0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CÁN BỘ HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 51 -51 )

Trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 703/QĐ-HND ngày 01 tháng 11 năm 2006 của Ban Thường vụ HND Việt Nam trên cơ sở Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội trước đây.

Trụ sở chính của Trường: Phường Mai Dịch - quận Cầu Giấy - T.P Hà Nội (Km số 9, đường Hồ Tùng Mậu), trên mặt bằng diện tích 5.000 m2.

Điện thoại: (04) 37684980 Fax: (04) 37687081

Tên giao dịch quốc tế: School for Staff training and fostering of Vietnam Farmer’s Union.

- Phân hiệu 2: tại Phường Cửa Đại-thị xã Hội An-tỉnh Quảng Nam, trên mặt bằng diện tích 15.000m2

- Hiện nay Trường đang tiến hành xây dựng cơ sở thứ 3 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tiền thân của Trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam là Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội với truyền thống 10 năm xây dựng và trưởng thành. Từ khi mới thành lập trường, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, đội ngũ giáo viên còn thiếu và chủ yếu là kiêm nhiệm. Giảng viên của Trường phần lớn là chuyển từ các Ban, đơn vị của Hội sang, ít có kinh nghiệm sư phạm và chuyên môn giảng dạy còn hạn chế. Cùng với sự chuyển mình của công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt là sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, trước hết là CNH-HĐH

nông nghiệp, nông thôn, quy mô và phạm vi đào tạo, bồi dưỡng ngày một mở rộng, đội ngũ giảng viên có sự trưởng thành thêm cả về số lượng, trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm. Với lòng say mê và ý thức trách nhiệm của mình, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, lãnh đạo cùng cán bộ, giảng viên của Trường, từ thế hệ sau kế tiếp thế hệ trước đã không ngừng khắc phục mọi khó khăn để vươn lên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường có thể phân chia thành ba giai đoạn chính như sau:

* Giai đoạn từ năm 1997 đến 2003.

Đây là thời gian tìm kiếm, học hỏi mô hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội đi trước có nhiều kinh nghiệm, như: Học viện Thanh thiếu niên, Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương… Trước năm 1997, nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ Hội chủ yếu là cán bộ cấp cơ sở do Ban Tuyên huấn Trung ương Hội Nông dân VN và Ban Tổ chức Cán bộ Trung ương Hội phối hợp cùng thực hiện, mỗi năm mở một lớp bồi dưỡng ngắn hạn 3 đến 5 ngày. Năm 1997, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được thành lập (tách ra từ Ban Tổ chức Trung ương Hội), là đơn vị duy nhất của Hội Nông dân VN có chức năng tập huấn, bồi dưỡng cán bộ.

Khi mới thành lập, Trung tâm phải vượt qua nhiều khó khăn, thiếu thốn về tổ chức bộ máy, về tài liệu giảng dạy, cơ sở vật chất, tài chính… trong khi đó nhiệm vụ được giao lại rất nặng nề. Số lượng cán bộ, giảng viên của Trung tâm quá ít ỏi; cán bộ giảng dạy hầu hết là cán bộ cơ quan Trung ương Hội kiêm nhiệm; các thành viên Ban giám đốc Trung tâm đồng thời là giảng viên. Tài liệu bồi dưỡng gồm một số bài nhất định, nội dung còn sơ lược, việc biên soạn chủ yếu dựa vào những quy định về chức năng, nhiệm vụ của các ban chuyên môn Trung ương Hội, tính lý luận, tính thực tiễn rất hạn chế. Tài liệu giảng dạy và học tập của Trung tâm trong giai đoạn này chưa thể coi là giáo trình bài bản, hệ

thống. Do chưa đảm bảo tính khoa học, tính chuyên nghiệp, vì vậy sau mỗi năm sử dụng, tài liệu phải chỉnh lý, bổ sung và nâng cao. Hàng năm, Trung ương Hội phải dựa vào sự giúp đỡ của các tỉnh, thành Hội và các Trường Chính trị tỉnh, thành phố về địa điểm, điều kiện dạy và học để tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Hội.

* Giai đoạn từ năm 2004 đến tháng 11 năm 2006

Thời gian này, Trung tâm tập trung xây dựng cơ sở vật chất và biên soạn giáo trình, tài liệu song vẫn tiếp tục mở các khóa bồi dưỡng.

