Thực trạng xây dựng, ban hành và thực thi hệ thống luật pháp và chính sách về thị trường dịch vụ viễn thông (bao gồm luật pháp, chính sách giá, thuế,

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 67)

sách về thị trường dịch vụ viễn thông (bao gồm luật pháp, chính sách giá, thuế, quy chuẩn kỹ thuật…)

Trong gần một thập kỷ qua, kể từ thời điểm Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông 2002 tới nay, thị trường viễn thông Việt Nam đã có những bước chuyển biến hết sức mạnh mẽ.

Thứ nhất, thị trường dịch vụ chuyển mạnh từ môi trường độc quyền Nhà nước, độc quyền doanh nghiệp sang cạnh tranh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Tính tới cuối năm 2010, Việt Nam đã có 13 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng và gần 100 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.

Thứ hai, số lượng thuê bao vụ phát triển nhảy vọt, từ số lượng 3 triệu người truy cập Internet trong năm 2002, tới cuối 2010, tổng số người sử dụng Internet quy đổi đạt 31.11 triệu người; thuê bao di động tăng từ hơn 2 triệu thuê bao năm 2002 lên 112.691 triệu thuê bao.

Thứ ba, giá cước các dịch vụ viễn thông giảm mạnh, mạng lưới viễn thông phát triển rộng khắp trên toàn quốc, cung cấp dịch vụ tới các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Sự phát triển của thị trường, tác động của hội nhập kinh tế quốc tế toàn 62

diện và quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về viễn thông phải vừa chú trọng đến việc xây dựng cơ chế, chính sách, luật pháp, vừa tăng cường nhiệm vụ thực thi pháp luật nhằm bảo đảm cho viễn thông Việt Nam phát triển bền vững. Trong những năm qua, chúng ta đã thực hiện nhiệm vụ hoạch định chính sách khá bài bản và đạt hiệu quả tốt, khung pháp lý điều chỉnh thị trường viễn thông được dần hoàn thiện thông qua việc ban hành các quy định pháp luật chung như Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh và các quy định pháp luật chuyên ngành, bao gồm Luật Viễn thông 2009, Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 hướng dẫn Luật Viễn thông, các Quyết định, Thông tư điều chỉnh hoạt động nghiệp vụ viễn thông như các quyết định về giá cước, kết nối, quản lý tài nguyên viễn thông. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng bên cạnh việc hoạch định tốt chính sách phát triển viễn thông thì việc thực thi quản lý, điều tiết thị trường viễn thông cũng còn có những lúc chưa theo kịp được với sự phát triển của thị trường mà một trong những nguyên nhân cơ bản là chúng ta chưa có một cơ quan quản lý viễn thông chuyên ngành với đầy đủ thẩm quyền, tổ chức, biên chế và nguồn lực cần thiết để thực thi pháp luật một cách có hiệu quả.

Để đẩy mạnh hoạt động thực thi quản lý nhà nước về viễn thông, Luật Viễn thông 2009 và Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ cũng quy định về cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông, giao Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý chuyên ngành viễn thông. Trên cơ sở quy định của Luật Viễn thông và Nghị định 25/2011, ngày 27/6/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 35/2011/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Viễn thông.

Cục Viễn thông được hình thành trên cơ sở hợp nhất chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nhân sự của Vụ Viễn thông và Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông với mục tiêu tăng cường năng lực thực thi quản lý nhà nước về viễn thông theo nguyên tắc “Nhanh chóng, Nghiêm minh, Công bằng, Linh hoạt”.

Quyết định 35/2011/QĐ-TTg ngày 27/6/2011 nêu rõ Cục Viễn thông có chức năng “tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về viễn thông”. Với cơ cấu tổ chức gồm 10 phòng chức năng và 6 trung tâm là các đơn vị sự nghiệp, Cục Viễn thông được giao thực hiện 19 nhiệm vụ chính, trong đó có xây dựng và trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược về viễn thông; cấp phép viễn thông; quản lý tài nguyên viễn thông; tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống đo kiểm chuyên ngành viễn thông phục vụ công tác quản lý viễn thông; quản lý cơ sở hạ tầng viễn thông.

