Biện pháp 4: Tạo môi trường thuận lợi và động lực để giảng viên không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng giảng dạy

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 100)

không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng giảng dạy

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa

Việc tạo môi trường thuận và động lực để ĐNGV không ngừng nỗ lực, phát huy hết khả năng, sở trường của mình nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường là yêu cầu cần thiết. Các điều kiện cần được quan tâm đó chính là môi trường làm việc ngày càng được hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của ĐNGV ngày càng được nâng cao, như người xưa nói “có thực mới vực được đạo”.

Môi trường làm việc của người giảng viên là tập hợp toàn bộ cơ sở vật chất và “không khí làm việc” liên quan đến hoạt động của từng giảng viên.

Giảng viên cũng là một con người và họ cũng có những nhu cầu tối thiểu mà A. Maxlow đã chỉ ra: họ có nhu cầu được tôn trọng, có nhu cầu được thăng tiến; được tạo điều kiện môi trường thoả đáng cho hoạt động nghề nghiệp của mình. Chỉ như vậy đội ngũ giảng viên mới cống hiến hết mình vì sự nghiệp và vì cơ sở mà mình là một thành viên. Với ý nghĩa nêu trên biện pháp này đóng vai trò quan trọng trong công tác phát triển đội ngũ giảng viên của bất cứ cơ sở đào tạo nào

Khi có môi trường làm việc thuận lợi sẽ tạo động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng sáng tạo, nhiệt tình trách nhiệm của mỗi giảng viên và toàn thể đội ngũ. Động lực ấy được kết hợp hài hòa giữa lợi ích vật chất và tinh thần. Trong quá trình quản lý, sử dụng ĐNGV nếu chỉ đề cao tinh thần trách nhiệm mà không chú ý đúng mức đến quyền lợi của họ thì sẽ dẫn đến hiện tượng đối phó, không tận tâm, tận lực, bệnh hình thức và nhiều biểu hiện tiêu cực khác, từ đó làm giảm chất lượng và hiệu quả công việc. Trong một tập thể có sự đoàn kết nhất trí cao, toàn tâm, toàn ý với công việc khi mọi thành viên có được niềm tin vào công việc họ đang làm và có được chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần do tập thể đem lại.

Việc tạo môi trường làm việc thuận lợi tức là nhà trường phải có chế độ, chính sách khoa học, đúng đắn, hợp lý sẽ làm cho ĐNGV đoàn kết, thống nhất hành động từ đó xây dựng được văn hóa tổ chức, xây dựng được nhà trường biết học hỏi. Khi có môi trường làm việc thuận lợi sẽ không xảy ra hiện tượng triệt tiêu động lực, cản trở sự phát triển, tâm trạng chán nản, bất mãn, mất đoàn kết trong ĐNGV. Vì vậy, việc xây dựng hoàn thiện và đổi mới môi trường làm việc, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng, công bằng đối với ĐNGV là động lực, quy luật trong quá trình nâng cao chất lượng, phát triển ĐNGV.

* Nội dung:

- Tiếp tục xây dựng môi trương sư phạm lành mạnh, xây dựng truyền thống tốt đẹp của tập thể sư phạm; tạo bầu không khí công khai, dân chủ, luôn ủng hộ cái tốt, cái tích cực; mọi người đều có vị trí làm việc theo đúng trình độ và khả năng của mình; nhiệm vụ của các thành viên được phân công rõ ràng, lãnh đạo là người gương mẫu, có uy tín về mọi mặt.

- Tổ chức, bố trí lao động của đội ngũ CBGV một cách khoa học bằng các biện pháp công khai hoá, dân chủ hoá trong việc phân công giảng dạy và NCKH. Mọi kế hoạch giảng dạy, NCKH của khoa, phòng trong một học kỳ hay từng năm học phải luôn được công khai hoá; đồng thời phân công giảng dạy phải đảm bảo công bằng và chuẩn mực, đúng người, đúng việc. Nếu phân công để bồi dưỡng cho đội ngũ GV kế cận hoặc chuyển đổi chuyên môn, thì phải có sự chuẩn bị đào tạo, bồi dưỡng trước khi giao việc.

- Đảm bảo tốt các quyền lợi của giảng viên như tiền lương, phụ cấp, chế độ thanh toán thừa giờ, khen thưởng giảng viên giỏi hoặc trúng tuyển các kỳ thi sau đại học. Chế độ tiền lương, các phụ cấp khác và tính thừa giờ cho ĐNGV phải bảo đảm công bằng, không theo kiểu cào bằng, bình quân chủ nghĩa, làm sao cho vừa phản ánh bản chất xã hội, phản đúng mục đích lao động của giảng viên, đồng thời phản ánh được thái độ, năng lực thực tế, mức độ đóng góp của giảng viên đối với hoạt động giáo dục của trường.

- Trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc, cơ sở vật chất, tài liệu cho các hoạt động giảng dạy, NCKH của ĐNGV.

- Nhà trường cần tạo ra nhiều điều kiện hoạt động nhằm nâng cao thu nhập thường xuyên cho ĐNGV, kịp thời giúp đỡ, động viên các giảng viên có hoàn cảnh khó khăn. Duy trì thường xuyên các hoạt động lành mạnh nâng cao đời sống tinh thần cho ĐNGV, như trang bị các phương tiện vui chơi, giải trí, các

điều kiện sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Cần đầu tư nguồn tài chính thích đáng cho các hoạt động tham quan học tập, ngoại khoá của đội ngũ CBGD. Tạo cơ hội cho CBGD có điều kiện tham khảo, khai thác thông tin phục vụ cho công tác chuyên môn và các hiểu biết khác.

- Cần công khai dân chủ quyền lợi và nghĩa vụ của một người giảng viên và những yêu cầu xác đáng đối với họ, đồng thời tạo điều kiện môi trường cho họ tham gia ý kiến và tự đánh giá hoạt động của mình và giải quyết kịp thời những kiến nghị chính đáng của ĐNGV, giúp họ thoải mái về tinh thần, tin tưởng vào nhà trường, yên tâm phấn khởi, hoàn thành nhiệm vụ. Phấn đấu để nhà trường trở thành “điểm đến”, “nơi hội tụ” của các tài năng.

- Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng theo hướng kết hợp hài hòa giữa yếu tố vật chất và tinh thần; tạo động lực thi đua, phấn đấu trong ĐNGV. Khen thưởng phải có các tiêu chí cụ thể, khen thưởng phải đúng người, đúng việc; tránh việc khen thưởng tràn lan hoặc chỉ tập trung vào một số giảng viên đầu đàn sẽ tạo sự nhàm chán tiêu cực trong ĐNGV. Đồng thời, có biện pháp ngăn ngừa, xử lý nghiêm đối với giảng viên vi phạm khuyết điểm, sai lầm.

- Cần chú trọng thích đáng công tác đào tạo lại, bồi dưỡng cho ĐNGV để họ có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao vai trò của một người giảng viên trong bối cảnh đang thay đổi và hội nhập

* Phương thức thực hiện

- Phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường về quan điểm, định hướng để tạo ra điều kiện và môi trường thuận lợi cho mọi hoạt động của ĐNGV.

- Nhà trường tiếp tục phát huy, tận dụng triệt để cơ sở vật chất của trường để tạo nguồn thu, bằng cách mở rộng quan hệ liên doanh, liên kết với các trường đại học, học viện khác, với các viện nghiên cứu và các cơ sở kinh doanh,…

- Thực hiện tốt chế độ tự chủ về tài chính trong việc khai thác tốt nguồn thu sự nghiệp để đầu tư cơ sở vật chất, quan tâm thỏa đáng đến các phúc lợi tập thể.

- Nhà trường phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo phát huy tối đa, có hiệu quả mọi nguồn lực, mọi thành viên và các đơn vị trong trường phải thực hiện nghiêm túc các nội dung mà quy chế đề ra.

- Cải tiến công tác thi đua khen thưởng: Phải xây dựng tiêu chí thi đua khen thưởng rõ ràng, công khai. Tổ chức đánh giá, công nhận danh hiệu một cách công bằng. Công bằng giữa các GV trong từng khoa, tổ bộ môn, giữa cán bộ công nhân viên với GV, giữa các khoa, phòng ban trong toàn trường

- Cải thiện đời sống, nâng cao mức thu nhập cho đội ngũ cán bộ giáo dục bằng các biện pháp tạo điều kiện để GV vừa thực hiện nhiệm vụ đào tạo, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ NCKH và phục vụ. Có cơ chế hợp lý để đảm bảo cán bộ khoa học và công nghệ có thu nhập tương xứng với kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ,… cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò người đại diện và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho cán bộ viên chức nói chung và ĐNGV nói riêng, chủ động tham mưu, đề xuất và giám sát việc thưc hiện chế độ chính sách đối với CBGV, tổ chức các phong trào, hoạt động văn thể lành mạnh, thiết thực.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng đầy đủ, chính xác trước khi xây dựng, hoạch định chính sách đối với đội ngũ giảng viên. Đặc biệt cần thăm dò thái độ, nguyện vọng chính đáng của đội ngũ giảng viên. Trong quá trình thực hiện vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vừa tiếp tục hoàn thiện chính sách. Cần tiến hành đồng bộ tất cả các khâu; từ chính sách đào tạo, bồi dưỡng; đến lựa chọn, bố trí, sử dụng, quản lý đội ngũ giảng viên và chính sách đảm bảo lợi ích vật chất, động viên tinh thần cho đội ngũ giảng viên.

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 100)