Đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 107 - 115)

Tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn cần tập trung thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là công tác đào tạo cán bộ quẩn lý nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành viễn thông, công nghệ thông tin. Đào tạo bồi dưỡng đáp ứng cả về số lượng và chất lượng. Phấn đấu sau năm 2010, đạt chỉ tiêu về năng suất, chất lượng lao động phục vụ viễn thông ngang bằng trình độ các nước tiên tiến trong khu vực, đến năm 2015 ngang bằng trình độ các nước tiên tiến trên thế giới. Chú trọng công tác đào tạo, thu hút nguồn nhân lực cho ứng dụng viễn thông công nghệ thông tin trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển thị trường viễn thông, CNTT ở địa phương. Đẩy mạnh việc dạy và ứng dụng CNTT và truyền thông ở các trường phổ thông, chuyên nghiệp, dạy nghề; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông; xây dựng cơ sở vật chất, bố trí giáo viên, triển khai thực hiện dạy tin học trong trường trung học phổ thông, ở tất cả các cấp, các ngành; Thực hiện quy định bắt buộc cán bộ, công chức, viên chức sử dụng phương tiện CNTT và truyền thông trong công việc khai thác, cập nhật, chia sẻ thông tin; ứng dụng CNTT và truyền thông trong cải cách thủ tục hành chính. Huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, tư nhân, vốn ngân sách nhà nước và của nhân dân cho sự nghiệp phát triển CNTT và truyền thông.

Có qui hoach và tổ chức thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển nguồn nhân lực viễn thông. Nâng cao nhận thức, vai trò, vị trí của viễn thông và công nghệ thông tin trong các cấp, các ngành. Nâng cao năng lực sử dụng viễn thông và CNTT cho cán bộ, công chức Sở thông tin và truyềng thông, lãnh đạo các sở, ngành và các huyện, thành, thị, cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh về viễn thông, công nghệ thông tin (doanh nghiệp); Cho các tổ chức, cá nhân

sử dụng dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin (người sử dụng). Bằng hình thức tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, tuyên truyền về sử dụng Internet trên các phương tiện thông tin đại chúng; mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức các hội thảo chuyên đề, tổ chức hội chợ, triển lãm…Phát động phong trào xoá mù về viễn thông và CNTT trong Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Hội nông dân...

Đánh giá kết quả đào tạo kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật viễn thông, khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển viễn thông Nghệ An trong những năm qua đó xây dựng và thực hiện giải pháp đào tạo, chính sách thu hút nguồn nhân lực viễn thông trình độ cao. Xây dựng và thực hiện giải pháp đào tạo ngắn hạn nguồn nhân lực, xây dựng, nâng cấp các trung tâm đào tạo viễn thông - CNTT trong tỉnh. Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề. Mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình, xã hội hóa mạnh mẽ các hoạt động đào tạo về viễn thông và CNTT.

Nâng cấp Trung tâm viễn thông xây dựng thành Trung tâm đào tạo phát triển viễn thông và CNTT ứng dụng cao, cơ sở vật chất hiện đại, chương trình đào tạo tiên tiến, đào tạo trong nước, hợp tác đào tạo quốc tế. Chủ động trong xây dựng, thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực viễn thông và công nghệ thông tin của tỉnh. Tăng cường đào tạo chuyên ngành điện tử viễn thông tại các trường Đại học kỹ thuật trên địa bàn. Mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực viễn thông và CNTT, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về công nghệ và quản lý. Xây dựng chương trình nội dung cụ thể và triển khai các lớp học bổ túc thường xuyên, các lớp nâng cao của cán bộ trong bộ máy quản lý Nhà nước cũng như trong các doanh nghiệp. Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề, đào tạo công nhân viễn thông và CNTT đạt tiêu chuẩn cao, hướng tới xuất khẩu lao động.

Đổi mới, sắp xếp có hiệu quả tổ chức bộ máy các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn, nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập. Chỉ đạo các doanh nghiệp hoàn thiện mô hình tổ chức theo mô hình Tập đoàn, mô hình công ty mẹ công ty con…nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử và các dịch vụ tài chính mới nảy sinh vấn đề nguồn nhân lực vì vậy việc kế hoạch hóa nguồn nhân lực là yếu tố thiết yếu trong quá trình đổi mới . Do đó cần chú trọng trình độ nguồn nhân lực, số lượng nguồn nhân lực và nguồn cung ứng nguồn nhân lực trong tương lai. Người lao động phải có kiến thức tổng quát về đặc thù của riêng ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông, có trình độ tin học sử dụng các phần mềm ứng dụng trong . Đối với các nhân viên giao dịch phải có các kỹ năng bán hàng, kỹ năng maketing, giao tiếp. Tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng, bồi dưỡng hoàn thiện kiến thức, nâng cao kỹ năng trong công tác đối với các nhân viên. Phối hợp với các trường chuyên ngành mở các lớp tập huấn cập nhật thêm kiến thức mới về công tác trong ngành đòng thời doanh nghiệp cần phối hợp công tác đào tạo với các chính sách chế độ đãi ngộ giữ chân những nhân viên giỏi. Cần tiến hành đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại địa phương thông qua các cơ sở, các trường đào tạo chuyên ngành . Lựa chọn các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trường có chuyên ngành phù hợp gần với công tác để phối hợp đào tạo viễn thông. Các doanh nghiệp phối hợp tuyển dụng, đào tạo, lương, đãi ngộ để duy trì đội ngũ nhân viên giỏi nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tính cạnh tranh khi có các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường . Để đạt mục tiêu mở rộng cung cấp dịch vụ và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì cần bổ sung thêm kiến thức tin học ứng dụng và kinh doanh. Đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh theo nâng cao hiệu suất của lao động làm việc trong lĩnh vực , có chế độ tuyển dụng hợp lý trên cơ sở hiệu quả, xây dựng chế độ sát hạch, thưởng phạt để khuyến khích tăng năng suất lao động.