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Hội NDVN (tháng 11-2003), Ban Thường vụ Trung ương Hội đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư cho lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Nhiều chủ trương, biện pháp được đưa ra nhằm thúc đẩy công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phát triển lên bước mới, ổn định, đạt kết quả cao hơn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được xếp vào vị trí thích đáng trong 5 chương trình công tác lớn của Ban chấp hành Trung ương Hội nhiệm kỳ 2003-2008. Theo đó, Trung ương Hội NDVN đã chú trọng đầu tư tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Nhờ vậy, cùng với việc liên tiếp tổ chức các lớp bồi dưỡng, Trung tâm đã xây dựng được một trụ sở của Trung tâm với đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy và học tập như: khu nhà làm việc, hội trường, phòng học, thư viện, ký túc xá.

Đi đôi với việc tạo điều kiện về vật chất cho công tác giảng dạy và học tập, Trung ương Hội NDVN đã chỉ đạo và hoàn thành việc biên soạn bộ giáo trình tương đối hoàn chỉnh, gồm hai tập dùng cho cán bộ cấp tỉnh, huyện và cán bộ cơ sở Hội. Hai tập tài liệu này được hoàn thiện, nâng cao qua từng năm, về cơ bản khắc phục được tình trạng học tập thiếu giáo trình. Nhiều nội dung mới mang tính cập nhật được bổ sung, nâng cao.

* Giai đoạn từ tháng 11 năm 2006 đến nay.

Đây là giai đoạn kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ sung đội ngũ cán bộ, giảng viên; hoàn thiện chương trình, giáo trình giảng dạy; xây dựng quy chế…

Giai đoạn này mới bắt đầu nhưng là giai đoạn có những thay đổi quan trọng, đánh dấu mốc mới trên con đường phát triển: Từ Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trở thành Trường đào tạo chính quy, một cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ duy nhất cung cấp cán bộ nông vận cho các cấp Hội thuộc 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, phù hợp với yêu cầu xây dựng Hội, xu thế đổi mới và phát triển đất nước. Quyết định thành lập Trường Cán bộ HND Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển của Hội và nguyện vọng của đông đảo cán bộ, hội viên nông dân.

Sự ra đời của Trường Cán bộ Hội là bước ngoặt lớn đối với hệ thống Hội Nông dân trên cả nước. Trường ra đời nhằm đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB Hội có chất lượng tốt, đủ về số lượng, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi đường lối đẩy nhanh CNH-HĐH đất nước, mà trước mắt là thực hiện thắng lợi mục tiêu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010 do Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) đề ra. Điều này thể hiện sự quan tâm lớn của Đảng đối với Hội NDVN, một chủ trương đúng đắn và kịp thời, đã giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, lúng túng về mô hình tổ chức, phương thức hoạt động, điều kiện hoạt động của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của HND. Vì vậy, sau khi có quyết định thành lập Trường, Ban Thường vụ Trung ương HNDVN đã chỉ đạo Ban Giám hiệu nhà trường lập kế hoạch và phương án tổ chức, triển khai một số việc trước mắt, như kiện toàn bộ máy, tuyển dụng cán bộ, lập các khoa, phòng; xây dựng quy chế làm việc, quy chế đào tạo, quy chế tuyển sinh; xây dựng giáo trình, tài liệu; xây dựng đội ngũ giảng viên; mua sắm trang thiết bị… tạo điều kiện thuận lợi để sớm mở khóa đào tạo

đầu tiên đạt kết quả tốt.

Trường Cán bộ Hội NDVN được thành lập theo quyết định số 703 ngày 01/11/2006 của Ban Thường vụ Trung ương HND Việt Nam, là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ duy nhất trực thuộc Trung ương Hội NDVN, chủ yếu làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hệ thống tổ chức Hội trong cả nước, với đối tượng là cán bộ chủ chốt của Hội từ cấp huyện trở lên. Trường vừa trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng vừa là trung tâm, đầu mối phối hợp với các Trường Chính trị tỉnh, thành phố, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HND.

Trường Cán bộ Hội NDVN tuy mới thành lập nhưng đã trải qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 10 năm, với nội dung chương trình đa dạng, phong phú, khả năng kết hợp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị với chuyên môn nghiệp vụ xây dựng Hội, kết hợp giáo dục lý luận, đường lối chính sách, pháp luật với thực tiễn hoạt động của Hội và phong trào nông dân. Trường có nhiều thuận lợi trong việc quan hệ với các Học viện, Trường Đại học, Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận nên quy tụ được đội ngũ giảng viên thỉnh giảng có trình độ lý luận chính, trình độ chuyên môn sâu, được đào tạo cơ bản, có bề dày kinh nghiệm về truyền đạt kiến thức cho học viên.

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CÁN BỘ HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 51 -51 )

×