Việc hình thành Cục Viễn thông trên cơ sở hợp nhất chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nhân lực, vật lực của Vụ Viễn thông và Cục Quản lý chất lượng công nghệ thông tin và truyền thông sẽ giúp khắc phục những hạn chế trong hoạt động thực thi viễn thông trong thời gian qua.

Thứ nhất, quy trình cấp phép viễn thông hiện đã được minh bạch hóa theo hướng rõ tiêu chí, đơn giản thủ tục, thực hiện hành chính một cửa. Khi Cục Viễn thông ra đời, đội ngũ cán bộ theo dõi, giám sát quá trình triển khai giấy phép của các doanh nghiệp viễn thông sẽ được tăng cường nhằm đẩy mạnh hoạt động hậu kiểm, theo dõi việc doanh nghiệp thực hiện cam kết với Nhà nước khiđược cấp phép.

Thứ hai, chính sách quản lý kết nối viễn thông đã được quy định rõ trong Luật Viễn thông, Nghị định 25/2011 và các văn bản pháp quy do Bộ ban hành. Việc hình thành Cục Viễn thông sẽ giúp nâng cao hơn nữa hoạt động của hệ thống quản lý chuyên trách về kết nối cả về nhân lực và vật lực nhằm xử lý kịp thời tranh chấp kết nối, bảo đảm các mạng viễn thông được kết nối hợp lý trên nguyên tắc công khai, minh bạch.

Thứ ba, chức năng, nhiệm vụ được giao cho Cục Viễn thông thể hiện quan điểm thống nhất quản lý chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông từ khâu cấp phép khi thẩm định phương án bảo đảm chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông (do Vụ Viễn thông chịu trách nhiệm) tới hoạt động quản lý hậu kiểm, bao gồm việc kiểm tra, giám sát xử lý các hành vi phạm trong quá trình triển khai cung cấp dịch vụ cho người sử dụng (là nhiệm vụ được giao cho Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin).

Thứ tư, do cạnh tranh, các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường thường đưa ra các giải pháp kinh tế để bù chéo và phá giá thông qua khuyến mại, giảm giá cước quá mức nhằm triệt tiêu các doanh nghiệp nhỏ, từ đó dẫn đến độc quyền trở lại. Nhìn chung các giải pháp này tác động ngay đến thị trường với số lượng không nhỏ các khách hàng chuyển từ mạng của doanh nghiệp này sang mạng của doanh nghiệp khác chỉ trong vài ngày. Việc hình thành Cục Viễn thông với bộ máy đủ đểgiám sát sự biến động không bình thường của thị trường do ảnh hưởng của cạnh tranh không lành mạnh, kịp thời có biện pháp điều tiết thị trường, hướng tới mục tiêu lâu dài là duy trì sự phát triển bền vững của thị trường viễn thông.

Trong thư chúc mừng nhân dịp thành lập Cục Viễn thông, Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế đã nhận xét “Việc thành lập Cơ quan quản lý chuyên ngành về Viễn thông ở Việt Nam là minh chứng tuyệt vời chứng tỏ sự trưởng thành của thị trường. Thành lập cơ quan quản lý chuyên ngành là công cụ quản lý quan trọng bậc nhất nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững đối với mỗi quốc gia”. Với việc Cục Viễn thông chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/8/2011, song song với hệ thống chính sách viễn thông đã và đang được hoàn thiện thì hoạt động thực thi viễn thông sẽ được thực hiện hiệu quả hơn, giúp thị trường phát triển theo hướng cạnh tranh lành mạnh, bền vững, mang lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng dịch vụ, góp phần cải cách nền hành chính quốc gia và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Trong những năm qua, có nhiều chủ trương tác động lớn đến sự phát triển ngành VT, những chủ trương có tác động lớn gồm: Quyết định 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006 về phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010; Luật giao dịch điện tử có hiệu lực từ 1/3/2006, quy định về thông điệp điện tử; chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử; giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử; giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước; an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử;

giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử...Luật Công nghệ Thông tin có hiệu lực từ ngày 29/6/2006. Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"; Quyết định 191/2005/QĐ-TTg ngày 29/07/2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Đề án hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 - 2010”. Đó là những qui định, hướng dẫn cụ thể có tác dụng định hướng để ngành viễn thông Việt nam phát triển đúng đắn.

