Tính thực tiễn

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Phố Nối tỉnh Hưng Yên (Trang 78)

- Khó khăn: Phần lớn kinh tế thu nhập của nhân dân toàn huyện là từ

3.1.2.Tính thực tiễn

T in VL HH SH KC NV LS ĐL AV ổng số

3.1.2.Tính thực tiễn

Giáo dục hướng nghiệp cho HV các TTGDTX là một vấn đề chưa được các cấp quản lý giáo dục quan tâm triển khai. Chính vì vậy, khi xem xét đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động này cần phải quan tâm đến các vấn đề bất cập hiện nay, giải quyết những yêu cầu của thực tiễn đặt ra cho công tác này. Các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và hướng tới phục vụ thực tiễn, vì sự phát triển của người học và phục vụ trực tiếp sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội của địa phương, đất nước. Các yếu tố liên quan đến tính thực tiễn cần quan tâm bao gồm:

- Mục tiêu GDHN cho HV BTTHPT cần phải gắn với những yêu cầu nhân lực của địa phương. Đối với HV BTTHPT, cần định hướng để các em trở thành những lực lượng lao động tại chỗ, được đào tạo theo cơ cấu các ngành nghề mà địa phương có nhu cầu.

- Nội dung GDHN cho HV BTTHPT cần phải được xây dựng trên cơ sở tiến độ trang bị những kiến thức văn hoá cơ bản trong chương trình BTTHPT. Những nội dung GDHN lồng ghép trong chương trình dạy và học các môn văn hoá cần phải được tính toán để phù hợp với biên chế thời gian năm học, đảm bảo chỉ làm tăng thêm tính hấp dẫn, tính thực tiễn của giờ dạy mà không ảnh hưởng đến việc cung cấp những kiến thức cơ bản.

- Các hình thức GDHN phải được đề xuất căn cứ trên cơ sở tình hình thực tiễn và xu thế phát triển của các điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động này. Cần phải quan tâm đến việc các TTGDTX không có đội ngũ GV biên chế làm công tác GDHN, tuy nhiên, các trung tâm có đội ngũ giáo viên hợp đồng, thỉnh giảng làm công tác dạy nghề phổ thông, dạy nghề ngắn, có những điều kiện cơ sở vật chất tối thiểu phục vụ cho công tác GDHN. Đồng thời, các trung tâm là đơn vị giáo dục trực thuộc về

chuyên môn đối với Sở GDĐT nhưng chịu sự quản lý nhà nước của UBND huyện, vì vậy, luôn có sự gắn bó mật thiết với các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn trong công tác nâng cao dân trí và bồi dưỡng phát triển nhân lực. Khi đề xuất biện pháp cần quan tâm đến lợi thế này của các trung tâm.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Phố Nối tỉnh Hưng Yên (Trang 78)