Thời cơ và thách thức đối với sự phát triển thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ an.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 84)

VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

4.1. Thời cơ và thách thức đối với sự phát triển thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ an.

4.1. Thời cơ và thách thức đối với sự phát triển thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ an. trên địa bàn tỉnh Nghệ an.

Hoà chung với xu thế hội nhập của nền viễn thông CNTT trên thế giới, Viễn thông Việt Nam đang hướng tới mục tiêu chung của nền viễn thông mới. Đó là:

Thứ nhất, xu hướng ứng dụng công nghệ của dịch vụ viễn thông cơ bản.

Mạng viễn thông thế giới 10 năm qua đã chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng số hóa và cáp quang hóa. Xu hướng tới, về cấu trúc mạng, vẫn tồn tại các mạng riêng rẽ cho từng dịch vụ bao gồm cố định, di động, Internet, truyền hình cáp...Mạng điện thoại di động đã chuyển từ thế hệ 1G sang 2G, 3G bắt đầu bước vào 4G và 5G. Tại Việt Nam cũng như ở Nghệ An, về công nghệ chuyển mạch, đã hoàn thành chiến lược số hóa 100%.

Về công nghệ truyền dẫn đã cáp quang hóa đến hầu hết các huyện và đang ở giai đoạn đầu của chiến lược cáp quang hóa mạng nội hạt. Về cấu trúc mạng, tuy mạng NGN đã được triển khai nhưng chưa đủ khả năng hội tụ các mạng tồn tại độc lập như hiện nay (cố định, di động, Internet...). Nhìn chung, công nghệ phát triển dịch vụ viễn thông của Việt Nam và của Nghệ An phát triển theo những xu hướng tiên tiến trên thế giới. Những xu hướng áp dụng công nghệ chính là:

Bao gồm:

+ áp dụng công nghệ đối với dịch vụ viễn thông cố định

Mạng viễn thông cố định sẽ được chuyển đổi từ mạng TDM hiện nay sang mạng toàn IP dựa trên các tiêu chuẩn NGN. Quá trình chuyển đổi sẽ mất từ 10-15 năm tùy theo mức độ đầu tư của từng doanh nghiệp và sự phát triển của thị trường các dịch vụ mới. Ban đầu mạng NGN sẽ thay thế mạng hiện tại ở cấp liên tỉnh (3-5 năm), sau đó đến cấp nội hạt. Quá tŕnh chuyển đổi giai đoạn 2008 - 2012. Công nghệ truyền dẫn chủ yếu sẽ dựa trên truyền dẫn quang. Thông tin quang tốc độ cao

với các công nghệ ghép kênh phân chia theo bước sóng WDM, DWDM sẽ được áp dụng rộng rãi trên các tuyến truyền dẫn đường dài. Công nghệ truy nhập vẫn chủ yếu dựa vào mạng cáp đồng. Vào năm 2010, 70% số thuê bao băng rộng sử dụng công nghệ ADSL.

+ áp dụng công nghệ đối với dịch vụ thông tin di độngThông tin di động thế hệ thứ 3 sẽ phát triển. Truy nhập không dây sẽ có nhu cầu ngày càng lớn. Công nghệ truy cập không dây băng rộng sẽ phát triển mạnh.

Công nghệ chuyển mạch đang trong quá trình thay đổi công nghệ theo chu kỳ. Công nghệ ghép kênh phân chia theo thời gian dần dần được thay thế bởi chuyển mạch IP (giao thức Internet) hoặc ATM (phương thức truyền tải không đồng bộ) để hội tụ về mạng NGN. Trong quá trình đó, chuyển mạch mềm softswitch được xem như là giải pháp chủ yếu trước mắt, dựa trên các ứng dụng công nghệ thông tin. Trong tương lai, sẽ có những giải pháp chuyển mạch mềm được xây dựng gọn trên thiết bị phần cứng với hiệu suất cao. Chuyển mạch quang sẽ ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn.

Công nghệ truyền dẫn chủ yếu sẽ dựa trên truyền dẫn quang với các công nghệ SDH (phân cấp số đồng bộ), SONET (mạng cáp quang đồng bộ) Ring (mạng vòng). Thông tin quang tốc độ cao với các công nghệ ghép kênh phân chia theo bước sóng WDM (ghép kênh phân chia theo bước sóng), DWDM (ghép kênh phân chia theo bước sóng mật độ cao) sẽ được áp dụng rộng rãi trên các tuyến truyền dẫn liên tỉnh.

Công nghệ truy nhập sẽ nhanh chóng triển khai sử dụng các thiết bị đầu cuối thông minh. Trong truy nhập số liệu, băng thông rộng ADSL (thuê bao số bất đối xứng) sẽ là giải pháp trước mắt và sẽ dần được nâng cấp lên các công nghệ tiên tiến hơn như xDSL (thuê bao số). Khi mạng NGN phát triển, các chức năng của DSLAM (bộ ghép kênh đa truy nhập đường dây thuê bao số) sẽ được các thế hệ chuyển mạch mềm hoặc các giải pháp BDSL (thuê bao số băng rộng) đảm nhiệm. Truy nhập không dây sẽ có nhu cầu ngày càng lớn. Công nghệ truy cập không dây

băng rộng (giao thức mạng máy tính không dây) sẽ phát triển mạnh, công nghệ Wimax có thể sẽ thay thế cả dịch vụ điện thoại di động và Internet truyền thống. Truy cập qua vệ tinh sẽ trở nên phổ biến sau khi Việt Nam có vệ tinh viễn thông.

