Quan điểm của UNESCO

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 32)

Theo tổng kết của hội nghị giáo dục UNESCO, hoạt động giáo dục và dạy học của người thầy giáo đã có sự thay đổi theo xu hướng sau:

Đảm nhận nhiều chức năng khác hơn so với trước, có trách nhiệm nặng hơn trong công việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục.

Chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của học sinh; sử dụng tối đa nguồn tri thức trong xã hội;

Coi trọng hơn việc cá biệt hóa trong dạy học, thay đổi tính chất trong quan hệ thầy trò;

Yêu cầu sử dụng rộng rãi hơn phương tiện dạy học hiện đại do đó có nhu cầu trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết;

Yêu cầu chặt chẽ hơn mối quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống;

Yêu cầu người thầy tham gia rộng rãi hơn các hoạt động trong và ngoài nhà trường;

Giảm bớt và từng bước thay đổi kiểu uy tín truyền thống trong quan hệ với học sinh, nhất là học sinh đã trưởng thành.

Trên cơ sở những thay đổi đó, UNESCO cũng nhấn mạnh: “Thầy giáo phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục nhiều hơn là những chuyên gia truyền thụ kiến thức”. Đồng thời UNESCO cũng xác định các vai trò và năng lực của nhà giáo trong nền giáo dục hiện đại gồm:

Vai trò:

- Là người phát triển cộng đồng - Là người điều tra, nghiên cứu - Là người thúc đẩy học tập

- Là người triển khai các chương trình giảng dạy - Là người đánh giá

- Là người học

- Là người giới thiệu công nghệ

Để làm tốt các vai trò đó, đòi hỏi nhà giáo phải có các năng lực sau:

- Hiểu rõ đặc trưng kinh tế-xã hội văn hóa của cộng đồng trong quá trình phát triển.

- Tìm hiểu các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong cộng đồng. Thu thập thông tin và phân tích các sự việc và vấn đề giải quyết.

- Tạo các tình huống hoạt động có hiệu quả và hiệu suất. Đặt kế hoạch và tổ chức các hoạt động ngoài nhà trường. Xác định các chủ đề và hoạt động thích hợp; xây dựng các biểu đồ và đồ dùng dạy học có hiệu quả.

- Diễn đạt mục đích, mục tiêu và lý do của các tài liệu giảng dạy. Đánh giá, nhận xét có phê phán tài liệu giảng dạy và liên hệ với tình hình thực tiễn; biết phân tích và sửa đổi khi cần thiết.

- Thu thập và học tập cách trình bày thông tin thích hợp cho học sinh và cộng đồng. Sử dụng các nguồn tài liệu có thể được, duy trì học tập suốt đời.

- Chỉ định, phân tích các kỹ năng đánh giá, xác định các hành vi mong muốn.

- Giúp đỡ cộng đồng nhận thức và am hiểu các công nghệ mới. Giới thiệu chúng với học sinh và cộng đồng. Xây dựng các tài liệu kỹ thuật công nghệ, liên hệ với các cơ sở kỹ thuật và công nghệ ở địa phương.

Những thay đổi về vai trò và năng lực của nhà giáo, đòi hỏi phát triển toàn đội điện đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, đặc biệt là công tác phát triển giảng viên làm thế nào để có hiệu quả trong sử dụng và phát triển nhà trường.

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)