới như Datapost, Letter to mail hay Mail to Letter, E-post. Chú trọng phát triển công nghệ chuyển mạch băng rộng, công nghệ chuyển mạch gói, giải pháp kết hợp giữa mạng IP và PSTN; các hệ thống chuyển mạch mềm, đa dịch vụ. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ truyền dẫn và mạng truy nhập truyền dẫn băng rộng bằng cáp quang, DWDM (Dense Wavelength Division Mutiplexing). ứng dụng hiệu quả vệ tinh VINASAT, các hệ thống truy nhập băng rộng XDSL, cáp quang FTTH, cáp đồng trục, WiMax. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin di động 3G, 4G, WiMax, công nghệ truyền hình và phát thanh số, truyền hình cáp, IP TV. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nền kinh tế xã hội, thúc đẩy các ứng dụng công nghệ và dịch vụ gồm Chính phủ điện tử, thương mại điện tử, thông tin điện tử, công nghiệp nội dung gồm trò chơi trực tuyến, thông tin, nhắn tin đa phương tiện...Triển khai nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT cho khu vực nông thôn thông qua việc lựa chọn các mô hình, công nghệ, cấu trúc mạng, dịch vụ thích hợp.

Phát triển sản phẩm phần mềm phục vụ chính phủ điện tử, chứng thực điện tử, dịch vụ cung cấp nội dung thông tin. Phát triển và ứng dụng phần mềm nguồn mở, nghiên cứu phát triển các phần mềm Việt hoá và sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trên Intemet, các giải pháp thông tin liên lạc (thoại và phi thoại) hiệu quả trong điều kiện Việt Nam trên mạng LAN cho công sở và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giải pháp công nghệ thiết lập mạng viễn thông hiệu quả cho thông tin trên biển, vùng xa,

nông thôn, miền núi. Sản phẩm mẫu, một số sản phẩm truy nhập băng rộng, thiết bị chế thử sử dụng trên mạng, qui trình công nghệ cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong Ngành.

Nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách giúp cho công tác quản lý theo kịp sự phát triển của công nghệ đối với các vấn đề cụ thể như hội tụ viễn thông, CNTT và truyền thông; Mạng và dịch vụ đa phương tiện (multimedia); Dịch vụ thông tin di động: nội dung SMS, thuê bao trả trước…; Trò chơi trực tuyến; Tổ chức, kết nối mạng của các doanh nghiệp với mạng đường trục; Qui hoạch, cấp phép các hệ thống WiMax, 3G; Công nghệ IP TV, RFID, mạng ubiquitous, home networking...

Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn Ngành đối với các vấn đề cụ thể như lĩnh vực truyền thông gồm các thiết bị truyền hình, phát thanh đáp ứng yêu cầu chống can nhiễu, đảm bảo chất lượng. Lĩnh vực CNTT gồm phần cứng, phần mềm. Chuyển đổi tiêu chuẩn Ngành sang quy chuẩn Việt Nam. Hoàn thiện, bổ sung các tiêu chuẩn viễn thông, truyền dẫn phát sóng đảm bảo chống can nhiễu, phục vụ kết nối mạng, đảm bảo chất lượng dịch vụ...

Nâng cao năng lực ứng dụng và phát triển viễn thông và công nghệ thông tin. Tuyên truyền, phổ biến chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, về đầu tư và thu hút đầu tư cho lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin, về việc thực thi Chính phủ điện tử, công dân điện tử…áp dụng các quy định và tiêu chuẩn cụ thể đối với đối tượng bắt buộc như: cán bộ, công chức, sinh viên… và có chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin đối với các đối tượng không bắt buộc. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho một số cơ sở đào tạo về công nghệ thông tin, nhằm tạo điều kiện cho công dân được tiếp cận đến kiến thức và kỹ năng sử dụng dịch vụ về công nghệ thông tin.

Công nghiệp CNTT phải phát triển đột phá, tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ,phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao gấp 1,5-2 lần bình quân tốc độ tăng trưởng chung của cả nước tăng dần doanh thu công nghiệp CNTT bằng cách

thúc đẩy các loại hình doanh nghiệp làm vệ tinh sản xuất và ứng dụng công nghệ thông tin…

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 103)