Nhà trường, GV chưa quan tâm đến công tác TVHN cho HS 87,% 7 Chưa biết rõ sở thích, hứng thú nghề của bản thân 72,7%

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Phố Nối tỉnh Hưng Yên (Trang 65)

- Khó khăn: Phần lớn kinh tế thu nhập của nhân dân toàn huyện là từ

6Nhà trường, GV chưa quan tâm đến công tác TVHN cho HS 87,% 7 Chưa biết rõ sở thích, hứng thú nghề của bản thân 72,7%

7 Chưa biết rõ sở thích, hứng thú nghề của bản thân 72,7%

8 Bị bố mẹ áp đặt trong việc chọn nghề 32,3%

9 Ảnh hưởng của bạn bè đến việc chọn nghề 67.7%

Đa số HV BTHP trước khi chọn nghề chưa hiểu hết ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học. Chọn nghề là chọn cuộc đời. Các em chưa hiểu rõ bản chất khái niệm nghề nghiệp. Các em chỉ hiểu nghề nghiệp đơn giản là công việc làm do sự phân công lao động của xã hội hoặc là việc làm nhằm thoả mãn nhu cầu, sở thích cá nhân chứ chưa thấy được tính ổn định, lâu dài, sự gắn bó của nghề nghiệp với cuộc đời của mỗi người, chưa thấy hết ý nghĩa của nghề nghiệp đối với đời sống cá nhân cũng như đối với sự phát triển của xã hội. Đa số các em chưa đánh giá đúng năng lực bản thân. Sự hiểu biết về nghề còn đơn giản, hiểu biết về hệ thống ngành nghề trong xã hội của HV còn nghèo nàn so với thế giới nghề nghiệp vô cùng đa dạng, phong phú và đầy biến động về nội dung, tính chất, phương pháp hoạt động của nghề. Nhiều em chỉ biết tên gọi chứ chưa hiểu nội dung, hình thức, tính chất của lao động trong nghể. Sự thiếu thông tin về thị trường lao động, về nhu cầu lao động của từng lĩnh vực sản xuất cụ thể hay thông tin về yêu cầu đào tạo để xuất khẩu lao động.v..v. Cho nên các em còn lúng túng, khó khăn khi chọn nghề.

Như vậy, nhận thức về các lĩnh vực nghề nghiệp của HS Hưng Yên nói chung và HV tại TTGDTX Phố Nối nói riêng còn chung chung, chưa sâu sắc. Nhận thức của các em về yêu cầu của các ngành nghề đối với người lao động, đặc biệt là nghề mình chọn cũng rất mơ màng. Các em chưa nhận thức được đầy đủ, sâu sắc xu hướng phát triển của các ngành nghề trong xã hội để có thể chọn được nghề phù hợp với bản thân và phù hợp với yêu cầu của xã hội. Các

em đang rất cần được tham gia các hoạt động GDHN để việc lựa chọn các hướng đi sau tốt nghiệp trung học.

2.4.4. Thực trạng triển khai GDHN tại TTGDTX Phố Nối

2.4.4.1. Những qui định về hoạt động GDHN

Hoạt động GDHN tại TTGDTX Phố Nối chưa là hoạt động mang tính bắt buộc, còn thiếu rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức thực hiện.

Nhiều năm qua, Đảng và nhà nước ta rất coi trọng về công tác GDHN. Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng IX đã khẳng định: "Coi trọng công tác GDHN và phân luồng học sinh sau trung học, chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương". Luật Giáo dục năm 2005 cũng đã nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường GDHN nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng, chuẩn bị cho HS đi vào cuộc sống lao động hoặc tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu của xã hội.

Tuy nhiên, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước chậm được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay chúng ta mới có Nghị định số 75/2006/NĐ-CP của Chính phủ trong đó có quy định các cơ sở giáo dục ở mỗi huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có TT KTTH-HN; Quy chế tổ chức và hoạt động của TT KTTH-HN và một số văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT về vấn đề này. Nhiều nội dung khác: chương trình, sách giáo khoa, chế độ chính sách, biên chế GV HN, công tác kiểm tra, đánh giá thi đua GV HN, kinh phí, chế độ thu học phí HS được chưa có quy định hoặc có quy định nhưng chưa cụ thể (kể cả một số văn bản mới ban hành), ví dụ: Bộ giáo dục và đào tạo có Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó quy định về chương trình công tác HN chưa cụ thể; Bộ GDĐT với Bộ Nội vụ cũng có Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT- BNV, ngày 23/8/2006 hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở cơ sở giáo dục phổ thông, quy định này cũng không áp dụng cho TTGDTX. Sự chỉ đạo về công

tác HN cho HV còn mang tính định hướng nơi thì có trung tâm, nơi thì không. GDHN không phải là hoạt động bắt buộc, chỉ tuyên truyền vận động HS tự giác. Hàng năm để chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ các năm học, Bộ GDĐT có các chỉ thị, và văn bản chỉ đạo đối với các môn học khác tương đối cụ thể. Song về công tác HN chưa có sự chỉ đạo cụ thể. Trong 3 năm học: 2004 - 2005, 2005-2006, 2006 - 2007, tại các Công văn số 6715/VP ngày 2/8/2004; Công văn số 7078/BGD&ĐT-VP ngày 12/8/2005 và Công văn số 6903/BGD&ĐT-VP ngày 7/8/2006 hướng dẫn nhiệm vụ GDHN ở ba năm học, đều nêu nội dung: "Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp cho HS phổ thông, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GDHN".

