Xu hướng phân luồng học sinh sau THCS và THPT

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Phố Nối tỉnh Hưng Yên (Trang 85)

- Khó khăn: Phần lớn kinh tế thu nhập của nhân dân toàn huyện là từ

T in VL HH SH KC NV LS ĐL AV ổng số

3.2.6. Xu hướng phân luồng học sinh sau THCS và THPT

Việc phân luồng học sinh THCS và THPT, tạo nền tảng quan trọng cho việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương hầu như chưa được đáp ứng. Theo tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh,Vụ trưởng Giáo dục chuyên nghiệp - Bộ GDĐT, học sinh tốt

nghiệp THCS sẽ vào học trong các trường THPT, các TTGDTX, các trường dạy nghề, trường TCCN và một phần tham gia thị trường lao động mà chưa được đào tạo nghề. Nhiều năm gần đây, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS không tiếp tục học chiếm tỷ lệ cao. Chỉ tính riêng năm học 2007-2008, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT là 70,7%, học bổ túc THPT là 7,5%, học trong các cơ sở dạy nghề và TCCN thấp, chỉ khoảng 1,8% đến 2,5%; còn lại khoảng 17,5% (khoảng 1,4 triệu học sinh) không tiếp tục học. Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh tốt nghiệp THPT thường dự thi đại học, cao đẳng; không đỗ mới chuyển sang học TCCN hoặc học nghề. Số còn lại có thể ở nhà ôn tập và chờ năm sau thi tiếp hoặc tìm kiếm việc làm khác. Theo con số thống kê, quy mô tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng năm học 2007-2008 chiếm 43,8% học sinh tốt nghiệp THPT. Trong khi đó, học sinh tốt nghiệp THPT vào học TCCN chiếm 30,3% và một số ít học nghề. Tuy nhiên, chỉ trong năm học 2007 - 2008, cả nước vẫn còn hơn 156 nghìn học sinh tốt nghiệp THPT không học nghề nào? Mặt khác, số học sinh bỏ học và trượt tốt nghiệp THPT còn khá nhiều, với khoảng hơn 224 nghìn em. Chính vì vậy, nếu cộng cả số học sinh tốt nghiệp THPT chưa tiếp tục học với số học sinh trượt tốt nghiệp và bỏ học thì hằng năm còn khoảng 400 nghìn em. Ðiều này gây lãng phí lớn vì nếu những học sinh này được học nghề từ sớm thì hiệu quả kinh tế, xã hội sẽ cao hơn nhiều.

Nhiều học sinh và gia đình không lượng được sức học của bản thân và điều kiện kinh tế gia đình để tìm con đường học nghề từ sớm, động cơ tham gia các lớp học nghề của học sinh bị lệch lạc. Trong khi đó, thông tin về thị trường lao động ở nước ta còn nghèo nàn, thiếu việc làm. Ðáng chú ý, yếu kém của công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông do thiếu đội ngũ cán bộ giáo viên am hiểu tâm lý học nghề nghiệp, cũng như nhu cầu lao động các ngành nghề cũng gây trở ngại cho việc phân luồng học sinh. Nhiều trường chưa quan tâm chất lượng công tác giáo dục hướng nghiệp, thiếu sự phối hợp với doanh nghiệp trên địa bàn để đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp. Bên cạnh

đó, quy mô và điều kiện của các cơ sở dạy nghề, TCCN chưa đáp ứng nhu cầu phân luồng học sinh. Chương trình đào tạo trong các trường TCCN và khả năng liên thông giữa giáo dục nghề nghiệp với các bậc học khác; nhất là lên cao đẳng, đại học còn bất cập. Việc phân luồng học sinh sau THCS và THPT sẽ tạo nền tảng quan trọng cho việc chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và từng địa phương nói riêng. Phân luồng học sinh cần có định hướng của cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương vừa phù hợp nhu cầu chung, vừa phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu nguồn nhân lực từng vùng, miền. Kinh nghiệm cho thấy, cần thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hướng nghiệp trong trường phổ thông theo hướng chuẩn hóa; hạn chế số giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp không được đào tạo hoặc đào tạo không đúng chuyên ngành. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thành lập các trung tâm đào tạo nghề, trường dạy nghề, trường TCCN. Hướng nghiệp, giáo dục nghề nghiệp có vai trò quan trọng, xuất phát từ nhu cầu xã hội và năng lực của người học cho nên cần tăng cường tuyên truyền, đem những thông tin cần thiết rõ hơn cho mọi người về hướng nghiệp giáo dục nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Phố Nối tỉnh Hưng Yên (Trang 85)