Một số kiến nghị với Nhà nước và Bộ thông tin và truyền thông

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 109)

- Mục tiêu cơ bản đối với phát triển dịch vụ viễn thông đến 2015 và tầm nhìn 2020 là:

4.4.Một số kiến nghị với Nhà nước và Bộ thông tin và truyền thông

Một là:Phát triển ngành Bưu chính viễn thông, Việt nam đang có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường, điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực nâng cao sức cạnh tranh của mình như đổi mới phương thức, công nghệ sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân lực của mình. Bên cạnh đó có một thực trạng mà tác giả đã nêu lên đó là các doanh nghiệp cùng đầu tư xây dựng mạng lưới riêng trên cùng một địa bàn gây nên lãng

phí tiền vốn của Nhà nước, lãng phí nhân công đồng thời vì đầu tư chồng chéo sẽ gây ảnh hưởng đến nhau. Vì thực trạng trên, nếu các doanh nghiệp kinh doanh cùng một lĩnh vực mà cứ tiếp tục cạnh tranh nhau sẽ dẫn đến tất cả đều suy yếu, để tồn tại và phát triển lớn mạnh thì các doanh nghiệp nên bắt tay hợp tác bằng hình thức liên doanh hoặc hợp nhất thành doanh nghiệp lớn. Có như vậy các doanh nghiệp trong nước mới đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

Thứ hai, Sửa đổi một số quy định, nghị định có liên quan đến lĩnh vực dịch vụ Bưu chính Viễn thông: về hình thức đầu tư, cơ chế sở hữu hiện nay không còn phù hợp với nhu cầu phát triển trong lĩnh vực này, ảnh hưởng tới khả năng thu hút vốn cũng như mức độ chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp; các Nghị định chuyên ngành về Bưu chính Viễn thông đã bộc lộ những hạn chế và bất cập so với thực tế, cần được sửa đổi, bổ sung kịp thời, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp và của thị truờng dịch vụ viễn thông.

Thứ ba, Bộ Thông tin và Truyền thông cần sớm ban hành cơ chế nghĩa vụ phổ cập công ích hoặc có những biện pháp hỗ trợ và quy định chặt chẽ đối với các doanh nghiệp cùng kinh doanh cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với phục vụ công ích. Chính sách này nhằm tách bạch rõ hoạt động kinh doanh và công ích tạo ra sự công bằng và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người sử dụng các dịch vụ Bưu chính Viễn thông ở bất cứ nơi đâu trên toàn đất nước.

Thứ tư, Bộ Thông tin và Truyền thông cần ban hành chính sách hướng dẫn rõ và kịp thời quy trình thẩm định và thực hiện triển khai kế hoạch cung ứng viễn thông công ích. Quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền cũng như cách thức và cơ sở thẩm định sản lượng Viễn thông công ích một cách sớm hơn, đáp ứng đúng và đầy đủ thực tiễn hoạt động của chương trình Viễn thông công ích.

Thứ năm, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng quy hoạch chiến lược cụ thể và ổn định về sử dụng các nguồn tài nguyên Bưu chính Viễn thông như mã bưu cục, tần số, kho số, tên miền địa chỉ,.... nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp chủ động khai thác dịch vụ ổn định trong suốt thời gian thương quyền của mình.

KẾT LUẬN

Dịch vụ viễn thông sẽ phát triển theo xu hướng ứng dụng phổ biến công nghệ thông tin trong tất cả các khâu quản lý khai thác phát triển dịch vụ, quản lý nguồn nhân lực, có sự đổi mới về nhiều mặt, hoạt động theo quy luật cạnh tranh, mở cửa thị trường. Xu hướng dịch vụ viễn thông sẽ tồn tại các mạng riêng rẽ cho từng dịch vụ, mạng điện thoại di động bước vào 3G, cáp quang hóa mạng nội hạt. Công nghệ dịch vụ viễn thông của Việt Nam và của Nghệ An sẽ phát triển theo những xu hướng tiên tiến trên thế giới. Xu hướng xuất hiện và phát triển nhanh chóng ở địa bàn tỉnh Nghệ An nhiều doanh nghiệp trong nước và trên thế giới sản xuất kinh doanh ở hầu hết các loại dịch vụ viễn thông. Điện thoại di động tăng trưởng mạnh ở khu vực nông thôn, mọi người dân được sử dụng dịch vụ viễn thông tại gia đình.

Phát triển dịch vụ viễn thông phải dựa vào đường lối, chủ trương chính sách chung của Đảng, Nhà nước. Qui hoạch phát triển dịch vụ viễn thông phải dựa vào qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nằm trong xu thế hội tụ với công nghệ, đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế khác, đóng góp vào sự tăng trưởng của kinh tế ngành, địa phương. Phát huy tính tự chủ, sáng tạo, xoá độc quyền, nâng cao chất lượng, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, sử dụng hiệu quả Quỹ dịch vụ viễn thông công ích. Thực hiện mục tiêu hiện đại, hiệu quả, an toàn, tin cậy, cạnh tranh, phát huy nguồn lực, vốn, nhân lực, năng suất chất lượng, giảm giá thành, an toàn mạng lưới, đầu tư công nghệ phù hợp, tăng phát triển điện thoại, Internet, đạt và vượt chỉ tiêu doanh thu, tăng chỉ tiêu chất lượng chung của toàn ngành.

Tổ chức phát triển thị trường dịch vụ viễn thông theo hướng xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng đến khu dân cư, điểm du lịch, khu công nghiệp, phát triển các điểm đại lý đa dịch vụ. phát triển viễn thông thành một ngành đem lại lợi nhuận cao. Phát triển viễn thông theo hướng xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông có công nghệ hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn tin cậy, phủ sóng rộng đến tận

vùng sâu, vùng xa. Hình thành mạng lưới thông tin có dung lượng lớn, tốc độ cao, trên cơ sở hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, tin học, truyền thông quảng bá. ứng dụng các phương thức truy nhập băng rộng tới tận hộ tiêu dùng bao gồm cáp quang, vô tuyến băng rộng, thông tin vệ tinh (VINASAT) v.v..., làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử, và các lĩnh vực khác. Cần thực hiện các giải pháp về cơ chế chính sách, quản lý nhà nước, phát triển nguồn vốn, phát triển hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới tổ chức, đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực để phát triển thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Vì vậy đề tài "Quản lý nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An" với nhiều nội dung cần được nghiên cứu là một vấn đề có tầm quan trọng nhất định cả về lý luận cũng như thực tiễn.

Với những nội dung đã được đề cập trong luận văn, tác giả hy vọng góp phần làm sáng rõ thêm vai trò của quản lý nhà nước trong việc phát triển thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 109)