Giáo dục hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Phố Nối tỉnh Hưng Yên (Trang 29)

1.2.3.1. Khái niệm giáo dục hướng nghiệp

Theo Từ điển Tiếng Việt (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1998) thì hướng nghiệp được hiểu là “thi hành những biện pháp nhằm đảm bảo sự phân bố tối ưu (có chú ý tới năng khiếu, năng lực, thể lực) nhân dân theo ngành và loại lao đồng” hoặc được hiểu với nghĩa “giúp đỡ lựa chọn hợp lý ngành nghề”. Đây có thể xem như là một khái niệm chung nhất về HN.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì HN là một hệ thống các biện pháp giáo dục nhằm chuẩn bị cho HS sớm có ý thức chọn ngành nghề vừa phù hợp với nguyện vọng cá nhân vừa phù hợp với sự phân công lao động xã hội ngay từ khi còn học ở trường phổ thông. Đây là một khái niệm về HN trên phương diện giáo dục học.

Quan tâm đến khía cạnh tác động của HN đối với sự phát triển KT-XH, HN được hiểu là khái niệm chung của một trong những lĩnh vực văn hoá - xã hội, thực hiện dưới hình thức quan tâm của xã hội và tạo nghề cho thế hệ đang lớn lên, hỗ trợ và phát triển những thiên hướng và thực hiện đồng bộ các biện pháp chuyên môn tác động đến con người trong việc tự xác định nghề nghiệp và chọn lựa hình thức tối ưu để có việc làm, có tính đến nhu cầu và năng lực của con người, kết hợp với hoàn cảnh KT-XH trong thị trường lao động.

Về phương diện kinh tế học, GDHN được hiểu là hệ thống những biện pháp dẫn dắt, tổ chức thanh, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp nhằm sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước. GDHN góp phần tích cực vào quá trình phấn đấu nâng cao năng suất lao động xã hội.

Xét ở khía cạnh quá trình thực hiện, GDHN được hiểu trong phạm vi rộng hơn, không phải là công việc chỉ làm một lần trong cuộc đời mỗi con người, đó là hoạt động có tính lặp lại: xuất phát từ việc định hướng để lựa chọn một nghề, thích ứng với nghề đó và kết quả là sự phù hợp trong quá trình hành nghề. Tuy nhiên, do tác động của xã hội cũng như nhu cầu, hoàn cảnh của mỗi cá nhân, mỗi con người đều có thể và cần phải thực hiện lại việc GDHN cho bản thân trước mỗi bước ngoặt trong cuộc đời nghề nghiệp của mình.

Xét ở góc độ giáo dục, hoạt động GDHN vừa là hoạt động dạy của giáo viên, vừa là hoạt động học của HS và kết quả cuối cùng của quá trình GDHN là sự tự quyết định của HS trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.

Trong nhà trường phổ thông, hoạt động GDHN là một hệ thống các biện pháp tác động của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo, nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động theo những định hướng nhất định, giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội về khả năng đóng góp của mỗi người vào cuộc sống lao động sản xuất, đem lại lợi ích cho cá nhân mỗi người và toàn xã hội. Với đặc điểm của chương trình là phổ thông, cơ bản và HN, GDHN là một hình thức hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò.

Xét ở khía cạnh hoạt động dạy của thầy, GDHN được coi như là công việc của toàn thể giáo viên, tập thể sư phạm (Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ phụ trách Đoàn Thanh niên v.v...), nhằm mục đích giáo dục HS trong việc chọn nghề giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội. Như vậy GDHN trong nhà trường phổ thông được thể hiện như một hệ thống tác động sư phạm nhằm làm cho HS chọn được nghề một cách phù hợp. Khi xem xét GDHN là một trong những hình thức hoạt động học tập của HS, thông qua hoạt động HN, mỗi HS phải lĩnh hội được những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, đặc biệt là nghề nghiệp ở địa phương, phải nắm được hệ thống yêu cầu của từng nghề cụ thể mà mình muốn chọn, phải có kỹ năng tự đối chiếu những phẩm chất, những đặc điểm tâm - sinh lý của mình với hệ thống yêu cầu của nghề đang đặt ra cho người lao động, v.v..