Công nghệ thông tin di động thế hệ 3,5G sẽ phát triển dựa trên với 2 chuẩn giao diện vô tuyến chính là W-CDMA (đa truy nhập phân chia theo mã băng rộng) và CDMA 2000. Công nghệ thông tin di động thứ 4 sẽ sử dụng hoàn toàn chuyển mạch gói.

Hội tụ công nghệ viễn thông, phát thanh truyền hình và Internet sẽ trở thành xu thế tất yếu. Các hệ thống truyền hình cáp/số sẽ được huy động tối đa cung cấp dịch vụ truy cập Internet băng rộng. Các công nghệ mới sẽ cho phép cung cấp có hiệu quả các dịch vụ phát thanh, truyền hình và đa phương tiện qua mạng viễn thông và Internet. ứng dụng công nghệ thông tin vào viễn thông ngày càng rộng rãi. Đặc biệt là trong các dịch vụ gia tăng giá trị, hệ thống chăm sóc khách hàng, hệ thống hỗ trợ vận hành OSS, mạng lưới quản trị viễn thông TMN, hệ thống quản trị mạng lưới NMS và các dịch vụ bảo lưu số điện thoại LNP (giữ số điện thoại khi thay đổi nhà cung cấp dịch vụ).

+ ứng dụng công nghệ đối với dịch vụ Internet

Công nghệ mạng Internet tập trung vào các ứng dụng công nghệ IPv6 (giao thức Internet phiên bản 6 kích thước địa chỉ 128bit so với 32bit của IPv4 hiện nay, gấp 296 lần) và IP/MPLS (chuyển mạch nhãn đa giao thức), dịch vụ ENUM (ánh xạ số điện thoại thành địa chỉ Internet), tên miền tiếng Việt.

Tích hợp mạng NGN, và chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 cùng với dịch vụ ENUM, tên miền tiếng Việt. Việc chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 sẽ trải qua 3 pha, mỗi pha kéo dài từ 3 - 5 năm tùy theo điều kiện của từng nhà khai thác. Pha 1 triển khai các ốc đảo IPv6 trong đại dương IPv4. Pha 2 duy trì một số ốc đảo IPv4 trong đại dương IPv6. Pha 3 chuyển hoàn toàn sang IPv6. Truy nhập Internet băng rộng thay thế trong giai đoạn 2008 - 2010.

Viễn thông ở tỉnh Nghệ An là một bộ phận không thể tách rời với viễn thông trong cả nước, nên xu hướng hội nhập viễn thông ở Nghệ An với khu vực và

thế giới diễn ra là tất yếu. Xu hướng xuất hiện và phát triển nhanh chóng ở địa bàn tỉnh nhiều doanh nghiệp trong nước và trên thế giới kinh doanh ở hầu hết các loại dịch vụ viễn thông. Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế, lộ trình mở cửa thị trường thực hiện theo những cam kết quốc tế. Thực hiện mở cửa dịch vụ viễn thông, cho phép thành lập liên doanh (vốn Mỹ ≤ 50%), cung cấp dịch vụ gia tăng Internet (từ 12/2004), cho phép thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ cơ bản (vốn Mỹ ≤ 49%) vào 10/12/2005, và cho phép thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ thoại (vốn Mỹ ≤ 49%) vào 10/12/2007. Theo các thoả thuận với Mỹ trong giai đoạn đến 2010, các doanh nghiệp Mỹ được tham gia thị trường viễn thông Việt Nam theo hình thức cung cấp dịch vụ. Việc xây dựng và thiết lập mạng vẫn do các doanh nghiệp trong nước thực hiện, cung cấp và bán lại dịch vụ sẽ không hạn chế các doanh nghiệp nước ngoài. Như vậy thị trường viễn thông ở Nghệ An cũng như trong cả nước sẽ là thị trường hoàn toàn tự do cạnh tranh. xu hướng phát triển các dịch vụ viễn thông cụ thể. Các dịch vụ truyền thống như điện thoại cố định, điện thoại di động, truyền số liệu, truy cập Internet vẫn tiếp tục có nhu cầu ngày càng tăng đến sau năm 2010.

Đối với phát triển dịch vụ điện thoại cố định: đến năm 2010, nhu cầu lắp đặt điện thoại cố định ở khu vực nông thôn tiếp tục tăng mạnh. năm 2010 Nghệ An đạt mật độ điện thoại cố định là 14,82 máy trên 100 dân tương đương với 459.385 thuê bao điện thoại cố định.

Đối với phát triển điện thoại di động: Giai đoạn 2008-2012 điện thoại di động phát triển mạnh ở khu vực nông thôn do chất lượng phủ sóng của các doanh nghiệp, giá cước phù hợp với thu nhập và mức sống của người dân. Các doanh nghiệp cạnh tranh mạnh để thu hút khách hàng ở khu vực nông thôn bằng các dịch vụ giá thấp, dịch vụ di động nội vùng.

Đối với phát triển Internet: Giai đoạn 2008-2015 Số thuê bao Internet của Nghệ An sẽ phát triển mạnh, tốc độ nhanh. Sau năm 2010 có sự hội tụ thuê bao đa dịch vụ, là các thuê bao dịch vụ viễn thông cố định tích hợp điện thoại, Internet, truyền hình… mật độ thuê bao đạt mức bão hoà với đa số dân. Khi đó mọi người dân đều được sử dụng dịch vụ viễn thông tại gia đình.

Trong xu hướng phát triển đó, nền viễn thông - CNTT của Việt Nam nói

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 84)