4.4. Một số kiến nghị với Nhà nước và Bộ thông tin và truyền thông

Một là:Phát triển ngành Bưu chính viễn thông, Việt nam đang có nhiều

doanh nghiệp tham gia thị trường, điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực nâng cao sức cạnh tranh của mình như đổi mới phương thức, công nghệ sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân lực của mình. Bên cạnh đó có một thực trạng mà tác giả đã nêu lên đó là các doanh nghiệp cùng đầu tư xây dựng mạng lưới riêng trên cùng một địa bàn gây nên lãng

phí tiền vốn của Nhà nước, lãng phí nhân công đồng thời vì đầu tư chồng chéo sẽ gây ảnh hưởng đến nhau. Vì thực trạng trên, nếu các doanh nghiệp kinh doanh cùng một lĩnh vực mà cứ tiếp tục cạnh tranh nhau sẽ dẫn đến tất cả đều suy yếu, để tồn tại và phát triển lớn mạnh thì các doanh nghiệp nên bắt tay hợp tác bằng hình thức liên doanh hoặc hợp nhất thành doanh nghiệp lớn. Có như vậy các doanh nghiệp trong nước mới đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

Thứ hai, Sửa đổi một số quy định, nghị định có liên quan đến lĩnh vực dịch vụ

Bưu chính Viễn thông: về hình thức đầu tư, cơ chế sở hữu hiện nay không còn phù hợp với nhu cầu phát triển trong lĩnh vực này, ảnh hưởng tới khả năng thu hút vốn cũng như mức độ chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp; các Nghị định chuyên ngành về Bưu chính Viễn thông đã bộc lộ những hạn chế và bất cập so với thực tế, cần được sửa đổi, bổ sung kịp thời, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp và của thị truờng dịch vụ viễn thông.

Thứ ba, Bộ Thông tin và Truyền thông cần sớm ban hành cơ chế nghĩa vụ phổ

cập công ích hoặc có những biện pháp hỗ trợ và quy định chặt chẽ đối với các doanh nghiệp cùng kinh doanh cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với phục vụ công ích. Chính sách này nhằm tách bạch rõ hoạt động kinh doanh và công ích tạo ra sự công bằng và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người sử dụng các dịch vụ Bưu chính Viễn thông ở bất cứ nơi đâu trên toàn đất nước.

Thứ tư, Bộ Thông tin và Truyền thông cần ban hành chính sách hướng dẫn rõ và

kịp thời quy trình thẩm định và thực hiện triển khai kế hoạch cung ứng viễn thông công ích. Quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền cũng như cách thức và cơ sở thẩm định sản lượng Viễn thông công ích một cách sớm hơn, đáp ứng đúng và đầy đủ thực tiễn hoạt động của chương trình Viễn thông công ích.

Thứ năm, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng quy hoạch chiến lược cụ

thể và ổn định về sử dụng các nguồn tài nguyên Bưu chính Viễn thông như mã bưu cục, tần số, kho số, tên miền địa chỉ,.... nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp chủ động khai thác dịch vụ ổn định trong suốt thời gian thương quyền của mình.

KẾT LUẬN

Dịch vụ viễn thông sẽ phát triển theo xu hướng ứng dụng phổ biến công nghệ thông tin trong tất cả các khâu quản lý khai thác phát triển dịch vụ, quản lý nguồn nhân lực, có sự đổi mới về nhiều mặt, hoạt động theo quy luật cạnh tranh, mở cửa thị trường. Xu hướng dịch vụ viễn thông sẽ tồn tại các mạng riêng rẽ cho từng dịch vụ, mạng điện thoại di động bước vào 3G, cáp quang hóa mạng nội hạt. Công nghệ dịch vụ viễn thông của Việt Nam và của Nghệ An sẽ phát triển theo những xu hướng tiên tiến trên thế giới. Xu hướng xuất hiện và phát triển nhanh chóng ở địa bàn tỉnh Nghệ An nhiều doanh nghiệp trong nước và trên thế giới sản xuất kinh doanh ở hầu hết các loại dịch vụ viễn thông. Điện thoại di động tăng trưởng mạnh ở khu vực nông thôn, mọi người dân được sử dụng dịch vụ viễn thông tại gia đình.

