Biện pháp 5: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá ĐNG

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 105)

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa

Đây là khâu quan trọng của chu trình quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo. Kiểm tra đánh giá là kết thúc thực hiện kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, chỉ đạo. Kiểm tra, đánh giá nhằm phát hiện kịp thời những mặt được, chưa được của ĐNGV trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình trong từng học kỳ, từng năm học, để từ đó rút ra kinh nghiệm, xác định được nguyên nhân, những biện pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém cho học kỳ sau hoặc năm học tiếp theo. Đồng thời, kiểm tra, đánh giá cũng giúp cho lãnh đạo trong việc khẳng định tính đúng đắn của kế hoạch hoặc có sai sót cũng kịp thời chỉnh sửa, bổ sung.

Việc kiểm tra, đánh ĐNGV cần phải khách quan, công khai, dân chủ, công bằng… để giảng viên thấy được ưu điểm để phát huy hoặc những điểm còn hạn chế để nỗ lực hơn trong hoạt động giảng dạy. Nếu đánh giá không khách quan, công bằng sẽ ảnh hưởng đến nhiệt tình, ý thức vươn lên của ĐNGV, tạo cho họ mất tin tưởng vào nhà trường, thậm chí mất tin tưởng vào chính bản thân họ và các hoạt động của nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung, phương thức thực hiện * Nội dung:

Việc kiểm tra, đánh giá ĐNGV phải dựa trên cơ sở của việc thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản của người giảng viên:

- Giảng dạy:

Giảng dạy là nhiệm vụ quan trọng nhất đối với ĐNGV, nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình nhận thức, tư duy của người học. Người giảng viên sẽ thông qua các phương tiện, phương pháp để truyền đạt kiến thức giúp sinh viên lĩnh hội và làm chủ kiến thức, kỹ năng về một môn học, ngành học nào đó. Để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giảng viên phải dựa vào 2 yếu tố cơ bản:

+ Trình độ chuyên môn:

Sự hiểu rõ và nắm vững kiến thức về môn học, ngành học, từ đó có thể giúp sinh viên hiểu và nắm vững những nguyên tức chung nhất về môn học, ngành học đó; cung cấp cho sinh viên về tổng quan môn học; có đủ kiến thức về môn học và các phân môn có liên quan để có thể trả lời các câu hỏi của người học hay giúp họ tìm kiếm các thông tin cần thiết. Tâm huyết với nghề thể hiện trong giảng dạy, giúp đỡ người học có những phương pháp học khác nhau để làm chủ tri thức.

+ Trình độ sư phạm:

Có hiểu biết và biết lựa chọn những cách thức phù hợp để giúp người học có những phong cách học tập say mê, sáng tạo.

Thiết kế chương trình giảng dạy hoặc kế hoạch thực hiện công việc theo hướng đề ra với tài liệu hoặc đề cương giảng dạy được chuẩn bị công phu.

Sử dụng tốt và làm chủ các phương pháp giảng dạy tương tác và sử dụng thành thạo công nghệ tin học.

Giảng viên là người khơi nguồn sáng tạo và bồi dưỡng tính sáng tạo cho người học; biết hướng dẫn người học tự học, tự nghiên cứu.

Tổ chức điều khiển lớp học, giờ học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học: trong giờ học biết đặt câu hỏi lý thú và động não, thu hút được sự tham gia của người học; liên tục theo dõi sự tiến bộ của người học nhằm đặt mục tiêu học tập thông qua thảo luận trên lớp, bài tập về nhà và các hình thức kiểm tra, thi khác.

Có kiến thức đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học để đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của người học để khẳng định được chất lượng sản phẩm đào tạo của mình.

Nghiên cứu khoa học là nhiệm bắt buộc đối với giảng viên, vừa là hình thức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên. Để kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của ĐNGV, có thể thông qua các hoạt động sau:

+ Tham gia các công trình nghiên cứu khoa học ở các cấp, như: Thực hiện đề tài NCKH, viết đề cương bài giảng môn học, ngành học, viết bài cho nguyệt san nghiên cứu của trường, viết báo cáo khoa học, báo cáo tại các hội nghị khoa học, viết đề án, dự án các loại…

+ Tham gia hướng dẫn học viên viết tiểu luận, luận văn, báo cáo khoa học…

Khi kiểm tra đánh giá về hoạt động NCKH của ĐNGV cần quan tâm: + Khả năng xác định vấn đề

+ Khả năng thiết kế kế hoạch nghiên cứu hiệu quả + Khả năng quản lý nghiên cứu

+ Kỹ năng viết báo cáo nghiên cứu

- Phục vụ cộng đồng, xã hội

Hoạt động phục vụ cộng đồng, xã hội của ĐNGV thể hiện: + Tiến hành các nghiên cứu ứng dụng theo hợp đồng

+ Hợp tác với các trường bạn, các tổ chức kinh tế xã hội trong hoạt động chuyên môn

+ Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác nhằm phục vụ cho lợi ích cộng đồng.

- Thực hiện trách nhiệm và bổn phận của công dân đối với cộng đồng, xã hội như: tham gia các hội nghề nghiệp, cung cấp các dịch vụ chuyên môn miễn phí, tham gia các hoạt động tình nguyện, từ thiện trong lĩnh vực chuyên môn.

Khi thực hiện các hoạt động phục vụ cộng đồng, xã hội của ĐNGV cần đánh giá: Khả năng nhận biết nhu cầu của cộng đồng bên trong (nhà trường, sinh viên…), bên ngoài (các đối tác); kỹ năng giải quyết các vấn đề đặt ra từ cuộc sống và thực tiễn.

* Phương thức thực hiện:

- Kiểm tra đánh giá thường xuyên: được tổ chức định kỳ hàng năm, hàng kỳ được thực hiện đối với tất cả ĐNGV trong toàn trường.

- Kiểm tra không thường xuyên: thực hiện đối với những GV cần theo dõi, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá ĐNGV thông qua phiếu hỏi, phiếu điều tra thăm dò hoặc trao đổi trực tiếp với các giảng viên từng bộ môn, các học viên học tập tại trường.

- Xây dựng thang điểm chi tiết để định lượng các nội dung kiểm tra, đánh giá, xác định phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với thực tiễn ĐNGV.

3.3. Tổ chức thực hiện và kiểm chứng tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp phát triển ĐNGV trƣờng Cán bộ Hội NDVN

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 105)