- Khó khăn: Phần lớn kinh tế thu nhập của nhân dân toàn huyện là từ
T in VL HH SH KC NV LS ĐL AV ổng số
3.3.5. Đổi mới nội dung, phương thức GDHN phù hợp với đặc điểm của HV và môi trường GDTX.
của HV và môi trường GDTX.
Nội dung GDHN trong TTGDTX là cụ thể hoá mục tiêu GDHN cho HV theo yêu cầu phát triển nhân lực của địa phương và đặc điểm GDHN ở TT GDTX Phố Nối. Lựa chọn nội dung GDHN phù hợp với đặc thù chương trình BTVH và khả năng nhận thức của HV là rất quan trọng và cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho HV tiếp cận với các kiến thức về nghề nghiệp một cách đầy đủ, từ đó, có sự đối chiếu, lựa chọn nghề phù hợp. Nội dung GDHN cho HS BTVH thích hợp và khoa học sẽ có tác động tích cực đến quá trình học tập chương trình BTVH của HV và việc cung cấp nhân lực tại chỗ của địa phương. GDHN là một hoạt động chưa mang tính bắt buộc tại TTGDTX, đòi hỏi phải vận dụng sáng tạo các phương thức giáo dục để có thể tổ chức hoạt động GDHN một
cách khả thi. Phương thức giáo dục phù hợp sẽ làm tăng thêm hứng thú của HV, thu hút được đông đảo lực lượng tham gia, nâng cao hiệu quả hoạt động GDHN.
Đổi mới nội dung, phương pháp GDHN phù hợp với đặc điểm của HV BTVH và môi trường GDTX tập trung vào các vấn đề:
(1) Nghiên cứu, biên soạn chương trình và nội dung GDHN cho HV BTVH trên cơ sở kế thừa có chọn lọc chương trình GDHN của HV phổ thông chính quy bao gồm:
(i) Biên soạn tài liệu hướng dẫn GV bộ môn lồng ghép nội dung GDHN trong chương trình các môn văn hoá;
(ii) Xây dựng chương trình hoạt động ngoại khoá có nội dung GDHN cho HV BTVH với các thời lượng phù hợp;
(iii) Lựa chọn nội dung giới thiệu bản mô tả nghề với các ngành nghề phù hợp, gắn với yêu cầu và định hướng nhân lực có tay nghề của địa phương;
(iv) Chọn lọc tài liệu về giáo dục kỹ năng nghề nghiệp, kết hợp với tài liệu giáo dục nghề phổ thông do Bộ GDĐT biên soạn để sử dụng trong việc triển khai hoạt động dạy nghề phổ thông cho HV BTVH.
(2) Xây dựng các chương trình dạy nghề có tính liên thông, có thể tổ chức giảng dạy song song với chương trình BTVH, gắn với những nghề phổ biến ở địa phương hoặc những ngành nghề địa phương đang cần phát triển; biên soạn và bổ sung tài liệu, tư liệu để phản ánh kịp thời thị trường lao động trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập, đặc biệt ở lĩnh vực công nghệ thông tin, dịch vụ. Các chương trình dạy nghề bám sát quan điểm “học tập thường xuyên, suốt đời”, có mối quan hệ hữu cơ với chương trình BTVH, đồng thời bổ sung những hạn chế trong vấn đề giáo dục toàn diện mà chương trình BTTH chưa đáp ứng.
(3) Đổi mới phương thức GDHN, ứng dụng CNTT và các phương tiện dạy học tiên tiến một cách hợp lý để tổ chức các hoạt động GDHN có hiệu quả, phù hợp với đối tượng HV BTVH.