0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Khái quát về Hội Nông dân Việt Nam

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CÁN BỘ HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 47 -47 )

Hội Nông dân Việt Nam là một tổ chức chính trị-xã hội, được thành lập ngày 14-10-1930, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, là thành viên quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hội tổ chức bộ máy theo hệ thống 4 cấp ở 63 tỉnh, thành phố; 636 huyện, thị xã; 10.223 cơ sở xã, phường, thị trấn với gần 10 triệu hội viên.

HND Việt Nam có chức năng:

- Vận động, giáo dục hội viên nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt.

- Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước, cụ thể:

+ Tham gia xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

+ Tổ chức tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật.

+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật + Lựa chọn, giới thiệu những cán bộ, hội viên có đủ tiêu chuẩn để Đảng xem xét, kết nạp vào Đảng, tham gia cơ quan Nhà nước; đóng góp ý kiến phê bình cán bộ, đảng viên.

- Chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nông dân để kịp thời phản ánh, kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước để đề ra những chủ trương, chính sách và các biện pháp giải quyết những bức xúc, vướng mắc trong sản xuất và đời sống nông dân.

Trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, HND Việt Nam có 5 nhiệm vụ cơ bản:

- Tuyên truyền, giáo dục cán bộ hội viên nông dân hiểu biết đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết, Chỉ thị của Hội; khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực tự cường, lao động sáng tạo của nông dân trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước. Tổ chức học tập nâng cao trình độ khoa học-kỹ thuật và nghề nghiệp trong sản xuất kinh doanh cho hội viên, nông dân và nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ Hội các cấp.

- Vận động, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình nông dân văn hóa; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân. Các cấp Hội là thành viên tích cực tham gia hoạch định và thực hiện các chính sách, pháp luật, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước ở nông thôn; tham gia xây dựng kinh tế hợp tác, hợp tác xã, tổ chức các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông

dân và vận động nông dân thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.

- Tham gia xây dựng Đảng và chính quyền trong sách, vững mạnh; tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn; tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế ở cơ sở, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Tăng cường công tác hòa giải, gạt bỏ những định kiến, mâu thuẫn, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ và các tệ nạn xã hội.

- Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng trên tinh thần hữu nghị, hợp tác, bình đẳng cùng phát triển với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ thuộc các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Trong gần 80 năm hoạt động, HND Việt Nam trải qua nhiều thời kỳ phát triển cùng với sự phát triển của cách mạng nước ta. Hội có nhiều tên gọi khác nhau, như: Nông hội đỏ, HND phản đế, Hội Tương tế ái hữu, HND cứu quốc và ở miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước có HND giải phóng. Mặc dù do điều kiện và hoàn cảnh lịch sử, tên gọi của Hội trong các thời kỳ cách mạng có khác nhau. Nhưng tổ chức Hội từ Trung ương đến cơ sở đã tập hợp, động viên đông đảo nông dân dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, đấu tranh vì độc lập dân tộc và CNXH, hăng hái tham gia các phong trào cách mạng, hưởng ứng và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp

phần quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống phong kiến, đế quốc xâm lược và xây dựng đất nước.

Trong sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, HND và GCND Việt Nam đã có những đóng góp tích cực, quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, làm nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp. GCND Việt Nam xứng đáng là lực lượng đi đầu trong công cuộc đổi mới, góp phần quyết định sự bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tạo ra số lượng lớn về lương thực xuất khẩu, đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Cống hiến đó của GCND, trong đó có vai trò không nhỏ của HND Việt Nam đã góp phần rất quan trọng đưa nước ta qua khủng hoảng toàn diện trong những thập niên tám mươi của thế kỷ trước, tiếp tục đổi mới đạt được những thành tựu to lớn.

Từ khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, HND Việt Nam tích cực thể hiện và phát huy vai trò trung tâm, nòng cốt của mình trong các phong trào cách mạng của GCND với các hoạt động rất đa dạng, phong phú, đem lại kết quả thiết thực như: trợ giúp nông dân trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo và làm giàu. Hội đã tổ chức nhiều loại hình hoạt động thiết thực như: mạng lưới khuyến nông, lâm, ngư nghiệp; phối hợp với các ngân hàng và tổ chức tín dụng cho nông dân vay vốn; liên kết với các doanh nghiệp và các nhà khoa học cùng “xuống đồng” hỗ trợ nông dân về vật tư, cây, con giống, về chế biến tiêu thụ nông sản… Đặc biệt, phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi do HND Việt Nam phát động đã cuốn hút hàng triệu hộ nông dân tham gia, không chỉ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp nước ta mà phong trào còn mang đậm tính nhân văn với nội dung đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, người giàu giúp người nghèo, đã khơi sáng thêm tình làng, nghĩa xóm và đạo lý “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta. HND các cấp còn tham gia

xây dựng đời sống văn hóa và giải quyết khiếu nại, tố cao của nông dân, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn.

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CÁN BỘ HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 47 -47 )

×