Đánh giá chung về thực trạng công tác phát triển giảng viên Trƣờng Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 81)

Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam.

Sau khi tìm kiếm, thu thập thông tin thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý giáo dục của Trường, tác giả có một số nhận xét về những thuận lợi và khó khăn trong công tác phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cán bộ Hội như sau:

Mặt mạnh:

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trường đã được Thường trực T.Ư Hội quan tâm đặc biệt. Ban Thường vụ Trung ương Hội đã có riêng Nghị quyết về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng. Nhờ đó, trong những năm qua, Trường Cán bộ Hội đã được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học tập; chỉ tiêu biên chế được Thường trực T.Ư Hội phân bổ hàng năm đảm bảo.

- Trường luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Ban Thường vụ Trung ương HNDVN, sự phối kết hợp của các Ban, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội, các tỉnh, thành Hội trên cả nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường có quy mô trường lớp ổn định, số lượng học viên tham dự các khóa học đều tăng lên hàng năm.

- Qua 5 năm củng cố và phát triển đội ngũ giảng viên, đặc biệt trong khoảng 2 năm trở lại đây (kề từ khi có Quyết định thành lập Trường vào tháng 11 năm 2006), đội ngũ giảng viên dần được bổ sung về số lượng và chất lượng được nâng lên một bước. Số lượng và cơ cấu tuy chưa đồng đều, nhưng bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra: đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hệ thống Hội các cấp.

là uy tín của nhà trường, đội ngũ cán bộ giảng dạy được xác định là lực lượng chính, chủ yếu tạo nên chất lượng và uy tín cho nhà trường, nên chất lượng đào tạo luôn gắn liền với chất lượng đội ngũ giảng viên. Vì vậy, công tác phát triển đội ngũ giảng viên mạnh về số lượng, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ luôn được nhà trường coi là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược. Đứng trước yêu cầu đó, nhà Trường đã không ngừng nâng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên thông qua việc tổ chức hoặc gửi đi đào tạo, bồi dưỡng các khóa học dài hạn, ngắn hạn tại các cơ sở đào tạo uy tín. - Được sự quan tâm đôn đốc và khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ thường xuyên của lãnh đạo nhà trường, đội ngũ giảng viên của Trường đã nhận thức được trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục của trường nên đã tự giác trong học tập và trau dồi kiến thức chuyên môm mà mình đảm nhận.

Mặt yếu:

Mặc dù trong thời gian qua, Trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong công tác phát triển đội ngũ giảng viên, nhưng vẫn còn một số mặt yếu sau:

- Trong công tác lập kế hoạch còn hạn chế: Việc lập kế hoạch phát triển đội ngũ còn mang tính hình thức, không toàn diện, chưa có tính khoa học, thiếu cụ thể và chưa sát với yêu cầu thực tế của trường, còn nặng về cơ chế “xin cho” dẫn đến số lượng tăng nhưng chất lượng không tăng theo tỷ lệ thuận. Kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng của giảng viên hầu như chưa được xây dựng và không có hướng dẫn, do đó, nhà trường cần xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai cho giảng viên để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong thời gian tới.

cận đôi khi còn bị ràng buộc nhiều vấn đề, kém hiệu quả. Nhà trường chưa được tự chủ thực sự trong việc lựa chọn và quyết định tuyển chọn đội ngũ giảng viên phù hợp với yêu cầu của nhà trường, kể cả việc cho thôi việc đối với giảng viên không đáp ứng yêu cầu do trình độ năng lực yếu, không đủ điều kiện học tập nâng cao trình độ cũng còn gặp nhiều khó khăn.

- Đội ngũ giảng viên có trình độ cao, sau đại học còn thấp, giảng viên có trình độ đại học chiếm tỷ lệ lớn nhưng có chuyên ngành không phù hợp chiếm tỷ lệ cao.

- Số lượng giảng viên của trường chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của trường hiện nay do số giảng viên trẻ, mới được tuyển dụng, chưa có kinh nghiệm thực tiễn về giảng dạy cho đối tượng học viên là người trưởng thành còn chiếm tỷ lệ lớn. Tình trạng thiếu, thừa cục bộ ở một số bộ môn đang diễn ra gây khó khăn cho việc phân công giờ giảng, đảm bảo chất lượng giảng dạy. Trong giai đoạn tới quy mô đào tạo mở rộng, vì vậy việc thiếu hụt giảng viên đang trở thành vấn đề cấp bách đối với nhà trường.

- Số giảng viên nòng cốt còn thiếu do chưa được quan tâm đầu tư xây dựng, đào tạo kịp thời để đáp ứng yêu cầu mới của nhà trường. Giảng viên có khả năng nghiên cứu khoa học, viết tài liệu, giáo trình phục vụ cho đào tạo các hệ tập trung dài hạn còn thiếu và yếu.

- Giảng viên lớn tuổi có kinh nghiệm thực tiễn và thâm niên giảng dạy nhưng trình độ tin học và ngoại ngữ lại hạn chế. Việc sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy còn lúng túng. Chưa sử dụng hiệu quả Internet trong việc khai thác thông tin, cập nhật kiến thức, học hỏi, nâng cao trình độ.

Để có căn cứ thực tế cho việc tìm các biện pháp phát triển đội ngũ của Trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam, chúng tôi đã khảo sát thực trạng đội ngũ và thực trạng công tác phát triển đội ngũ của trường. Những kết quả nghiên cứu trên cho phép rút ra kết luận: Mặc dù là một trường có tính đặc thù cao và là một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có quy mô không lớn nhưng thời gian qua công tác phát triển đội ngũ đã có một số kết quả đáng ghi nhận. Bên cạnh những thành tích đã đạt được nếu đối chiếu với lý luận phát triển nguồn nhân lực nói chung, phát triển đội ngũ nói riêng vẫn còn một số bất cập cần cải tiến. Chương 3 chúng tôi sẽ đề xuất các biện pháp để khắc phục những bất cập và phát huy kết quả đã đạt được

Chƣơng 3:

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 81)