Một số bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý Nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 47 - 92)

vị trí của “người trọng tài” trong việc phát huy nội lực của quá trình hợp tác, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến trình ứng dụng và phát triển công nghệ. Mười năm qua, cùng với sự phát triển vượt bậc về mọi mặt của tỉnh, ngành viễn thông Vĩnh Phúc đã thực sự lột xác cả về cơ sở hạ tầng lẫn các loại hình dịch vụ. Dịch vụ viễn thông phát triển đa dạng, phong phú cả về số lượng và chất lượng.

Tinh thần, thái độ phục vụ tốt hơn, doanh thu không ngừng tăng cao, nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước thực hiện tốt…Đến nay 100% số thôn đã có điện thoại và báo đến trong ngày. Các dịch vụ mới, dịch vụ điện thoại, Internet...tăng nhanh. Máy điện thoại các loại tăng 43 lần so với năm 1997, đạt mật độ hơn 22 máy/100dân, tăng 40,7 lần so với năm 1997, Internet băng thông rộng tăng 200% đến 400%, doanh thu dịch vụ viễn thông đạt trên 400 tỷ đồng, gấp 28,6 lần năm 1997, tăng hơn 60% so với năm 2005...Cổng thông tin điện tử Vĩnh Phúc trở thành một trong số ít cổng thông tin cấp địa phương dẫn đầu cả nước. Chặng đường 10 năm qua, ngành viễn thông Vĩnh Phúc đã lớn mạnh đột biến cả về “lượng” và “chất”. Những thành tựu đã đạt được và những bài học kinh nghiệm quí báu rút ra từ sự phát triển viễn thông ở Vĩnh Phúc là rất cần thiết áp dụng vào điều kiện Nghệ An nhằm phát triển có hiệu quả dịch vụ viễn thông ở Nghệ An...

2.4.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý Nhà nước đối với thị trườngdịch vụ viễn thông. dịch vụ viễn thông. dịch vụ viễn thông.

Thứ nhất, cần làm tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt

quy hoạch về xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và đô thị, trong đó có quy hoạch phát triển dịch vụ viễn thông.

Thứ hai, chính quyền các cấp cần tăng cường chỉ đạo các doanh nghiệp thực

hiện phối hợp tốt trong phát triển mạng lưới, quản lý thuê bao, giá cả, thực hiện cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, hiệu quả về kinh tế, bảo đảm an ninh, an toàn mạng lưới, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Thứ ba, phải áp dụng công nghệ viễn thông phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhân dân, phù hợp điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Cần có qui hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện phát triển mạng lưới thống nhất giữa các doanh nghiệp cùng kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông trên địa bàn.

Thứ tư, hạn chế cấp phép cho quá nhiều doanh nghiệp để tránh tình trạng sản xuất kinh doanh manh mún, dàn trải, hiệu quả đầu tư không cao, gây lãng phí trong đầu tư hạ tầng cơ sở, máy móc thiết bị.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến phát triển thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh nghệ an

3.1.1. Về điều kiện tự nhiên, địa lý, dân số

Nghệ An là tỉnh có diện tích rộng, dân số đông, người dân luôn có nhu cầu đòi hỏi thông tin cao do đó là thị trường có tiềm năng của dịch vụ viễn thông. Có nhiều tiềm năng và thế mạnh chưa được khai thác, nhất là vùng trung du miền núi và ven biển. Nghệ An có vị trí địa lý quan trọng ở khu vực trung tâm bắc trung bộ, cách thủ đô Hà nội 297 km về phía Bắc, cách cố đô Huế 360 km về phía Nam. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 16 498,5 km2, chiếm tỷ lệ 5.01 diện tích của cả nước và là tỉnh có diện tích rộng nhất trong cả nước. Giao thông thuận tiện, có đường sắt, đường bộ, đường không, đường sông, đường biển. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn là quốc lộ Bắc Nam, quốc lộ 7, 46, 48 nối liền với Lào, có đường sắt dài 124 km, hệ thống sông ngòi chính gồm sông Cả, sông Hiếu và sông Con với tổng chiều dài gần 900 km, có sân bay Vinh, cảng biển Cửa lò và 2 cửa khẩu quốc tế. Hệ thống giao thông phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Bảng 3.1: Dân số lao động trong Tỉnh

Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng số dân người 3.003.170 3.030.948 3.064.271 3.101.239 3.123.084 Tổng số lao động người 1.477.687 1.505.843 1.549.117 1.691.625 1.723.658 Lao động trong các

doanh nghiệp người 69.344 70.149 72.603 86.340 89.520 LĐ trong các doanh

nghiệp viễn thông người 2.200 2.550 2.880 3.100 3.600

Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Nghệ An

Đơn vị hành chính Tỉnh Nghệ An tương đối nhiều, có 20 đơn vị hành chính cấp huyện gồm Thành phố Vinh là thành phố loại 1, 2 thị xã gồm Cửa lò, Thái Hoà

và 17 huyện. Dân số hơn 3.123.084 người (là tỉnh có dân số đông thứ 2 so với cả nước), mật độ dân số trung bình: 188 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động là 1.723.658 người (chiếm 57,46%). Với vị trí địa lý tương đối thuận lợi nên Nghệ an có thể là địa chỉ thu hút sự đầu tư và triển khai mạng lưới dịch vụ bưu chính viễn thông.

3.1.2. Về cơ chế chính sách

Chiến lược hội nhập của ngành viễn thông, Nghị quyết đại hội Tỉnh đảng bộ lần thứ XVI và quy hoạch phát triển viễn thông tỉnh Nghệ An có tác dụng thúc đẩy bưu chính viễn thông trên địa bàn phát triển mạnh. Luật công nghệ thông tin cũng đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, cùng với các Luật giao dịch điện tử, các văn bản pháp lý khác nhau sẽ tạo điều kiện cho công nghệ thông tin có điều kiện phát triển. Chính phủ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ theo Quyết định 191, Bộ chính trị có chỉ thị 58 về phát triển công nghệ thông tin. Thủ tướng chính phủ đã trực tiếp làm Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin và một loạt các đề án về xây dựng Chính phủ điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập phát triển. Năm 2008 chính phủ có quyết định các hạng mục viễn thông công ích giai đoạn 2007 - 2010 được triển khai trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp kinh doing viễn thônh ổn định phát triển cũng là những thuận lợi để công nghệ thông tin cả nước và Nghệ an phát triển.

Trên địa bàn tỉnh Nghệ an đã tiến hành xây dựng, ban hành các quyết định, chỉ thị về qui hoạch, kế hoạch phát triển chương trình, dự án về viễn thông phù hợp với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và quy hoạch phát triển viễn thông công nghệ thông tin của quốc gia. Cụ thể là xây dựng hoàn chỉnh "Quy hoạch tổng thể phát triển viễn thông tỉnh Nghệ An đến năm 2015 và định hướng đến 2020" nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực viễn thông để từ đó xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, internet trên địa bàn tỉnh có công nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng khắp trên toàn tỉnh làm nền tảng cho sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều cơ chế chính sách phù hợp tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội Nghệ an phát triển. Bộ chính trị đã có Nghị quyết riêng về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ an. Ban thường vụ tỉnh uỷ tập trung lãnh đạo chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 58 - CT/TW của Bộ chính trị ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ phát triển thành phố Vinh nhanh chóng trở thành thành phố đô thị loại 1 và là trung tâm phát triển của khu vực Bắc miền trung. Hoàn thành đề án đầu tư ứng dụng Bản đồ số phục vụ công tác quản lý và quy hoạch mạng lưới viễn thông trong tỉnh.

