Tăng cường thực hiện có hiệu quả công tác tiếp thị và quảng bá thương hiệu Thúc đẩy mở rộng thị trường cả về chiều rộng, chiều sâu. Mở rộng thị trường dịch vụ viễn thông trong toàn tỉnh, chú trọng tới cả vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn và thành thị; Tập trung phát triển các dịch vụ mới như Internet tốc độ cao, các dịch vụ di động, dịch vụ băng thông rộng…Không ngừng mở rộng các dịch vụ cơ bản trên mạng cố định, di động, Internet. Các dịch vụ được triển khai trên mạng cố
định bao gồm: Mở rộng lĩnh vực tư vấn, giải đáp thông tin chú trọng lĩnh vực công nghiệp hoá nông thôn, kỹ thuật nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản…Các dịch vụ chuyển mạng giữ số (number portability) và dịch vụ phân tách mạch vòng nội hạt (local loop unbundling) để mở rộng sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ và tạo môi trường cạnh tranh bhnh đẳng. Dịch vụ giải trí (1900), thương mại (1800). Phối hợp với ngân hàng mở dịch vụ thanh toán qua điện thoại. Các dịch vụ trên mạng di động gồm có: Tra cứu thông tin trực tuyến bản đồ, thông tin kinh tế - xã hội, đào tạo… Thanh toán, mua bán trực tuyến, đăng ký, đặt chỗ…Giải trí online, game, xem phim, nghe nhạc, thảo luận nhóm…Roaming các mạng di động cùng công nghệ. Truyền dữ liệu, truy nhập Internet. Các dịch vụ công ích như cảnh báo thiên tai, phòng chống dịch bệnh…Các dịch vụ Internet bao gồm: Truy nhập Internet băng rộng. Truy nhập Internet không dây. Các ứng dụng công nghệ thông tin về hành chính, thương mại điện tử, đào tạo từ xa, y tế từ xa…Thực hiện phổ cập dịch vụ Internet. Cung cấp dịch vụ tại các điểm bưu điện văn hoá xã. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích bưu chính và viễn thông, đảm bảo cung cấp dịch vụ đa dạng theo tiêu chuẩn quốc tế. Triển khai chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ các dịch vụ viễn thông công ích, dịch vụ cộng đồng và các dịch vụ giá trị gia tăng khác. Khuyến khích phát triển các dịch vụ điện tử, phần mềm tin học. Đẩy mạnh tốc độ phát triển BCVT-CNTT bình quân hằng năm, tăng tỉ trọng doanh thu, trong đó chú trọng công nghệ phần mềm. Sử dụng tốt lợi thế nguồn nhân lực trẻ, thông minh, tiềm năng phát triển công nghệ phần mềm, công nghiệp điện tử của địa phương.
Mở rộng phát triển thị trường viễn thông đến mọi thành phần dân cư, doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội. Hợp tác bằng nhiều hình thức liên doanh, liên kết, trong nước, ngoài nước tạo sự nhảy vọt nhanh chóng thị trường dịch vụ viễn thông. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh loại dịch vụ này trên địa bàn tỉnh, ngoại tỉnh, và ngoài nước.
Phát triển hợp lý theo vùng mạng lưới hạ tầng dịch vụ viễn thông
Cần phân chia theo ba vùng và theo ba phương án, triển khai đồng bộ, hợp lý cả về chuyển mạch, truyền dẫn, mạng di động, mạng ngoại vi. Các phương án phát triển như sau:
Phương án phát triển vùng trung tâm: Bao gồm Thành phố Vinh và thị xã
Cửa Lò. Đây là khu vực đô thị, tập trung đông dân, là trung tâm kinh tế, văn hóa của toàn tỉnh. Định hướng phát viễn thông là cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng và đảm bảo mỹ quan mạng viễn thông. Mạng viễn thông tiểu vùng này cần hiện đại, băng thông rộng thoả mãn nhu cầu giải trí và ngầm hoá mạng nội hạt. Truyền dẫn cần thoả mãn nhu cầu cung cấp dịch vụ công của mạng Chính phủ điện tử kết nối các sở ban ngành của tỉnh.