1.2.3.2. Các thành phần của hoạt động GDHN

GDHN là một hoạt động phức tạp bao gồm nhiều thành phần, chịu tác động của nhiều yếu tố, nằm trong mối quan hệ chặt chẽ giữa cá nhân người

được HN với môi trường sống, môi trường lao động, môi trường giáo dục, tác động của thị trường lao động cũng như tác động nhiều mặt của tâm lý xã hội.

Theo K.K. Platônôp các thành phần của hoạt động GDHN được sơ đồ hóa thành tam giác HN thể hiện trên sơ đồ sau:

Mỗi hoạt động HN thuộc vào các góc của tam giác HN được dựa trên cơ sở là hai yếu tố cơ bản là các cạnh tương ứng giao nhau tạo nên góc đó:

* Người làm HN căn cứ vào tình hình phân công lao động, cơ cấu lao động, nhu cầu nhân lực ở địa phương và xã hội và đặc điểm yêu cầu của các

Tuyên truyền định hướng nghềnghiệp

Đặc điểm yêu cầu của các ngành nghề ở địa phương mà xã hội đang cần phát triển

Tình hình phân công lao động, cơ cấu lao động, nhu cầu nhân lực ở địa phương và xã hội Tư vấn nghề nghiệp Tuyển chọn nghề Đặc điểm về phẩm chất, nhân cách, tâm sinh lý của từng HS 1 2 3 1 2 3

ngành nghề ở địa phương mà xã hội đang cần phát triển để tuyên truyền định hướng nghề nghiệp cho HS.

- Tình hình phân công lao động, cơ cấu lao động, nhu cầu nhân lực ở địa phương và xã hội được phản ánh trong định hướng phát triển KT-XH của địa phương và của đất nước. Trong quá trình phát triển, mỗi quốc gia, mỗi địa phương đều xác định cho mình những mục tiêu chiến lược về phát triển KT-XH trong 5 năm trước mắt và trong những mốc thời gian lâu dài hơn (10 năm, 15 năm, 20 năm…). Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quyết định xu thế dịch chuyển cơ cấu lao động, đây chính là cơ sở để xác định chính sách đầu tư và nhu cầu nhân lực. Để hạn chế thấp nhất sự thiếu hụt lao động, điều quan trọng là phải xác định rõ được định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, của vùng, miền, trên cơ sở đó để xác định được định hướng về nhu cầu nhân lực.

- Bản mô tả nghề của từng nhóm nghề chính, những nét lớn về đặc điểm, yêu cầu của các ngành nghề mà xã hội, địa phương đang cần và nhu cầu nhân lực hàng năm của các ngành nghề đó là những thông tin quan trọng trong việc tuyên truyền định hướng nghề nghiệp cho HS. Có thể nói, định hướng nghề chính là việc làm cho HS mở rộng hiểu biết về bức tranh nghề nghiệp, làm cơ sở cho việc chọn nghề một cách đúng đắn, khoa học. Tiến trình định hướng nghề nghiệp bao gồm các khâu: Liệt kê mục đích và giá trị cuộc sống của bản thân -> Xác định sở thích nghề nghiệp -> Xác định kỹ năng cần thiết cho công việc -> Liệt kê, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, ưa thích. Trong đó:

+ Mục đích cuộc sống là những điều mà bản thân muốn đạt được, những giá trị quan trọng nhất đối với con người. Nghề nghiệp ưa thích phải mang lại những phương tiện để đạt được mục đích trong cuộc sống.

+ Giá trị cuộc sống được lựa chọn trong các yếu tố mà mỗi cá nhân cho là sẽ có tác động chính tới việc chọn nghề của họ.