3.1.3. Về điều kiện kinh tế

- Thị trường viễn thông Nghệ An có nhiều tiềm năng, Nghệ An đang trong giai đoạn phát triển kinh tế nhanh, chuyển đổi sang công nghiệp hoá. Với vị trí địa lý thuận lợi Nghệ An đã và đang trở thành một địa chỉ hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Nhà nước có nhiều chính sách tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng nông nghiệp giảm, tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng, có tác động tích cực đến nhu cầu sử dụng dịch vụ Viễn thông.

- Tuy nhiên, Nghệ An vẫn là tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh chỉ bằng 64% so với cả nước. Quy mô kinh tế còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng ở dưới mức tiềm năng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chưa tạo được sự phát triển có tính đột phá và vững chắc. Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế và thu hút đầu tư còn thấp. Nguồn thu ngân sách chưa ổn định. Kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập, đô thị hoá còn chậm. Đây là những yếu tố gây khó khăn cho sự phát triển Bưu chính, Viễn thông.

Những thành tựu kinh tế đạt được về phát triển kinh tế xã hội tạo thị trường tiềm năng thúc đẩy nhanh sự phát triển của dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa

bàn. Những năm qua, kinh tế Nghệ An đã có những bước phát triển khá nhanh và tương đối toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2001 - 2005 đạt 10,3%, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (9,5 - 10,5%), năm 2006 đạt 10,23%, năm 2007 đạt 10,52%, năm 2008 đạt 10,60%. Nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội đạt và vượt so với kế hoạch.

Bảng 3.2: Cơ cấu GDP các ngành kinh tế (tỷ trọng)

Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008

Công nghiệp và xây dựng % 28,73 29,30 30,35 32,00 32,07 Nông - lâm nghiệp và thuỷ sản % 36,92 34,41 33,05 31,02 30,77

Dịch vụ % 34,35 36,29 36,60 36,98 37,16

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nghệ an

Bảng 3.3: Cơ cấu GDP các ngành kinh tế (giá trị)

Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008

Công nghiệp và xây dựng

triệu

đồng 4.190.243 5.040.411 6.051.811 7.416.183 9.874.603 Nông - lâm nghiệp

và thuỷ sản triệu đồng 5.383.877 5.918.201 6.590.176 7.190.896 9.476.080 Dịch vụ triệu đồng 5.009.764 6.241.680 7.299.373 8.571.548 11.443.862 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nghệ an

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông nghiệp giảm, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng, năm 2000 so với năm 2006, tỷ trọng nông nghiệp và thuỷ sản giảm từ 44,27% xuống 33,09%, công nghiệp - xây dựng tăng từ 18,62% lên 29,39%, dịch vụ tăng từ 37,11% lên 37,52%. Giá trị sản xuất công nghiệp và công nghiệp xuất khẩu tăng gấp 4 lần. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp so với vùng Bắc trung bộ đạt gần 20% (đứng thứ 2 về giá trị sản xuất công nghiệp khu vực bắc trung bộ, sau Thanh Hoá), so với cả nước đạt gần 8%. Trên 90% hộ dân được dùng điện lưới quốc gia. Nông, lâm, ngư nghiệp có bước phát triển khá, lương thực bình quân đạt trên 1 triệu tấn/năm, là 1 trong 2 tỉnh dẫn đầu về giá trị sản xuất nông nghiệp của khu vực, đạt gần 3% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước. Dịch vụ có hướng chuyển biến theo hướng đa dang hoá. Ngành thương

mại tiếp tục được tổ chức lại đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. Hoạt động du lịch có khởi sắc, hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư. Các dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm… đều phát triển. Hạ tầng kinh tế xã hội, giao thông, thông tin liên lạc không ngừng được tăng cường, phát triển nhanh và rộng khắp, nhất là vùng miền núi. Nâng cấp mở rộng cảng Cửa Lò, sân bay Vinh, các bến cá và các tuyến đường quốc lộ. Nhiều tuyến đường quan trọng phục vụ phát triển kinh tế kết hợp quốc phòng an ninh đã được triển khai thi công làm mới và nâng cấp như đường ven sông lam, đường tránh Vinh, đường 7, đường 46, đường lên cửa khẩu Thanh Thuỷ. Huy động sức dân xây dựng 3.891 km đường nhựa và bê tông, 4 300 phòng học. Xây dựng nâng cấp nhiều công trình thuỷ lợi. Xây dựng một số công trình văn hoá lớn gồm quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh, hệ thống trường học, bệnh xá, nhà văn hoá… được nâng cấp và xây dựng mới.