Phát triển dịch vụ viễn thông phải dựa vào đường lối, chủ trương chính sách chung của Đảng, Nhà nước. Qui hoạch phát triển dịch vụ viễn thông phải dựa vào qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nằm trong xu thế hội tụ với công nghệ, đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế khác, đóng góp vào sự tăng trưởng của kinh tế ngành, địa phương. Phát huy tính tự chủ, sáng tạo, xoá độc quyền, nâng cao chất lượng, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, sử dụng hiệu quả Quỹ dịch vụ viễn thông công ích. Thực hiện mục tiêu hiện đại, hiệu quả, an toàn, tin cậy, cạnh tranh, phát huy nguồn lực, vốn, nhân lực, năng suất chất lượng, giảm giá thành, an toàn mạng lưới, đầu tư công nghệ phù hợp, tăng phát triển điện thoại, Internet, đạt và vượt chỉ tiêu doanh thu, tăng chỉ tiêu chất lượng chung của toàn ngành.

Tổ chức phát triển thị trường dịch vụ viễn thông theo hướng xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng đến khu dân cư, điểm du lịch, khu công nghiệp, phát triển các điểm đại lý đa dịch vụ. phát triển viễn thông thành một ngành đem lại lợi nhuận cao. Phát triển viễn thông theo hướng xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông có công nghệ hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn tin cậy, phủ sóng rộng đến tận

vùng sâu, vùng xa. Hình thành mạng lưới thông tin có dung lượng lớn, tốc độ cao, trên cơ sở hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, tin học, truyền thông quảng bá. ứng dụng các phương thức truy nhập băng rộng tới tận hộ tiêu dùng bao gồm cáp quang, vô tuyến băng rộng, thông tin vệ tinh (VINASAT) v.v..., làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử, và các lĩnh vực khác. Cần thực hiện các giải pháp về cơ chế chính sách, quản lý nhà nước, phát triển nguồn vốn, phát triển hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới tổ chức, đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực để phát triển thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Vì vậy đề tài "Quản lý nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An" với nhiều nội dung cần được nghiên cứu là một vấn đề

có tầm quan trọng nhất định cả về lý luận cũng như thực tiễn.

Với những nội dung đã được đề cập trong luận văn, tác giả hy vọng góp phần làm sáng rõ thêm vai trò của quản lý nhà nước trong việc phát triển thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Quốc Việt (2002), Marketing dịch vụ viễn thông trong hội nhập và cạnh

tranh, Nhà xuất bản bưu điện, Hà Nôi

2. Bùi Xuân Phong(2007), “ Suy nghĩ về năng lực cạnh tranh của dịch vụ viễn

thông”, Thông tin khoa học kỹ thuật và kinh tế bưu điện,

3. Business Edge (2006), Nghiên cứu thị trường - Giải mã nhu cầu khách hàng, nhà xuất bản Trẻ, TPHCM

4. Giáo trình: “Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin” (NXB Chính trị Quốc gia – 2005) 5. Jack Trout(2005), Chiến lược chiếm lĩnh thị trường, nhà xuất bản Thống Kê,

Hà Nội

6. Hoàng Lê Minh(2005), Tiếp thị trong kinh doanh, nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội 7. Michael Porter (1996), Chiến lược kinh doanh, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà

Nội

8. Mai Thế Nhượng(2001),Cạnh tranh trong viễn thông,Nhà xuất bản bưu điện Hà Nội

9. Nguyễn Quốc Thịnh (2006) “Tập đoàn và WTO: Hai tác nhân quan trọng làm

thay đổi bản chất hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông”, Đặc

san tài liệu tham khảo của VNPT, số 08/2006, trang 161-164

10. Nguyên Đức ( 2008 ), Marketing rất đơn giản, nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội.

11. Nguyễn Xuân Vinh (2001), Định giá cước viễn thông – lý thuyết và thực tiễn, Nhà xuất bản Bưu Điện, Hà Nội

12. Phạm Thị Thu Hiền(2005),Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ

của công ty viễn thông liên tỉnh, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, Trường

đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

13. Phạm Thị Ngọc Lan,(2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

thạc sỹ kinh tế, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

14. Vũ Đức Nam ( 1996) Phát triển viễn thông trong nền kinh tế hiện đại, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội

15. Ủy ban thường vụ quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002).Pháp lệnh bưu

chính viễn thông, Hà Nội

16. Trần Sửu ( 2005), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn

cầu hóa, nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội

17. Trần Xuân Thái (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động

của VNPT, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

18. Tập đoàn BCVT Việt Nam (2006), Báo cáo tổng kết năm 2006, Hà Nội

19. Tập đoàn BCVT Việt Nam (2006), Kế hoạch phát triển 5 năm 2006-2010 của VNPT, Hà Nội

20. Tập đoàn BCVT Việt Nam (2007), Báo cáo tổng kết năm 2007, Hà Nội 21. Tổng công ty BCVT Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết năm 2005, Hà Nội 22. Trung tâm thông tin bưu điện(2005), Báo cáo Viễn Thông Việt Nam, Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 107 - 115)