Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Phố Nối tỉnh Hưng Yên (Trang 28)

Theo sơ đồ phân loại khoa học (tam giác khoa học) của B.M Kêđrốp thì quản lý‎ giáo dục thuộc ngành khoa học xã hội. Do mỗi phương thức xã hội đều có một cách quản lý‎ khác nhau, cho nên khái niệm quản lý giáo dục đã ra đời và hình thành từ nhiều quan niệm khác nhau.

Ở các nước tư bản chủ nghĩa, do vận dụng lý‎ luận quản lý xí nghiệp vào quản lý cơ sở giáo dục (trường học) và coi quản lý giáo dục như quản lý một loại “xí nghiệp đặc biệt”. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, do vận dụng quản

Thông tin

Chỉ đạo

Kiểm tra Tổ chức

Tổ chức

lý xã hội vào quản lý giáo dục, nên quản lý giáo dục thường được xếp trong lĩnh vực quản l‎ý văn hoá tư tưởng. Như vậy, quản l‎ý giáo dục được coi là bộ phận nằm trong lĩnh vực quản l‎ý văn hoá tinh thần.

Ở Việt Nam, quản lý‎ giáo dục cũng là một lĩnh vực được đặc biệt quan tâm. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã viết: “Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa ra hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất” [30, tr50]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, “Quản l‎ý giáo dục thực chất là tác động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất trường THPT xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới”[18, tr32]

Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp tổ chức, phương pháp giáo dục, kế hoạch hoá tài chính, cung tiêu… nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng, cũng như về chất lượng” [25, tr29]

Những định nghĩa nêu trên về quản lý giáo dục tuy có những cách diễn đạt khác nhau nhưng đều thể hiện một quan điểm chung về quản lý giáo dục đó là quá trình tác động có định hướng của nhà quản lý trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung nhất của kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Những tác động đó thực chất là những tác động khoa học đến nhà trường làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch quá trình dạy và học theo mục tiêu đào tạo.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Phố Nối tỉnh Hưng Yên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)