0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của Trường

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CÁN BỘ HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 58 -58 )

Trường

2.2.4.1. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng

Trong những năm gần đây, quy mô đào tạo, bồi dưỡng và chất lượng của nhà trường không ngừng phát triển cả về số lượng, chất lượng và các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, kết quả đạt được qua các năm được thể hiện qua các mặt sau:

* Về số lượng đào tạo, bồi dưỡng:

Là một cơ sở đào, bồi dưỡng duy nhất trực thuộc T.Ư Hội Nông dân Việt Nam có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp, đảm bảo đạt chuẩn chức danh theo pháp lệnh công chức và cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong những năm gần đây, số lượng học viên của Trường đều được tăng hàng năm. Hiện nay, trường không chỉ dừng lại bồi dưỡng chuyên đề, tập huấn 7-15 ngày, bồi dưỡng 3 tháng và đào tạo hệ trung cấp ngành công tác xã hội chuyên ngành nông vận.

Ngoài ra, hàng năm Trường còn liên kết với một số Học viện, Trường đại học, cao đẳng và các cơ sở đào tạo tuyển sinh hệ trung cấp, cao đẳng chính quy, đại học (tại chức) để học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo làm tiền đề nâng cấp Trường lên Học viện Nông dân.

Bảng 1: Kết quả đào tạo, bồi dƣỡng của Trƣờng những năm vừa qua Số Năm Loại hình đào tạo, bồi dƣỡng Số Đối tƣợng

TT lƣợng

1

2004

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội 15 ngày

750 Cán bộ Hội Nông dân cấp tỉnh,

huyện

2 Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác

Hội 10 ngày

1.500 Chủ tịch/Phó chủ tịch Hội

Nông dân xã/phường/thị trấn

3 Tập huấn chuyên đề về quản lý

Nhà nước, quản lý kinh tế nông nghiệp…

2.000 Cán bộ Hội NND từ T.Ư đến

huyện/quận/thị xã

4

2005

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội 15 ngày

1.000 Cán bộ Hội Nông dân cấp tỉnh,

huyện

5 Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác

Hội 10 ngày

1.700 Chủ tịch/Phó chủ tịch Hội

Nông dân xã/phường/thị trấn

6 Tập huấn chuyên đề về quản lý

Nhà nước, quản lý kinh tế nông nghiệp…

1.500 Cán bộ Hội Nông dân từ Trung

ương đến huyện/quận/thị xã 7

2006

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội 15 ngày

1.200 Cán bộ Hội Nông dân cấp tỉnh,

huyện

8 Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác

Hội 10 ngày

1.500 Chủ tịch/Phó chủ tịch Hội

Nông dân xã/phường/thị trấn

9 Tập huấn chuyên đề về quản lý

Nhà nước, quản lý kinh tế nông nghiệp…

2.000 Cán bộ Hội Nông dân từ Trung

ương đến huyện/quận/thị xã

10 Trung cấp Sư phạm mầm non 350 Con, em cán bộ hội viên nông

dân

11 Trung cấp sư phạm âm nhạc 50 Con, em cán bộ hội viên nông

dân

12 Đại học Luật hệ vừa học vừa

làm

140 Cán bộ, nhân viên hiện đang

công tác tại T.Ư Hội một số tỉnh, thành Hội.

13 Đại học Tài chính Kế toán hệ

vừa học vừa làm

100 Cán bộ, nhân viên hiện đang

công tác tại T.Ư Hội một số tỉnh, thành Hội.

14

2007

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội 15 ngày

750 Cán bộ Hội Nông dân cấp tỉnh,

huyện

15 Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác

Hội 10 ngày

1.500 Chủ tịch/Phó chủ tịch Hội

Nông dân xã/phường/thị trấn

16 Tập huấn chuyên đề về quản lý

Nhà nước, quản lý kinh tế nông nghiệp…

2.000 Cán bộ Hội Nông dân từ Trung

ương đến huyện/quận/thị xã 16

2007

Trung cấp Sư phạm mầm non 350 Con em, cán bộ hội viên nông

dân

17 Đại học Luật hệ vừa học vừa

làm

100 Cán bộ, CNV đang công tác tại

các cấp Hội.

18 Đại học Tài chính kế toán hệ

vừa học vừa làm

100 Cán bộ, nhân viên hiện đang

công tác tại T.Ư Hội một số tỉnh, thành Hội.

19 Đại học Công đoàn hệ vừa học

vừa làm

100 Cán bộ, nhân viên hiện đang

công tác tại T.Ư Hội một số tỉnh, thành Hội.