Đối với tỉnh Hưng Yên, năm học 2004-2005 Sở GDĐT Hưng Yên mới chỉ giao chỉ tiêu dạy nghề. Chỉ có TT KTTH - HN tỉnh bắt đầu tiến hành làm thí điểm công tác GDHN trong năm học 2004 - 2005. Năm học 2005 – 2006, Sở GDĐT cũng chỉ giao chỉ tiêu dạy nghề cho các Trung tâm trong đó có TTGDTX Phố Nối. Năm 2010 TTGDTX Phố Nối mới chính thức nhận nhiệm vụ dạy nghề căn cứ vào nhu cầu học nghề và việc làm của lao động nông thôn tại huyện Yên Mỹ, theo Quyết định số 1838/ QĐ – UBND ngày 14/09/2010 về việc bổ sung nhiệm vụ dạy nghề cho TTGDTX Phố Nối.

2.4.4.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động GDHN

a) Cơ cấu tổ chức của trung tâm

Theo Quyết định số 2290/QĐ-UBND ngày 14/11/2006 của UBND tỉnh Hưng Yên nâng cấp TTGDTX huyện Yên Mỹ thành TTGDTX Phố Nối trực thuộc sự quản lý của Sở GDĐT tỉnh Hưng Yên, được quy định thành lập nên các phòng, ban bao gồm: Ban Giám đốc (1 Giám đốc, 02 phó Giám đốc). Các phòng: Phòng Giáo dục BTVH-Phong trào thực hiện nhiệm vụ GDTX dạy cho HV các cấp thuộc địa bàn huyện Yên Mỹ và các vùng lân cận, được biên chế là 6 cán bộ giáo viên, chia thành 2 tổ: tự nhiên và xã hội; Phòng Giáo vụ làm nhiệm vụ liên kết và quản lí đào tạo từ trung cấp đến đại học được biên chế 05 cán bộ, giáo viên; Phòng Dạy nghề và Bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ

được biên chế 02 cán bộ, giáo viên; Phòng Tổ chức - Hành chính kế toán được biên chế 02 viên chức.

Bảng 2.6: Số lượng CBQL và GV của TTGDTX Phố Nối

Đơn vị: Người TT Phòng /Ban Lãnh đạo Viên chức GV Cộng Trưởng Phó 1 Ban giám đốc 1 2 3 2 P.Tổchức-HC-Kế toán 2 2 3 P.Giáo vụ 1 4 5 4 P.GDBTVH- PT 1 0 5 6 5 P.N.Ngữ-Tinhọc-Nghề 1 2 3 6 Tổng số 19

( Số liệu của P. Tổ chức - Hành chính- Kế toán )

Bảng 2.6 cho thấy thực hiện chức năng, nhiệm vụ của trung tâm cấp tỉnh

với đội ngũ cán bộ, giáo viên được phân bổ ở các phòng, ban còn rất mỏng, chưa đảm bảo nguồn nhân lực để phục vụ cho sự phát triển của Trung tâm trong thời kì phát triển. Đặc biệt với Phòng Ngoại ngữ - Tin học - Nghề có 3 cán bộ, giáo viên chưa đủ số lượng vì vậy số giáo viên tham gia dạy thỉnh giảng, hợp đồng rất nhiều, tạo ra sự khó khăn cho quá trình quản lí. Qua quá trình thực hiện chức năng của TTGDTX cấp tỉnh, TTGDTX Phố Nối gặp rất nhiều khó khăn vì đội ngũ rất thiếu, vì vậy Giám đốc đã xây dựng kế hoạch bổ sung nhân sự hằng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở GDĐT phê duyệt bổ sung. Đến năm 2012 số CB, GV của trung tâm đã lên đến 31 người; các phòng ban được bổ sung thêm như: Phòng Giáo dục bổ túc văn hóa phong trào thêm 03 giáo viên cho các môn Toán, Hóa học; Phòng Giáo vụ thêm 04 người; Phòng Tổ chức - Hành chính kế toán thêm 03 người; Phòng Phòng Ngoại ngữ - Tin học - Nghề bổ sung thêm 03 người

b) Đội ngũ cán bộ quản lí

tạo, có 100% là đảng viên. Có trình độ nghề nghiệp đạt chuẩn 100%. Đa số CBQL đều có kinh nghiệm trên 5 năm về quản lý, đây là lực lượng tương đối ổn định, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và thành thạo trong công tác quản lý, thực sự là lực lượng nòng cốt, đầu đàn; 50% có trình độ lý luận trung cấp chính trị. Bảng 2.7: Tình hình Đội ngũ cán bộ quản lý Năm học TS Nữ Đ V Trình độ Ch.môn Thâm niên quản lí Tham gia BD CBQL Trình độ lý luận chính trị Độ tuổi Đ H Th S > 5 năm < 5 năm SC TC CC < 40 > 40 2009 - 2010 3 1 3 1 2 3 0 3 3 0 0 0 3 2010 - 2011 3 1 3 1 2 3 0 3 3 1 0 0 3 2011 - 2012 3 1 3 1 2 3 0 3 2 0 1 0 3

Như vậy, xét về cơ bản, cơ cấu đội ngũ CBQL ở trung tâm khá cân đối, họ hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đối với CBQL TTGDTX.

c) Đội ngũ giáo viên

Biên chế của trung tâm là 31 người, nhìn chung trình độ đào tạo là cơ bản đạt chuẩn, có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý. Với sự phát triển của trung tâm, đặc biệt như trong năm 2010-2011 số lớp liên kết đào tạo tăng vượt mức so với số lượng GV nên trung tâm phải thường xuyên bố trí vượt mức định biên: GV thỉnh giảng, GV hợp đồng... Lực lượng CB, GV còn mỏng, không đồng bộ về cơ cấu các môn, có môn còn không có GV, chất lượng dạy học của một số CB, GV còn yếu.

Năm học

Phân theo các môn

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Phố Nối tỉnh Hưng Yên (Trang 65)