Trung tâm giáo dục thường xuyên và yêu cầu GDHN cho học viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Phố Nối tỉnh Hưng Yên (Trang 45)

viên

1.3.1.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm GDTX

Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội (Điều 44, Luật Giáo dục 2005).

Trung tâm GDTX là cơ sở GDTX của hệ thống GD quốc dân, có các chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 01/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2007 của Bộ GDĐT. Trong đó, có các chương trình giáo dục có liên quan đến nhiệm vụ GDHN bao gồm:

- Các chương trình GD đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, bồi dưỡng tin học ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; chương trình bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ…

- Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.

+ Chương trình đào tạo bổ sung để bổ sung những kiến thức về văn hoá, chuyên môn mới cho đầy đủ so với yêu cầu của công việc hoặc điều chỉnh những kiến thức đã lạc hậu, không còn phù hợp nữa trong quá trình phát triển

xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm giúp người học làm tốt hơn công việc đang đảm nhiệm.

+ Chương trình tu nghiệp định kỳ, bồi dưỡng nâng cao trình độ về văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ cho người học nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác, lao động sản xuất.

+ Tổ chức các lớp ngắn hạn không cấp lớp nhằm phổ biến các kiến thức cập nhật, hành dụng.

- Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập, hình thành kỹ năng cho người học. Trung tâm GDTX tổ chức dạy các nghề thông dụng đang phát triển ở địa phương nhằm giúp người học có tay nghề ở một mức độ nhất định để góp phần ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất.

- Hỗ trợ để các trường TCCN, CĐ, ĐH tổ chức thực hiện chương trình đào tạo không chính quy ở địa phương.

1.3.1.2. Đặc điểm học viên BTTHPT

Trong những năm cuối của thập kỷ 90, đối tượng học BT THPT thường là những thanh niên, người lớn tuổi, những cán bộ, công chức do điều kiện công tác hoặc hoàn cảnh cá nhân nên không thể theo học các lớp chính quy. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển của xã hội, học viên vào học BTTHPT hiện nay còn bao gồm cả các em HS đã tốt nghiệp THCS, BTTHCS không có đủ điều kiện hoặc khả năng vào học các trường chính quy, bán công hoặc tư thục (số lượng ngày càng đông). Mỗi đối tượng nói trên đều có những mục đích học tập khác nhau:

* Người lớn tuổi đã tham gia lao động, công tác: tham gia học tập để hoàn thiện học vấn phổ thông, giúp cho công việc đang làm đạt hiệu quả cao hơn hoặc tiếp tục học nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Thời gian tham gia học tập chương trình BTTHPT tại các TTGDTX là thời gian

người lao động vừa học, vừa làm. Học để hoàn thiện chương trình văn hoá THPT, đồng thời vẫn tiếp tục công việc mà mình đã lựa chọn. Tuy nhiên, trong quá trình học tập, kiến thức văn hoá phổ thông của người học được nâng lên, người học có cơ hội và khả năng để tiếp thu những kiến thức mới ở trình độ cao hơn và vì thế họ có thể sẽ phải tiếp tục lựa chọn hướng học lên theo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với nghề mình đã chọn hoặc thậm chí lựa chọn một nghề khác để học tập và sẵn sàng chuyển nghề khi có đủ điều kiện.

* Thanh thiếu nhiên trong độ tuổi PT (15-18 tuổi, chưa tham gia thị trường lao động) có cùng độ tuổi với học sinh THPT (hệ chính quy) vì vậy, có những đặc điểm tâm lý và nhân cách đặc trưng của lứa tuổi. Cụ thể là:

- Các em đang ở trong độ tuổi được phát triển, hình thành và hoàn thiện về cơ bản: thể lực, năng lực, nhân cách phát triển; thiên hướng, lý tưởng nghề nghiệp… hình thành và định hình từng bước; có những đặc điểm tâm lý và nhân cách chung của lứa tuổi, đồng thời, có những nét riêng do ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh và môi trường tác động:

+ Ở độ tuổi này, ý thức về bản thân mình của các em phát triển mạnh, xuất hiện nhóm xã hội với tư cách là chủ thể cộng đồng và sự xuất hiện sắc thái giới tính, các em đã bước đầu đi vào tìm hiểu bản chất và nhận thức của các khái niệm, có sự chuyên môn hoá và đi sâu của hứng thú. Từ những kiến thức, hiểu biết có được trong cuộc sống và học tập, các em bắt đầu hình thành những hứng thú và lý tưởng, bắt đầu chọn cho mình một hình mẫu, có hứng thú học tập và bắt đầu có dự định chọn nghề liên quan đến môn học mà mình ưa thích. Đây cũng là khoảng thời gian của sự hình thành và phát triển các năng lực, trong đó có các năng khiếu.

+ Trong học tập và lao động, đây là thời kỳ để các em thu nhận những kiến thức cơ bản nhất của các bộ môn khoa học, làm cơ sở cho quá trình học tập và lao động nghề nghiệp sau này. Đặc biệt, ở các lớp cuối cấp, các em phải đứng trước sự lựa chọn: học nghề, lao động sản xuất hoặc học tiếp các trường

ĐH, CĐ, TCCN để đáp ứng với yêu cầu phân công lao động xã hội và đặc điểm KT-XH tại vùng miền sinh sống.

- Bên cạnh đó, các em có những đặc điểm riêng của học sinh học trong môi trường giáo dục không chính quy, đó là:

+ Do những hạn chế về học lực và điều kiện, hoàn cảnh, học viên BTTHPT thường có tâm lý tự ti, ít cố gắng và khá nhạy cảm. Các em rất cần những lời động viên, chia sẻ và tham gia các hoạt động tập thể ngoại khoá có tính phong trào. Xét ở góc độ đặc điểm con người trong xu hướng phát triển, học viên BTTHPT được xếp vào nhóm ít có thể phát triển học văn hóa lên cao nhưng lại có ưu điểm hơn khi rẽ sang học nghề. Làm tốt công tác GDHN cho các em sẽ góp phần phát triển lực lượng lao động được đào tạo tại chỗ của địa phương, nhất là đội ngũ công nhân kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề cho xã hội; đồng thời, giảm sự lãng phí thời gian và tiền của của học viên, gia đình và của xã hội.

+ Mặt khác, do đặc điểm đối tượng học viên BTTHPT có những khó khăn ngay từ đầu vào lớp 10 (đa số các em không đủ điều kiện học lực để vào các trường THPT chính quy hoặc điều kiện gia đình khó khăn không thể đảm bảo cho các em theo học các trường tư thục), cơ hội vào các trường ĐH, CĐ đối với những học viên này là khó khăn. Việc trang bị cho các em những kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng lao động nghề nghiệp để nhanh chóng đi vào thế giới nghề nghiệp là một việc làm cần thiết. Sau khi tốt nghiệp ra trường, các em có thể bắt tay ngay vào cuộc sống lao động hoặc tiếp tục học lên để đạt được trình độ nghề nghiệp cao hơn, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội do số học viên ở nhà, không tham gia lao động, học tập gây ra.

1.3.1.3. Yêu cầu về GDHN cho học viên BTTHPT

Trong thực tế, việc tiếp cận các hình thức và nội dung GDHN của học viên BTTHPT có nhiều điểm khác biệt so với HS THPT hệ chính quy. Cụ thể là:

- Hình thức GDHN qua các môn học hầu như không được quan tâm triển khai trong các TTGDTX hoặc nếu có triển khai thường ít mang lại hiệu quả như mong muốn vì phần lớn học viên vào học tại trung tâm thường có kết quả học tập các năm THCS hạn chế, đa số giáo viên chỉ tập trung vào việc giúp các em hiểu bài, nắm vững những kiến thức phổ thông cơ bản, không quan tâm đến khía cạnh GDHN.