Cùng với sự phát triển lớn mạnh và sôi động của thị trường các dịch vụ viễn thông trong phạm vi toàn quốc nói chung và trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng đòi hỏi sự điều tiết và quản lý vĩ mô của Nhà nước trên từng địa phương. Chính vì thế, tháng 11 năm 2004, Sở viễn thông (tiền thân của Sở thông tin truyền thông ) ngày nay được chính thức thành lập và đi vào hoạt động. Do đó,công tác quản lý Nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông Nghệ an có nhiều chuyển biến tích cực. Sau khi có chủ trương thành lập hệ thống quản lý nhà nước chuyên nghành bưu chính viễn thông từ trung ương đến địa phương nhằm tăng cường chức năng và vai trò của nhà nước trong việc quản lý, giám sát từng hoạt động viễn thông công nghệ thông tin trên địa bàn, Sở thông tin truyền thông ngày nay đang dần hình thành và khẳng định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình. Theo đó, hệ thống các văn bản pháp quy, chính sách, đề án… được tiến hành ngày càng cụ thể hơn và tạo hành lang pháp lý thuận lợi để các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn thực hiện có hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình. Đồng thời, Sở TTTT tham mưu cho UBND Tỉnh ban hành các quy định, quy chế về quản lý hoạt động Viễn thông – CNTT trên địa bàn; các chỉ thị, đề án về phát triển hạ tầng viễn thông – CNTT, các giải pháp chính sách cho việc phát triển thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả. Nghệ an đã xây dựng được qui hoạch phát triển tổng thể dịch vụ bưu chính viễn thông đến những năm 2020, đã ban hành tương đối đầy đủ hệ thống các qui định, cơ chế chính sách, tiến hành xây dựng và thực hiện các đề án, dự án, tuyến truyền phổ biến pháp luật bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, tổ chức tập huấn nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra về bưu chính viễn thông góp phầnt ạo điều kiện

pháp lý thuận lợi để các doanh nghiệp bưu chính viễn thông thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của mình.

Sự ra đời của Sở TTTT đánh dấu một thời điểm lịch sử, khẳng định vai trò của Nhà nước và quản lý của nhà nước trong lĩnh vực viễn thông, cụ thể là trong phát triển thị trường dịch vụ viễn thông

Sở TTTT ra đời thực hiện chức năng quản lý, điều tiết thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh bằng cách ban hành các chính sách, công văn triển khai các hoạt động thuộc lĩnh vực viễn thông. Cụ thể hoá những văn bản của nhà nước nhằm xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc và chặt chẽ cho các doanh nghiệp viễn thông “tự chủ, năng động” trong môi truờng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Trên địa bàn tỉnh, hiện nay thị trường dịch vụ viễn thông cũng đang phát triển rất sôi động. Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đang bằng những nỗ lực, những “chính sách” của mình về giá cả, chất lượng dịch vụ, các dịch vụ giá trị gia tăng…để giành giật thị trường. Trong cuộc cạnh tranh “gay gắt” này không thể loại trừ có những cơ chế chính sách có tác động trái ngược và làm ảnh hưởng, tổn thất lẫn nhau giữa các đối thủ trên thị trường. Đặc biệt, các chính sách khuyến mại “ồ ạt” của các nhà cung cấp viễn thông ra đời kéo theo nhiều tác động tích cực lẫn tiêu cực tới hoạt động của thị trường viễn thông, tới tính lành mạnh trong cạnh tranh trên thị trường viễn thông…Vai trò của quản lý nhà nước được thể hiện ở đây trong việc giám sát hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường để làm sao tuân thủ đúng những luật định, cạnh tranh không có nghĩa là làm xâm hại, ảnh hưởng tới tâm lý cũng như phương hại tới người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 67)