+ Theo tiến sĩ John L.Holland - một nhà tâm lý học người Mỹ - sở thích nghề nghiệp tương ứng với các nhóm sở thích của mỗi cá nhân và thường được phân theo các nhóm như sau: 1. Người thuộc nhóm sở thích R (Realistic - thực tế) thường có khả năng về kỹ thuật, công nghệ, hệ thống; ưa thích làm việc với đồ vật, máy móc, động, thực vật; thích làm các công việc ngoài trời; 2. Người thuộc nhóm sở thích I (Investigate - tìm tòi) thường có khả năng về quan sát, khám phá, phân tích đánh giá và giải quyết các vấn đề; 3. Người thuộc nhóm sở thích A (Artistic - nghệ thuật) thường có khả năng về văn học, nghệ thuật, trực giác nhạy bén, khả năng tưởng tượng cao, thích làm việc trong các môi trường mang tính ngẫu hứng, không khuôn mẫu; 4. Người thuộc nhóm sở thích S

(Social - xã hội) thường có khả năng về ngôn ngữ, thích làm những việc như giảng giải, cung cấp thông tin, chăm sóc, giúp đỡ hoặc huấn luyện cho người khác; 5. Người thuộc nhóm E (Enterprising - dám làm) thường có khả năng về kinh doanh, mạnh bạo, dám nghĩ dám làm, có thể tác động, thuyết phục người khác; có khả năng quản lý; 6. Người thuộc nhóm sở thích C (Conventional - quy củ) thường có khả năng về số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, có quy chuẩn cụ thể, làm theo chỉ dẫn của người khác; thích làm việc với dữ liệu hoặc các công việc văn phòng.

+ Kỹ năng cần thiết cho công việc được xác định thông qua khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào hoạt động của mỗi cá nhân ở các môi trường khác nhau như: ở trường; trong gia đình; trong công việc.

+ Nghề nghiệp phù hợp với giá trị, sở thích công việc, khả năng và kỹ năng của mỗi người đảm bảo đạt được các yêu cầu: giúp người lựa chọn đạt được mục đích của cuộc sống, phù hợp với các giá trị sống, có môi trường để sử dụng được sở trường của bản thân…

* Tư vấn nghề

Tư vấn nghề có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các em HS tìm hiểu và lựa chọn nghề đúng đắn.

- Theo ý kiến của K.K.Platônôv, tư vấn nghề là hệ thống những hình thức y học và những hình thức tác động đa dạng khác nhằm phát hiện và khám phá những khả năng tinh thần và thể lực của HS trong lựa chọn nghề. Theo ông, tư vấn nghề được thực hiện dựa trên hai cơ sở: đặc điểm, yêu cầu của ngành nghề ở địa phương mà xã hội đang cần phát triển và đặc điểm, phẩm chất, nhân cách, tâm lý của HS. E.A. Klimov cho rằng, tư vấn nghề là một trong những nhóm (mắt xích) chỉ đạo sư phạm bằng quá trình tự định hướng nghề của tuổi trẻ. Còn theo P.A Savin thì, tư vấn nghề thực hiện chức năng liên kết, giúp cho học sinh đối chiếu hứng thú, sở thích và những khả năng vốn có của mình với nhu cầu của nền kinh tế quốc dân.

- Theo Từ điển Tâm lý học của Đức, tư vấn nghề được hiểu là "hoạt động tư vấn giúp các cá nhân, đặc biệt là những thanh niên trong quá trình định hướng, tìm chọn cũng như thay đổi nghề".

Tóm lại, tư vấn nghề được hiểu như một tổ hợp của các hoạt động bao gồm hai mặt, bằng những tác động của nhà tư vấn, làm bộc lộ ở cá nhân người được tư vấn những đặc điểm, phẩm chất, nhân cách, tâm lý của cá nhân, trên cơ sở đó, nhà tư vấn đối chiếu với những yêu cầu, đòi hỏi và nhu cầu nghề nghiệp để đưa ra những lời khuyên có cơ sở khoa học, giúp các em lựa chọn cho mình một con đường nghề nghiệp phù hợp.

- Quá trình hai mặt của hoạt động tư vấn nghề được biểu thị như sau:

Mặt thứ nhất là tác động của các hoạt động bên ngoài đến mỗi HS, giúp cho họ xác định được những đặc điểm về phẩm chất, nhân cách, tâm sinh lý của mình, hay nói cách khác là xác định xem mình có những gì để có thể bước vào thế giới nghề nghiệp, đồng thời, cung cấp cho các em những đặc điểm, yêu cầu của các ngành nghề ở địa phương mà xã hội đang cần phát triển.

Mặt thứ hai là hoạt động của tự thân HS, dựa trên cơ sở những điều đã biết, tự điều chỉnh việc chọn nghề của bản thân một cách phù hợp.