Bảng 3.4: Thu chi ngân sách trên địa bàn

Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008

Thu ngân sách trên địa bàn

triệu

đồng 1.682.582 1.589.833 2.408.093 2.362.321 2.679.290 Chi ngân sách triệu

đồng 4.162.995 5.758.531 6.876.281 9.045.284 10.648.176 Thu so với chi tỷ lệ

(%) 40,41 27,60 35,02 26,12 25,16

Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Nghệ An

Tổng thu ngân sách trên địa bàn cơ bản hằng năm đều tăng, năm 2008 đạt trên 2.679.290 triệu đồng, tăng 57,34% so với năm 2003 (đứng thứ 15 so với cả nước),. Chi ngân sách đảm bảo yêu cầu thiết yếu. Thu nhập bình quân đầu người từ năm 2002 đến năm 2007 tăng trung bình hằng năm 16%.

Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008

Năng suất lao động xã hội ngàn đồng/người 9.870 11.420 12.870 13.700 17.890 Bình quân thu nhập ngàn đồng/người 4.856 5.603 6.370 7.468 7.527

người/năm

Bảng 3.5: Bình quân thu nhập người/ năm

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nghệ An

Thu hút đầu tư phát triển có bước chuyển biến tích cực toàn diện. Tổng vốn đầu tư huy động từ thời kỳ 2001 - 2005 đạt 27.800 tỷ đồng/22.000 tỷ đồng, tăng 40% so với thời kỳ 1996 - 2000 (bằng 108,6% so với dự kiến ban đầu của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005). Thu hút các dự án đầu tư nước ngoài đạt những kết quả quan trọng, từ năm 1988 đến 2004, số dự án đăng ký thu hút vốn đầu tư nước ngoài là 19, với tổng vốn dự kiến là 319,4 triệu đô la Mỹ, chiếm 23,33% khu vực Bắc trung bộ, chiếm 0,53% của cả nước. Trong đó số vốn đã thực hiện đạt là 121,3 triệu đô la, đạt 38% tổng số vốn đăng ký, tuy nhiên chỉ đạt 16,65% tổng số vốn đã thực hiện của toàn vùng bắc trung bộ và so với cả nước đạt 0,40%. Giá cả các loại hàng hoá dịch vụ, kể cả giá cả đất đai trên địa bàn tỉnh Nghệ an không quá cao nên ít ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm dịch vụ viễn thông…

Lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ. Từ 2001 - 2005 có trên 42.000 học sinh đậu đại học, cao đẳng, đào tạo 15.000 công nhân kỹ thuật, tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 30%. Số học sinh giỏi quốc gia thuộc diện cao trong cả nước. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của các doanh nghiệp và theo qui định của pháp luật. Hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Có 16/19 huyện, thị, thành có nhà văn hoá đa chức năng và sân vận động. Tỷ lệ đói nghèo giảm xuống 27,14%. Bảo đảm an toàn theo các mục tiêu trọng điểm, các hoạt động chính trị xã hội, an ninh biên giới, an ninh nông thôn, đô thị, vùng giáo, vùng đặc thù. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện và ngày càng được nâng cao.

Như vậy những yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội của Nghệ an đã có tích cực tạo ra thị trường tiềm năng, làm gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông trên địa

bàn. Những năm sắp tới Nghệ an cần tiếp tục phát huy những lợi thế để phát triển có hiệu quả dịch vụ viễn thông, góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 47 - 92)