20

2008

Sơ cấp về nghiệp vụ công tác Hội

240.00 0

Cán bộ Hội các cấp trên cả nước

21 Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác

Hội 10 ngày

1.5000 Cán bộ Hội cấp huyện và cơ sở

22 Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác

Hội 15 ngày

1.000 Cán bộ Hội cấp T.Ư và cấp tỉnh

23 Lớp tiền công vụ 70 Cho cán bộ công chức dự bị

thuộc T.Ư Hội

24 Trung cấp ngành công tác xã

hội

300 Cán bộ Hội các cấp

(Nguồn: từ các Khoa và Phòng đào tạo Trường Cán bộ Hội Nông dân VN)

* Về chất lượng đào tạo:

chất lượng, nâng cao năng lực thực tiễn cho học viên, rèn luyện kỹ năng thực hành. Để có chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tốt, nhà trường xác định rõ mục tiêu đào tạo ngày từ khi xây dựng kế hoạch, mỗi hệ đào tạo, bồi dưỡng đều được bố trí thời gian, phương pháp giảng dạy, nội dung, chương trình và tài liệu phù hợp với từng đối tượng người học. Nội dung, chương trình được thiết kế khoa học, cơ bản, thiết thực, có tính hệ thống nhằm đáp ứng đòi hỏi về phẩm chất, năng lực, đồng thời theo kịp trình độ phát triển khoa học, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, trình độ tư duy của đội ngũ cán bộ, thực hiện triệt để phương châm “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn liền với thực tiễn”.

Sau khi kết thúc khoá học, học viên được trang bị những kiến thức cơ bản, toàn diện, chuyên sâu và ngày càng nâng cao, thông hiểu lý luận, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và vận dụng các kiến thức đã học giải quyết hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Mỗi học viên được trang bị đầy đủ, có hệ thống những tri thức về lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp nông dân, về công tác vận động nông dân thời kỳ mới; những kiến thức về tổ chức, xây dựng Hội Nông dân Việt Nam và nghiệp vụ công tác Hội; được rèn luyện về lập trường, quan điểm, đạo đức, phong cách; được cung cấp những kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, quản lý, từ đó hình thành và nâng cao bản lĩnh chính trị và năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp. Học viên xác định rõ hơn vị trí, trách nhiệm của mình, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ do tổ chức phân công. Họ đã trở thành những cán bộ có đủ các tố chất và năng lực làm việc độc lập, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phát huy tốt trình độ, kiến thức đã học vào thực tiễn công tác. Số đông trở thành cán bộ nòng cốt của các cấp Hội và của phong trào nông dân.

2.2.4.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học

Song song với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, Nhà trường đã đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học. Trong thời gian qua, hoạt động này đã được nhà trường thúc đẩy dưới nhiều hình thức:

- Triển khai đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học theo các cấp quản lý: Bộ, trường, khoa

- Tham gia các báo các khoa học cho các hội thảo khoa học của ngành, đơn vị

- Viết bài cho các tạp chí, đặc san hoặc các báo cáo của ngành, của trường. Hầu hết các đề tài đã được nghiệm thu và được hội đồng nghiệm thu đánh giá là bước đầu có giá trị đáng kể về lý luận lẫn và thực tiễn.

Bảng 2: Số lƣợng đề tài nghiên cứu khoa học từ 2004 - 2008

Năm Đề tài cấp bộ Đề tài cấp

trƣờng Đề tài cấp khoa 2004 0 0 0 2005 1 0 0 2006 1 1 0 2007 1 2 2 2008 0 2 2

(Nguồn: Phòng Quản lý khoa học-Trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam)

Nhận xét:

- Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học chưa nhiều và đa số là đề tài cấp cơ sở (cấp trường, khoa). Với điều kiện nhà trường mới thành lập thì những gì đã

đạt được thể hiện sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của cán bộ, giảng viên nhà trường. - Thành phần tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học chủ yếu là đội ngũ giảng viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Số giảng viên tham gia vào các đề tài nghiên cứu khoa học còn hạn chế.

- Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn cho đạt hiệu quả cao.

- Một số đề tài nghiên cứu khoa học còn nặng tính kinh điển, chưa mang tính thực tiễn; các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ của cán bộ, giảng viên chưa thật sự liên kết chặt chẽ và hiệu quả với các ban, đơn vị thuộc Trung ương Hội và các đối tác bên ngoài.

Nguyên nhân:

- Trường có nhiều giảng viên trẻ, lại được đào tạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng lại công tác, giảng dạy ở một nhà trường mang tính đặc thù, do đó sự bắt nhịp gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, nhiều giảng viên trẻ chưa nhận thức một cách đứng đắn công tác nghiên cứu khoa học đối với một GV. Giảng dạy và NCKH là hai nhiệm vụ gắn bó với nhau, là sự thể hiện mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, NCKH là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ chuyên môn của người giảng viên.

- Nhiều giảng viên chỉ lưu tâm vào công tác giảng dạy, do đó không có thời gian và tâm sức đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Xuất phát từ điều kiện của nhà trường: Chưa có bề dày lịch sử, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, đội ngũ giảng viên mỏng, nhiệm vụ lại nặng nề… nên thời gian qua, nhà trường tập trung nhiều vào công tác đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng trường sở, trang thiết bị… nên ở mức độ nào đó, hoạt động nghiên cứu

khoa học chưa được quan tâm đúng mức.

- Cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác NCKH chưa thực sự khuyến khích, động viên cán bộ, giảng viên tham gia NCKH.

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CÁN BỘ HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 58 -58 )

×