Để tạo điều kiện tốt nhất cho HS có thể thực hiện được mặt thứ hai của hoạt động tư vấn một cách hiệu quả, nhà trường cần tổ chức dạy tốt tất cả các môn học, tổ chức thực hiện tốt các hoạt động trong và ngoài nhà trường để làm bộc lộ ở HS các năng lực, sở trường, thiên hướng, đồng thời căn cứ vào các đặc điểm, yêu cầu của các ngành nghề để tư vấn nghề cho các em. Các hoạt động để làm cơ sở cho việc tư vấn nghề bao gồm những biện pháp tâm lý, giáo dục và y học nhằm đánh giá toàn diện năng lực thể chất và trí tuệ của người được tư vấn. Có thể nói, tư vấn nghề thực tế là dựa trên một loạt các phép đo vào những thời điểm thích hợp nhằm tìm ra những đặc điểm tâm sinh lý của HS, đối chiếu với yêu cầu của hệ thống nghề nghiệp, đưa ra những lời khuyên lựa chọn nghề nghiệp một cách phù hợp nhất. Mục đích của tư vấn nghề trong nhà trường phổ thông là người tư vấn phải đem đến cho các em những lời khuyên về chọn nghề phù hợp, tạo điều kiện cho các em phát huy những thiên tư, năng lực, trau dồi lý tưởng nghề nghiệp, có khả năng tạo nên năng suất, chất lượng sản phẩm và sự thành đạt trong nghề. Tư vấn nghề làm cho HS biết được sở trường của mình, để từ đó tạo điều kiện cho các em phát huy những tố chất tích cực trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục KTTH, dạy nghề cũng như trong các hoạt động nghề nghiệp trong tương lai. Tư vấn nghề là một hoạt động xuất phát từ bản thân HS, hướng vào sự phù hợp nghề nghiệp của mỗi em trong mối quan hệ giữa người và nghề một cách khoa học.

* Góp phần vào việc lựa chọn nghề nghiệp khi học sinh ra trường - Khái niệm về lựa chọn nghề nghiệp được xem xét ở nhiều góc độ:

+ Lựa chọn nghề nghiệp được hiểu như là quá trình quyết định diễn ra tùy thuộc ở sự phát triển nhân cách của HS, ở đặc điểm giới tính, trình độ phát triển vật chất và tinh thần của xã hội vào một thời điểm phát triển lịch sử nào đó, truyền thống gia đình, ảnh hưởng của bạn bè.

+ Lựa chọn nghề nghiệp là sự thử nghiệm quyết định sẵn sàng đối với một hoạt động có ích cho xã hội.

+ A.E Gôlômstôc cho rằng, lựa chọn nghề có ý thức được dựa trên sự đối chiếu hiểu biết về lao động được lựa chọn với hiểu biết về chính bản thân mình. Học sinh cần phải được chuẩn bị về mối quan hệ "cá nhân - nghề nghiệp", chúng cần biết yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp được đưa ra với người cán bộ và biết đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động của mình cùng với tầm hiểu biết chính xác để thực hiện yêu cầu của nghề.

Có thể nói, lựa chọn nghề nghiệp là một quá trình tìm hiểu, đối chiếu giữa những đặc điểm về thể chất và tâm lý của cá nhân với những yêu cầu của hoạt động lao động xã hội, trên cơ sở hình dung ra trước những hoạt động lao động của cá nhân trong hiện tại và tương lai, để từ đó tìm ra cho mình con đường để đạt được ước mơ nghề nghiệp. Việc tìm câu trả lời cho bài toán chọn nghề phù hợp chính là giải quyết thỏa đáng mối quan hệ: xã hội - nghề nghiệp - cá nhân.

- Mối quan hệ giữa thị trường lao động và nhân lực là mối quan hệ cung - cầu, chịu ảnh hưởng từ những tác động khách quan của sự phát triển KT-XH. Sự vận hành của cơ chế thị trường khiến cho lao động cũng trở thành một thứ hàng hóa. Giá trị của hàng hóa "sức lao động" phụ thuộc vào trình độ, khả năng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Phố Nối tỉnh Hưng Yên (Trang 29)