- Chương trình BTTHPT hiện hành được vận dụng theo ban cơ sở của chương trình phân ban THPT và chỉ gồm 7 môn (Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý), các TTGDTX có thể tổ chức dạy 3 môn nhiệm ý (Ngoại ngữ, Tin học, Giáo dục công dân), không có môn Công nghệ cũng như môn tự chọn, vì vậy các em HS không có điều kiện tham gia hoạt động GDHN qua việc học tập môn Công nghệ.

- Hiện nay, Bộ GDĐT chưa có một quy định cụ thể nào về việc dạy nghề phổ thông và tổ chức LĐSX cho học viên BTTHPT tại các TTGDTX, bên cạnh đó, các văn bản hướng dẫn về GDHN cho HSPT cũng đã lỗi thời, rất khó khăn cho các trường vận dụng (Quyết định 126/CP ban hành ngày 19/3/1981 về công tác HN trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý HS các cấp THCS và THPT tốt nghiệp ra trường, Thông tư số 31/TT ngày 17/11/1981 của Bộ GDĐT về hướng dẫn thực hiện Quyết định 126/CP. Các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT đã quy định nhiệm vụ GDHN cho HS THPT trong nhà trường chính quy, chưa có văn bản hướng dẫn các nội dung về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học viên BTTHPT, vì vậy, cơ hội để học viên các TTGDTX tham gia vào các hoạt động ngoại khoá có nội dung HN hầu như không có.

Qua các phân tích trên, có thể thấy rằng: đối tượng học viên BTTHPT có những đặc điểm về thời gian học tập, trình độ nhận thức và tâm sinh lý khác với học viên THPT hệ chính quy và vì thế yêu cầu GDHN cho đối tượng này cũng phải được nhìn nhận ở một góc độ khác, theo định hướng chuẩn bị cho đào tạo lực lượng lao động có tay nghề phục vụ tại địa phương và theo hướng đào tạo liên thông để người học tiếp tục được phát triển theo quan điểm GDTX và học tập suốt đời. Cụ thể là:

- Đối với người lớn tuổi đã tham gia lao động, công tác: GDHN cần phải giúp học viên hiểu được thế giới nghề nghiệp và nhu cầu về nhân lực được đào tạo trên địa bàn hoặc ở phạm vi rộng hơn, những yêu cầu đòi hỏi của nghề, đồng thời, cần làm cho người học biết được những năng lực, sở trường, những hạn chế của mình để có hướng phát triển tiếp theo phù hợp.

Ở nhóm này, các học viên đang tham gia hoặc chuẩn bị tham gia thị trường lao động, quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục ở TTGDTX sẽ giúp họ từng bước đối chiếu năng lực của bản thân với các yêu cầu của nghề, tìm thấy sự phù hợp nghề để có thể chuyển đổi nghề nghiệp lên mức độ cao hơn hoặc chuyển đổi sang nghề mới phù hợp hơn.

- Đối với học viên độ tuổi HS phổ thông: nội dung và hình thức GDHN phải giúp định hướng nghề nghiệp cho các em ngay khi còn học trong trrung tâm cũng như sau khi tốt nghiệp. GDHN cho đối tượng này sẽ thiên về định hướng cho các em vào các trường TCCN và trường dạy nghề hoặc trang bị cho các em những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản để có thể tham gia trực tiếp vào cuộc sống lao động, đáp ứng yêu cầu nhân lực tại chỗ của địa phương và chuẩn bị cho quá trình đào tạo lâu dài.

Ở nhóm này, do đặc điểm các em có những hạn chế về học lực đầu vào, do đó cần quan tâm tạo cho các em sự hứng thú trong học tập, đồng thời với việc rèn luyện phẩm chất, tư cách của người lao động mới. Đồng thời với việc trang bị những kiến thức văn hóa phổ thông, cơ bản, cần thiết phải tạo điều kiện

để HS được tiếp cận với thế giới nghề nghiệp, tham gia các hoạt động giáo dục nghề nghiệp, có được những hứng thú bước đầu đối với nghề và tạo được tâm thế sẵn sàng tham gia lao động sản xuất ngay khi tốt nghiệp ra trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Phố Nối tỉnh Hưng Yên (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)