Phương án phát triển vùng đồng bằng: Bao gồm 7 huyện Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, đây là khu vực phát triển cả nông nghiệp, công nghiệp, thu hút nhiều dự án đầu tư. Vùng này cần xây dựng mạng truy nhập quang đến các khu công nghiệp, tăng cường hệ thống tổng đài, phủ sóng di động toàn vùng.
Phương án phát triển vùng đồi núi: Bao gồm 10 huyện Thanh Chương, Kỳ
Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn. Vùng này cần đặc biệt chú trọng phát triển mở rộng độ phủ mạng lưới và phổ cập dịch vụ viễn thông và cung cấp dịch công ích.
Phát triển hợp lý theo cấu trúc mạng hạ tầng dịch vụ viễn thông
Giữ nguyên công nghệ hiện tại, công nghệ lõi mạng (phần chuyển mạch), nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng mạng, giảm chi phí đầu tư, phát triển tăng nhanh số thuê bao điện thoại cố định và Internet. Đồng thời triển khai mô hình mạng NGN cho các thuê bao phát triển mới và cung cấp dịch vụ. Công nghệ hiện tại chuyển mạch kênh sẽ được thay thế công nghệ NGN với ưu điểm là công nghệ tiên tiến, đáp ứng được cho giai đoạn sau năm 2010, khai thác mạng lưới hiệu quả tạo điều kiện giảm giá thành dịch vụ, với dung lượng và tốc độ truy nhập cao, là giải pháp tối ưu để cung cấp các dịch vụ băng rộng và các dịch vụ mới ứng dụng
công nghệ thông tin, giải trí…, cho phép sử dụng hiệu quả đường truyền giảm chi phí đầu tư khi tỷ lệ sử dụng cao. Thực hiện thay thế dần công nghệ hiện tại bằng công nghệ mạng NGN từ 2008 - 2015. điều chuyển thiết bị ở Thành phố Vinh cho các huyện và tiến hành thay thế thiết bị mới từ 2009. Tiến hành tái đào tạo đội ngũ lao động.
Lựa chọn: Cơ sở hạ tầng mạng viễn thông do các doanh nghiệp tự đầu tư, xây dựng từ nguồn vốn của doanh nghiệp, Nhà nước không cấp ngân sách, vì vậy lựa chọn phương án do các doanh nghiệp tự quyết định căn cứ vào khả năng thực tế, nhu cầu thị trường và sự phát triển công nghệ. Có thể lựa chọn phương án này vì là phương án có tính khả thi cao nhất. Riêng Thành phố Vinh là trung tâm văn hoá - kinh tế - xã hội của vùng cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ hiện đại, nên điều chuyển các thiết bị công nghệ cũ TDM ra các huyện và thay thế dần bằng các thiết bị NGN mới. Đề án phát triển Thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế - văn hoá vùng Bắc Trung Bộ đã được Chính phủ phê duyệt, vì vậy mạng viễn thông Thành phố Vinh đảm bảo các yêu cầu là nút trung chuyển toàn vùng, năng lực chuyển mạch cao, hiện đại, đường truyền tốc độ lớn và có khả năng dự phòng tốt.
Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch ngành sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn vốn đầu tư, nguồn tài nguyên và các nguồn lực quốc gia khác bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển thị trường dịch vụ viễn thông là cần thiết nhưng việc các doanh nghiệp tự đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng cho riêng mình một cách ồ ạt và không có quy hoạch sẽ dẫn đến sự chồng chéo, lãng phí nguồn lực. Thay vào đó, việc xây dựng một hệ thống trạm BTS trên từng địa bàn cụ thể theo một sự phân bổ nhất định trên cơ sở sự hợp tác cùng khai thác giữa các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn cũng có thể là một phương án cần bàn đến. Cụ thể hơn, trên một địa điểm đầu tư nào đó, có thể có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông muốn khai thác và thực hiện bài toán kinh doanh. Tuy nhiên, cũng ở vùng lân cận gần đó đã có một hệ thống cơ sở hạ tầng nhà trạm của VNPT chẳng hạn.Vậy thì với các đối tác khác như Vietel, EVN thay vì phải đầu tư có thể tính tới phương án
thuê lại hạ tầng kỹ thuật của bên VNPT cũng như mặt bằng trạm BTS triển khai trên cơ sở cân nhắc quyền lợi của 2 bên và đảm bảo tiân thủ theo quy đinh.