Một số thách thức đối với sự phát triển thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 90)

VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

4.1.2. Một số thách thức đối với sự phát triển thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

địa bàn tỉnh Nghệ An.

+ Gia nhập WTO, các tập đoàn viễn thông hùng mạnh nước ngoài với tiềm lực kinh tế mạnh, có nền tảng công nghệ tiên tiến và kinh nghiệp quản lý doanh nghiệp tốt đang, đã và sẽ thâm nhập vào thị trường viễn thông Việt Nam qua tham gia điều hành quản lý kinh doanh, đầu tư vốn vào các mảng dịch vụ viễn thông mang lại lợi nhuận cao như điện thoại di động, các dịch vụ thay thế điện thoại cố định và các dịch vụ gia tăng giá trị...

Viễn thông Việt Nam đang phải đối mặt với sự xâm nhập của đối thủ cạnh tranh mới từ nước ngoài là Beeline. Với chính sách giá cước, Beeline đang làm thay đổi cục diện của thị trường viễn thông ở các địa bàn là Hà nội, TP.Hồ Chí Minh và Đà nẵng, năm 2010 Beeline đổ bộ vào hơn 19 tỉnh thành khác nhau trên cả nước. Nghệ An cũng đang đứng trước thách thức lớn khi mà thị trường di động ở Nghệ An cũng được xem là một thị trường tiềm năng.

+ Phát triển viễn thông nông thôn với hơn 80% dân số là một thị trường đầy tiềm năng. Tuy nhiên 30% làng xã Việt Nam nằm tại các vùng núi non hiểm trở rất khó để triển khai các dịch vụ viễn thông như điện thoại cố định, điện thoại di động và Internet. Trong khi việc giải ngân quỹ Viễn thông công ích diễn ra chậm chạp do gặp nhiều vướng mắc về thủ tục đánh giá, xác nhận và quy trình xét duyệt dự án, cấp kinh phí. Các nghĩa vụ phát triển viễn thông nông thôn chủ yếu vẫn do các doanh nghiệp viễn thông phải đảm nhận khi thực hiện bài toán kinh doanh. Chí phí đầu tư cho 1 thuê bao viễn thông tại các vùng này rất cao trong khi khả năng mang

lại lợi nhuận hầu như bằng không. Tuy nhiên, vai trò nhà nước trong việc giải quyết vấn đề hiệu quả của việc thực hiện chương trình viễn thông công ích lại chưa được sự quan tâm thích đáng.

+ Sự gia tăng cạnh tranh trên thị trường có thể dẫn đến chiến tranh về giá cước giữa các doanh nghiệp viễn thông sẽ làm cho giá thành tiếp cận với giá bán. Cùng với sự cạnh tranh “quyết liệt” trên thị trường dịch vụ viễn thông, các doanh nghiệp bị sụt giảm lợi nhuận, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.

+ Khuyến mãi phát triển mới các thuê bao viễn thông giữa các doanh nghiệp dẫn đến chạy theo thành tích ảo, lãng phí tài nguyên kho số của mình vì chưa có xác định rõ ràng về thuê bao không cước và thuê bao tạm ngừng liên lạc. Thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn cũng bị chịu những áp lực như thế.

+ Cơ chế hạch toán tập trung, bộ máy vận hành chưa năng động, lực lượng lao động lớn nhưng năng suất lao động còn thấp, hiệu suất đầu tư chưa cao, đội ngũ kinh doanh chưa theo kịp những đòi hỏi mới của môi trường cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w